Về ngụy biện viện dẫn thẩm quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí) (Trang 51 - 53)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1. Ngụy biện “Tấn công cá nhân” (Ad Hominem )

2.2.1. Về ngụy biện viện dẫn thẩm quyền

Lỗi Viện đến Thẩm quyền là lỗi suy luận có dạng thức sau:

1. Người A được (phát biểu ghi nhận là) nhân vật có thẩm quyền về chủđề S. 2. Người A đưa ra ý kiến C về chủđề S.

3. Do đó, C đúng.

Người ta phạm phải lỗi trên khi cá nhân chuyên gia được bàn đến không phải người có thẩm quyền chính đáng (về mặt trình độ chuyên môn hoặc lĩnh vực mà chuyên gia đó chịu trách nhiệm) khi nói về chủđề này. Một cách hình thức hơn thì, nếu người A không đủ thẩm quyền (về trình độ

chuyên môn, lĩnh vực nghiên cứu, trách nhiệm pháp lí, sự công nhận của cộng đồng,…) để ra các tuyên bốđáng tin cậy về chủđề S, thì lập luận sẽ là sai.

Hình thức lập luận này sai logic khi nhân vật được bàn tới không phải là chuyên gia. Trong các trường hợp như thế, lập luận mắc lỗi vì một thực tế là người không đủ thẩm quyền nêu ý kiến thì sẽ không biện minh được cho ý kiến đó. Ý kiến có thể đúng, nhưng việc một người không đủ thẩm quyền lại là người nêu ý kiến thì không mang lại lời biện minh duy lý nào để có thể thừa nhận ý kiến đó là đúng.

Khi ai đó rơi vào cái bẫy của lỗi lập luận này, họđã chấp nhận một phát biểu nào đó là đúng mà không hề có bằng chứng thích hợp để làm thế. Cụ thể hơn, người ta chấp nhận phát biểu nọ bởi vì người ta lầm tưởng rằng kẻđưa ra phát biểu đó là một chuyên gia chính đáng và do đó sẽ là có lý nếu phát biểu được chấp nhận. Do mọi người có xu hướng tin vào thẩm quyền, quyền lực (và trên thực tế, quả thật có những lý do tốt để chấp nhận một số phát biểu do người có thẩm quyền, quyền lực đưa ra), cho nên lỗi này khá là phổ biến.

Từ hướng tiếp cận lập luận trong hội thoại của mình, Walton tiếp tục ý tưởng của Locke về ngụy biện viện dẫn thẩm quyền, khi nhấn mạnh rằng ngụy biện viện dẫn thẩm quyền chỉ diễn ra khi thẩm quyền của chuyên gia được đưa ra, và một phe “tôn sùng” thẩm quyền đó nhằm làm cho phe phản đối phải im lặng. Như vậy, việc viện dẫn sai thẩm quyền (người được viện dẫn quan điểm không phải chuyên gia, hoặc là chuyên gia nhưng không đúng lĩnh vực được bàn tới) chỉ dẫn đến một luận cứ yếu; còn việc sử dụng thẩm quyền nhằm gây cản trở cho mục đích của đối thoại (làm cho phe phản đối im lặng) mới trở thành ngụy biện. Một lần nữa, chúng ta thấy quan điểm của Walton khi cho rằng ngụy biện không nằm ở bản thân luận cứ mà nằm ở cách sử dụng luận cứ.

2.2.2. Lun c và ng cnh ca lun c

Chúng ta hãy xem xét luận cứ (L2) sau:

(L2)Ngay sau khi cô ca s này [Mĩ Linh] đăng đàn [th hin quan đim v

vic thu phí giao thông đường b] vài ngày, ti cuc hp ca Thành y Hà Ni bàn v vn đề chng ùn tc, Bí thư Thành y Hà Ni Phm Quang Ngh

tâm s “Gia đình tôi đã hn chế đi xe cá nhân để gim ùn tc”. S gương mu ca Bí thư Phm Quang Ngh hn s là mt tm gương ln cho nhiu người noi theo.15

Ngữ cảnh của luận cứ trên là: khi bộ Giao thông và Vận tải có kiến nghị thu phí lưu hành với phương tiện giao thông cá nhân, trong đó phí với xe oto khá cao; ca sĩ Mĩ Linh đã trả lời phỏng vấn báo chí16 nhằm thể hiện quan điểm phản đối của mình đối với việc thu phí này. Sau đó người viết (L2) đã có bài viết phản đối quan điểm của Mĩ Linh. Và (L2) là một luận cứ nhằm phản đối quan điểm của Mĩ Linh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)