1 .Lý do chọn đề tài
7. Kết cấu của luận văn
1.1. 2 Bản chất nhà nước với tư cách là cái phổ biến
1.1.4 .Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước
Trong lịch sử loài người, dân chủ vừa là chế độ xã hội, một vấn đề chính trị mang bản chất giai cấp; vừa là một trong những giá trị xã hội mang tính phổ biến, tính nhân loại to lớn. Chính nội hàm đa nghĩa, đa chiều này đã làm dân chủ trở thành vấn đề thời sự thu hút mối quan tâm to lớn cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Quá trình phát triển của lịch sử chính trị nhân loại theo xu hướng tiến bộ cũng chính là quá trình phát triển của các nền dân chủ. Xã hội càng phát triển thì các nhu cầu về dân chủ và quyền con người càng trở thành đòi hỏi bức xúc.
Dân chủ, trước hết được xem xét với tư cách là một hình thức tổ chức nhà nước, là khái niệm dùng để chỉ tính chất của mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư với nhà nước, theo đó cộng đồng là chủ thể gốc và có quyền năng áp đặt ý chí lên nhà nước. Khác với các hình thức khác của thiết chế nhà nước, trong thiết chế dân chủ, quyền của đa số, quyền bình đẳng của mọi công dân, tính tối cao của pháp luật được chính thức thừa nhận; những cơ quan quyền lực của nhà nước do dân bầu cử mà ra. Dân chủ được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
Dân chủ còn được hiểu là một giá trị xã hội. Các cuộc đấu tranh giành dân chủ đều dẫn đến khả năng giải phóng con người, nâng cao vị trí con người trong lịch sử, hình thành và phát triển ở con người ý thức và năng lực làm chủ xã hội. Dân chủ với ý nghĩa đó được xác định như một lý tưởng nhân đạo, một giá trị nhân văn.
Dân chủ còn được xét với ý nghĩa là điều kiện để hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện của các chủ thể chính trị. Ðó là sự hình thành thái độ, tính tích cực chính trị, sự chủ động, nhu cầu và sự tự giác tham gia vào các quá trình chính trị thực tiễn. Ðó là tinh thần trách nhiệm của cá nhân công dân trong cuộc đấu tranh nhằm loại bỏ những gì phản dân chủ đang tồn tại trong đời sống cộng đồng. Do vậy, dân chủ không chỉ là phạm trù chính trị mà còn là phạm trù đạo đức. Thực chất căn bản của nền dân chủ là đặt nhà cầm quyền dưới sự kiểm soát của dân chúng. Không thể xây dựng được nền dân chủ, nếu người dân không có quyền hoặc không hiểu hiểu được quyền hạn của mình.
Trong lịch sử nhân loại chế độ dân chủ được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội.Nền dân chủ đầu tiên của nhân loại là nền dân chủ Aten, kéo dài từ thế kỷ VII TCN đến cuối thế kỷ thứ IV TCN. Nhà nước Aten được đánh giá là nhà nước dân chủ nhất thời kỳ cổ đại, thậm chí đây còn làhình thức dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử từ khi có nhà nước và pháp luật. Nhà nước Aten là nhà nước dân chủ chủ nô đầu tiên trong lịch sử nhân loại, là nhà nước đầu tiên khai sinh ra hình thức dân chủ trực tiếp, khai sinh ra hình thức chính thể Cộng hoà. Ở đó không chỉ quý tộc, tăng lữ mà thường dân cũng được tham gia vào sinh hoạt chính trị của nhà nước khi thoả mãn 3 điều kiện: là công dân tự do, cha và mẹ đều là người Aten, nam giới và đủ 18 tuổi. Đây là một qui định đặc biệt tiến bộ đối với các nhà nước thời kỳ cổ đại.
Tuy nhiên tính chất dân chủ của nhà nước Aten cũng có nhiều hạn chế, trước hết ta thấy số lượng những người không được tham gia vào đời sống chính trị là phụ nữ, nô lệ và kiều dân chiếm số lượng áp đảo so với số lượng dân tự do. Như vậy những người là lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội không có quyền công dân. Hơn nữa trong số dân tự do, có không quá 30% thoả mãn đầy đủ cả 3 yêu cầu: nam giới, 18 tuổi, cha mẹ là người
Aten. Vì rất nhiều người già, phụ nữ và trẻ nhỏ hoặc nam giới 18 tuổi nhưng cha mẹ là kiều dân thì cũng không được tham gia vào đời sống chính trị.
Trong suốt thời gian thống trị của chế độ phong kiến các tư tưởng dân chủ xuất hiện lác đác, không điển hình và không trở thành một chính thể. Nó lẩn khuất trong các giá trị đạo đức hay tôn giáo. Đến thế kỷ thứ XVIII-XIX, những tư tưởng thực sự dân chủ mới lại xuất hiện và trở thành thể chế của phương Tây, hiện nay, mô hình chính trị này đã được nhiều nước trên thế giới tiếp thu. Có hai nguyên tắc mà bất kỳ một thể chế dân chủ nào cũng phải tuân thủ. Nguyên tắc thứ nhất là tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và thứ hai, tất cả mọi thành viên (công dân) đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi. Hai nguyên tắc này đảm bảo cho nhà nước mang bản chất dân chủ ( mà không biến chất thành nhà nước chuyên chế, độc tài hay phát-xít) như vậy, giá trị của chế độ dân chủ với toàn cảnh là hình thức nhà nước là ở chỗ, như Lê nin viết : “Dân chủ nghĩa là bình đẳng”, tuy là “bình đẳng hình thức”, tức là mang tính pháp lý (xem 33, trang 122)
Vì vậy chế độ dân chủ là một hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước, là trạng thái được xác định trong điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp.chế độ dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra và được thể chế hóa bằng pháp luật. Nếu dân chủ là thước đo sự tiến bộ xã hội thì sự phát triển của các chế độ dân chủ là biểu hiện của sự tiến bộ đó. Đó là một hình thức của nhà nước được hình thành, phát triển và hoàn thiện dần trong lịch sử xã hội.