Ngụy biện Viện dẫn điều bất khả tri (Ad Ignorantian)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí) (Trang 56)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.3. Ngụy biện Viện dẫn điều bất khả tri (Ad Ignorantian)

2.3.1. V ngy bin Vin dn điu bt kh tri – hay còn gi là gánh bng chng (Burden of proof) bng chng (Burden of proof)

Gánh nặng bằng chứng là một lỗi lập luận trong đó sức ép tìm kiếm bằng chứng được đặt sai chỗ vào một bên. Một phiên bản khác của lỗi này

xuất hiện khi việc bên A thiếu bằng chứng lại được coi là bằng chứng cho bên B trong các trường hợp gánh nặng bằng chứng quả thật rơi vào bên B. Tên chung để gọi loại lỗi này là Viện đến Điều mình không biết. Loại lập luận này, một cách điển hình, có dạng thức sau:

1. Bên A đưa ra phát biểu X và sức ép tìm bằng chứng quả thật rơi vào bên B.

2. Bên B tuyên bố X sai là vì không có bằng chứng nào cho X cả.

Trong nhiều trường hợp, một bên bị gánh nặng bằng chứng rơi vào mình. Bên này buộc phải cung cấp bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình. Phát biểu của bên kia – bên không chịu sức ép phải tìm bằng chứng – được cho là đúng trừ phi chứng minh được điều ngược lại. Cái khó trong những trường hợp như thế là phải xác định bên nào, nếu có, chịu sức ép tìm bằng chứng. Trong rất nhiều trường hợp, giải quyết vấn đề này có thể là chất liệu cho một cuộc tranh cãi đáng kể nữa. Ví dụ, theo luật Mỹ, một người được cho là vô tội trừ phi bị chứng tỏ là có tội (do đó gánh nặng bằng chứng rơi vào bên công tố). Ở một ví dụ khác, trong tranh luận, gánh nặng bằng chứng được đặt vào bên ra tuyên bố có tính khẳng định. Một ví dụ nữa, trong nhiều trường hợp, gánh nặng bằng chứng rơi vào những người phát biểu rằng cái gì đó tồn tại (ví dụ Bigfoot (quái vật bàn chân to), các thế lực tâm linh, vũ trụ, và dữ liệu của giác quan).

Để giải quyết vấn đề trên, Walton chỉ ra rằng cần phải phân biệt giữa việc khó khăn đưa ra bằng chứng (difficulty of proof) với việc xác chứng rằng không thể có bằng chứng (confirmation of disproof). Nếu lập luận dựa vào việc khó khăn đưa ra bằng chứng như là một chiến thuật xảo biện, thì đó là một luận cứ ngụy biện dựa vào điều bất khà tri. Điển hình của loại ngụy biện

này là ta thường thấy các công ty thuốc lá luôn dựa vào việc chưa tìm thấy bằng chứng chắc chắn nào của mối liên hệ trực tiếp giữa ung thư phổi và việc hút thuốc lá; vì thế không thể kết luận rằng hút thuốc là nhiều gây ra ung thư phổi. Nếu việc lập luận dựa vào việc xác chứng rằng không thể có bằng chứng, thì đó là một luận cứ dựa vào điều bất khà tri. Điển hình của loại luận cứ này là các luận cứ của luật sư dùng để bảo vệ thân chủ tại tòa. Anh ta phải tìm cách phủ định các bằng chứng mà tòa đưa ra, từ đó xác chứng với tòa rằng không có bất kì bằng chứng nào chỉ ra thân chủ của anh ta phạm tội.

Vì thế, Walton cho rẳng mô hình của ngụy biện viện dẫn điều bất khả tri có dạng:

1. A không được phỏng định là đúng (sai) 2. Vì thế, A được phỏng định là sai (đúng)

Áp dụng mô hình này vào luận cứ trong dạng đối thoại, Walton đưa ý tưởng rằng trong đối thoại, trách nhiệm đưa ra bằng chứng có thể được chuyển giao giữa hai phe đối thoại, và ở mỗi chặng (stage) đối thoại, thì gánh nặng đối thoại có thể rơi vào một bên. Vì thế để xác định loại ngụy biện này, chúng ta cần phải biết đối thoại đang ở chặng nào và trong chặng đó thì phe nào đang phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng. Ngụy biện viện tới điều bất khả tri sẽ xảy ra trong một chặng đối thoại, khi một phe chuyển gánh nặng bằng chứng cho phe kia, nhưng thực ra phe đó phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng. Walton đã chứng minh ý tưởng này bằng việc khảo sát các lượt đối thoại tại tòa án. Qua đó, ta thấy được vai trò của lý thuyết dụng hành trong việc giải quyết các điểm hạn chế của lí thuyết ngụy biện truyền thống.

2.3.2. Lun c và ng cnh ca lun c

Chúng ta xem xét luận cứ (L3) sau

(L3) “Vì sao mà Lý Công Un li mc triu phc như ht vua phương Bc? Cái thc mc này đã tng được nêu lên khi tượng đài đức Lý Thái T

dng bên b h Hoàn Kiếm cách nay đã 5 năm. Nếu coi đó là biu hin không đề cao tinh thn dân tc thì hãy đặt câu hi cho chính người đặt ra câu hi rng h mc gì, đông đảo người dân và các quan chc cao cp nht lúc y ăn mc ra sao?”.17

Ngữ cảnh của luận cứ là: khi bộ phim “Lí Công Uẩn - Đường tới Thăng Long” được công chúng, có rất nhiều ý kiến cho rằng bộ phim này nói về một giai đoạn lịch sử Việt Nam, nhưng tất cả thiết kế bối cảnh trang phục lại giống hệt như một bộ phim cổ trang Trung Quốc, đặc biệt là y phục của nhân vật chính – vua Lí Công Uẩn. Những người phản đối cho rằng điều này không phản ánh đúng lịch sử, cũng như không thể hiện được tinh thần dân tộc, bản sắc dân tộc Việt Nam qua một bộ phim lịch sử quan trọng được trình chiếu nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long. Ông Dương Trung Quốc, một chuyên gia về lịch sử đã đưa ra một số luận cứ nhằm phản bác lại ý kiến trên. Và luận cứ (L3) là một trong sốđó.

2.3.3. Phân tích mi quan h gia ngy bin và mch lc trong (L3)

Qua phân tích ngữ cảnh trên, ta thấy (L3) nằm trong một đối thoại thảo luận phê phán: trong đó một phe phản đối ý kiến của phe kia. Cụ thể ở đây là hai phe: một phe cho rằng trang phục kiểu Trung Quốc của nhân vật đóng vai Lí Công Uẩn là không mang tinh thần dân tộc Việt Nam; và phe phản đối lại quan điểm đó – ông Dương Trung Quốc, người phát biểu (L3).

Việc phản đối được thực hiện như sau: ông Dương Trung Quốc đặt lại câu hỏi với những người đưa ra ý kiến phản đối rằng họ đang mặc gì, và những người sống vào thời đó (thời vua Lí Công Uẩn) ăn mặc ra sao. Việc đặt

17 Toàn bài truy cập tại: http://laodong.com.vn/san-khau-dien-anh/hay-bat-dau-bang-viec-chan-mot-dan- ngua-13098.bld

lại câu hỏi này phỏng định rằng nếu phe kia không trả lời được thì sẽ kết luận được rằng thời đó mọi người ăn mặc theo kiểu Trung Quốc.

Cách đặt câu hỏi trên làm ta thấy nổi lên các vấn đề của ngụy biện viện đến điều bất khả tri. Đầu tiên là luận cứ này dựa trên việc phỏng định rằng vua quan thời Lí Công Uẩn mặc quần áo giống Trung Quốc chưa thể bị chứng minh là sai – do những người chỉ trích không trả lời được câu hỏi mà ông Dương Trung Quốc đặt lại với họ rằng vua quan thời đó ăn mặc thế nào [nếu không mặc giống vua quan Trung Hoa]. Vì thế, ông Quốc [ngầm] kết luận rằng thời đó vua quan đã ăn mặc như người Trung Quốc. Nhưng vấn đề là ông Dương Trung Quốc, với tư cách phản biện lại những người chỉ trích, phải có nhiệm vụ đưa ra các phản – bằng chứng chứ không phải yêu cầu phe kia đưa ra bằng chứng. Ở đây đã có một sự chuyển gánh nặng bằng chứng. Chính vì gánh nặng bằng chứng bị chuyển một cách bất hợp lí mà kết luận đã không có hiệu lực. Chúng ta có thể tái lập lại đối thoại và việc chuyển bằng chứng như sau:

Chặng 1 (stage 1) – chặng mở đầu: Một số người người chỉ trích rằng trong bộ phim “Đường tới Thăng Long”, y phục của vua Lí Công Uẩn có nhiều tình tiết giống y phục Trung Quốc, việc này không thể hiện tinh thần dân tộc – phe chỉ trích phải chịu trách nhiệm đưa ra bằng chứng – họ đã đưa ra bằng chứng về các chi tiết của bộ y phục trong phim có giống y phục Trung Hoa.

Chặng 2 (stage 2) – chặng chuyển: Ông Dương Trung Quốc phản bác lại ý kiến của phe chỉ trích bằng việc đặt câu hỏi cho phe chỉ trích rằng thời đó vua quan ăn mặc như thế nào – ông Dương Trung Quc phi chu trách nhim

đưa ra bng chng – ông Quc đã không đưa ra bng chng; ông chuyển việc đưa ra bằng chứng cho phe chỉ trích (bằng việc đặt câu hỏi).

Chặng 3 (stage 3) – chặng đóng: Ông Quốc [ngầm] kết luận: vua quan thời đó ăn mặc giống Trung Quốc – do đó không thể chỉ trích bộ phim.

Chúng ta thấy ở chặng 2 là một chiến thuật xảo biện với việc cố tình dịch chuyển gánh nặng bằng chứng bằng việc đặt câu hỏi. Ông Quốc là một chuyên gia nghiên cứu lịch sử, vì thế ông có phải có trách nhiệm về mặt chuyên môn lịch sử trong việc giải quyết một vấn đề mang tính lịch sử. Nhưng trong (L3) ông đã cố tình yêu cầu khán giả - những người không có chuyên môn về lịch sử - phải trả lời một câu hỏi về lịch sử. Việc này nhằm tạo lợi thế cho ông Quốc trong việc tạo ra sự bất khả tri (không thể trả lời câu hỏi), tiếp đó tạo lợi thế để ông đưa ra kết luận. Vì thế hội thoại thảo luận phê phán này đã không đạt được mục đích do chặng 2 có chiến thuật xảo biện. Do đó, (L3) là một luận cứ ngụy biện viện đến điều bất khả tri.

(Ngoài ra trong (L3) có ngụy biện tấn công cá nhân, khi ông Quốc đặt câu hỏi rằng “họ [những người chỉ trích] đang mặc gì”. Việc người chỉ trích đang mặc gì hoàn toàn không liên quan đến luận cứ của họ, và việc đặt câu hỏi này ngầm đưa ra thông điệp rằng những người chỉ trích cũng đang mặc y phục của Trung Quốc, vì thế họ không có quyền đưa ra luận cứ chỉ trích việc ăn mặc giống y phục Trung Quốc của Lí Thái Tổ trong phim.)

Quay lại với mạch lạc ở (L3). (L3) gồm 3 câu18, trong đó câu 1 đặt ra vấn đề “Vì sao mà Lý Công Un li mc triu phc như ht vua phương Bc?“, câu 3 nhằm trả lời vấn đề, câu hỏi được đặt ra ở đây là một câu hỏi không chính danh, nhằm ngầm đưa ra kết luận rằng vua Lí Công Uẩn trong lịch sử đã mặc triều phục giống hết vua Phương Bắc. Như vậy trong (L3), mạch lạc được thể hiện qua việc duy trì chủđề. Người đọc phải điền thêm giả

18

định bắc cầu (G3) “Phe chỉ trích khó có khả năng trả lời câu hỏi về việc Lí Công Uẩn có mặc triều phục như thế nào”, và (G3’) “Vì (G3) nên ông Quốc kết luận rằng vua quan thời Lí ăn mặc giống Trung Hoa thời đó.”

Nhưng như đã phân tích ở trên, (G3) khó có thể xảy ra do phe chỉ trích không có trách nhiệm phải đưa ra bằng chứng trong chặng 2 của ông Quốc. Vì thế, giảđịnh bắc cầu (G3) khó có thể xảy ra, và (G3’) cũng khó xảy ra do (G3) khó xảy ra. Người đọc sẽ khó mà quyết định thêm (G3) và (G3’) vào (L3) như một phần của một luận cứ mang tính logic hay một phần của hội thoại thảo luận phê phán. Chính vì sự gây khó khăn cho việc thêm giả định bắc cầu này, mà ta có thể khẳng định rằng các câu trong (L3) không mạch lạc.

2.3.4. Mi quan h gia ngy bin và mch lc trong lun c Ad Ignorantian Ignorantian

Qua phân tích (L3), ta thấy một luận cứ có dạng: 1. A không được phỏng định là đúng (sai)

2. Giả định bắc cầu (g) việc phỏng định dựa trên việc xác minh có tồn tại bằng chứng hay không

3. Vì thế, A được phỏng định là sai (đúng)

Sẽ là mạch lạc nếu như gánh nặng bằng chứng được đặt đúng vào một phe trong chặng đối thoại, nhờ đó người đọc dễ dàng điền thêm giả định bắc cầu (g) vào luận cứ.

Luận cứ sẽ là ngụy biện viện dẫn đến điều bất khả tri trong trường hợp gánh nặng bằng chứng bị dịch chuyển sang phe không có nhiệm vụ phải đưa ra bằng chứng trong chặng đối thoại đó; từ đó dẫn đến việc khó xảy ra giả định bắc cầu (g) trong quá trình luận suy của người đọc; vì thế các câu trong luận cứ đó không mạch lạc.

Tóm lại, một luận cứ ngụy biện “viện dẫn đến điều bất khả tri” chứa các câu không mạch lạc.

2.4. Ngy bin vin dn lòng thương cm (ad misericordiam) 2.4.1. V ngy bin vin dn lòng thương cm

Kêu gọi Lòng thương cảm là lỗi lập luận trong đó một người dùng một phát biểu nhằm gây lòng thương cảm để thay cho bằng chứng trong một luận cứ. Hình thức “lập luận” như sau:

1. P được nêu ra, nhằm mục đích gây lòng thương cảm. 2. Do đó phát biểu C (có liên quan đến P) đúng.

Lối lập luận này sai logic, bởi lòng thương cảm không phải là bằng chứng bổ trợ cho một ý kiến. Ví dụ như (l4) “Anh phi chp nhn là 1 + 1 = 46. Dù thế nào thì tôi cũng đang sp chết đây…”. Mặc dù anh có thể thương tôi vì tôi đang sắp chết, nhưng điều đó hầu như không thể làm cho luận điểm của tôi đúng được.

Cần lưu ý rằng có những trường hợp trong đó các phát biểu thật sự là bằng chứng đồng thời cũng gây lòng thương cảm. Ví dụ như:

(l4’) Giáo sư: "Em trượt k thi gia k ri".

A: "Em biết. Em nghĩ cô nên cho em thi li từ đầu". Giáo sư: "Vì sao?".

A: "Em b xe tông phi trên đường đi thi. Em đã b gãy chân, phi đi cp cu. Cho nên em nghĩ em đủ tư cách thi li".

Rõ ràng (l4’)19 không phải là ngụy biện do việc bị tai nạn là một bằng chứng hợp lí cho việc được thi lại.

2.4.2. Lun c và ng cnh ca lun c

Chúng ta cùng xem xét (L4):

(L4) Hình nh mt đại gia đi ô tô khoái trá vãi ko xung đường cho tr em nghèo Hà Giang, đã làm dư lun phn n. Nhưng sau khi phn n, họđau

đớn: Chiếc ko nh nhoi mà con nhà giàu có th dùng để ném nhau, li tr

thành nhng ba đại tic ca biết bao tr em nghèo min núi. Nhng em bé này có nut nước miếng khi nhìn thy đĩa bánh xèo b vt vào thùng rác? 20

Ngữ cảnh của luận cứ (L4) là: trong cuộc thi Vua đầu bếp Việt Nam, ông Luke Nguyễn đã tức giận đổ thẳng vào thùng rác một đĩa bánh xèo của thí sinh tham dự cuộc thi vì ông thấy món ăn không đạt. Người viết (L4) đã viết một bài báo chỉ trích hành động của ông Luke Nguyễn và yêu cầu Đài truyền hình phải cắt/gỡ bỏ hình ảnh này khi lên sóng chương trình. Luận cứ (L4) được viết nhằm thể hiện sự chỉ trích đó. Các luận cứ trước luận cứ (L4) đưa ra các số liệu (“vic ăn c mt ngày ca h [dân nghèo] ch là 3-4 ngàn

đồng, không bng 1/3 giá tr ca đĩa bánh xèo b v giám kho đổ vào thùng rác) và sự kiện (“Mt người mẹ ở Cà Mau đã phi treo c t tử để li 3 con thơ, cũng ch vì gánh nng miếng cơm manh áo ln hi tng ba”) nhằm nhấn mạnh vào tình cảm đáng thương ở nhiều nơi tại Việt Nam. Sau đó tác giả đưa ra (L4) nhằm mang tính tổng kết lại các sự việc đáng thương, rồi từ đó đặt ra câu hỏi về việc đổđĩa bánh xèo.

19 Walton gọi (l4’) là kiểu luận cứ viện đến sự thỉnh cầu.

20 Truy cập toàn bài tại: http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Xin-ong-Tran-Dang-Tuan-dung-xem-Vua-dau- bep/296558.gd

2.4.3. Phân tích mi quan h gia ngy bin và mch lc trong (L4)

Qua phân tích ngữ cảnh trên, ta thấy (L4) nằm trong một đối thoại cân nhắc: trong đó hội thoại cần đưa ra được một (phương thức) hành động cụ thể. Hành động được đưa ra ở đây là không phát sóng hình nh “hy hoi bánh xèo” hoặc đừng xem Vua đầu bếp na.” Tại sao phải thực hiện việc đó, tác giảđã giải thích một phần trong (L4).

Trong (L4), tác giả mở đầu bằng việc kể một câu chuyện “đau đớn” về những đứa trẻ vùng cao thiếu thốn thực phẩm, đến mức những viên kẹo được vãi ra cũng thành đại tiệc với chúng. Nhưng việc thiếu ăn của trẻ em vùng cao thì không quan thiết với việc đổ bánh xèo trong một cuộc thi. Bởi việc thiếu ăn của trẻ vùng cao thuộc về vấn đề thu nhập, kinh tế, phân phối thực phẩm;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)