Đường lối cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cái phổ biến và cái đặc thù 002 (Trang 61 - 65)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Những nhân tố quy định tính đặc thù của nhà nƣớc pháp quyền xã

2.1.2.1 Đường lối cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

Độc lập dân tộc gắn với CNXH là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo; là ngọn cờ bách chiến, bách thắng của dân tộc Việt Nam. Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930 cũng như trong nhiều văn kiện của Đảng ta sau này vấn đề độc lập dân tộc gắn với CNXH luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ, liên tục và dứt khoát. Trên thực tế đây là con đường cách mạng mà Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam thực hiện để giành độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn đất nước, giữ vững và từng bước xây dựng đất nước trong thời đại ngày nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất hiện từ năm 1920, được phát triển hoàn thiện dần gắn với từng chặng đường cách mạng VN. Nó trở thành kim chỉ nam soi đường chỉ lối cho cách mạng và đã đưa đưa sự nghiệp cách mạng đến những thắng lợi to lớn. Độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung rất hoàn

chỉnh và sâu sắc. Đó là mục tiêu cao cả, là nguyện vọng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam, là sự thể hiện tập trung nhất của chủ nghĩa yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam. Ở những thời điểm then chốt của lịch sử, Hồ Chí Minh luôn nêu cao ý chí đấu tranh bất khuất của nhân dân ta cho độc lập, tự do. Độc lập dân tộc, theo Hồ Chí Minh phải gắn liền với thống nhất đất nước. Người luôn nhấn mạnh: ''Nước ta là một, dân tộc ta là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi''. Độc lập dân tộc không đơn thuần chỉ là giành lại chủ quyền quốc gia mà bước tiếp theo là chính quyền mới phải giao cho dân chúng số nhiều, tức là phải thuộc về nhân dân và do nhân dân làm chủ, cán bộ nhà nước chỉ là công bộc của nhân dân. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Nói cách khác, độc lập rồi phải làm cho dân giàu, nước mạnh. Cuối cùng, độc lập cho dân tộc mình đồng thời phải tôn trọng và ủng hộ cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do của các dân tộc khác, tức là phải nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện hẹp hòi, vị kỷ, sô- vanh của chủ nghĩa dân tộc tư sản, tiểu tư sản và mọi biến tướng khác của

chúng.

CNXH theo quan niệm của Hồ Chí Minh là một chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, địa vị cao nhất là dân. Dân có quyền, đồng thời có trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm chủ. CNXH tạo mọi điều kiện cho kinh tế phát triển cao bằng cách xóa bỏ dần bóc lột, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ, làm cho nhân dân thoát khỏi bần cùng, ai cũng có công ăn việc làm, được sống một cuộc đời ấm no, hạnh phúc. CNXH phấn đấu cho một xã hội phát triển cao về văn hoá - đạo đức, tạo ra mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa người với người, giữa cộng đồng các dân tộc, tạo điều kiện cho mỗi con người phát triển hết mọi năng lực sẵn có. CNXH là một xã hội công bằng, dân chủ, ai cũng phải lao động và có quyền lao động, làm tốt hưởng nhiều, không làm

không hưởng, người già và trẻ em được chăm sóc, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi,...

Như vậy, quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH có sự gắn bó thống nhất và quan hệ biện chứng với nhau. Đó là hai giai đoạn kế tiếp nhau của một quá trình cách mạng, nhưng không phải tách rời nhau, mà giai đoạn trước là sự chuẩn bị điều kiện cho giai đoạn sau, và giai đoạn sau là sự kế tục và hoàn thiện các mục tiêu của giai đoạn trước. Với Hồ Chí Minh, sức mạnh của yếu tố dân tộc không chỉ là sức mạnh truyền thống vốn có, mà đã được phát triển, nâng lên một trình độ mới, nhờ biết kết hợp với lý tưởng XHCN. Thực tế đã chứng minh, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giành độc lập của đất nước, lý tưởng XHCN đã góp phần nhân lên sức mạnh tinh thần của dân tộc, giúp nhân dân ta vượt qua bao gian khổ, hy sinh, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp cách mạng.

Nếu độc lập dân tộc không chỉ là vấn đề dân tộc mà còn là vấn đề giai cấp, thì đi vào xây dựng CNXH cũng không phải chỉ là vấn đề giai cấp mà còn là vấn đề dân tộc, bởi có tiến lên CNXH thì mới làm cho dân giàu, nước mạnh, mới tạo ra tiềm lực chính trị- kinh tế-văn hoá-kỹ thuật-quân sự để bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc. Vì vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng XHCN thì mới giành được thắng 1ợi hoàn toàn. Ngày nay, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH, vì có tiến lên CNXH thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH đã trở thành cơ sở phương pháp luận để nhận thức sâu sắc con đường phát triển đã qua của cách mạng Việt Nam, đồng thời tiếp tục đóng vai trò là nền tảng

tư tưởng chỉ đạo công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong bối cảnh thế giới đang diễn biến phức tạp hiện nay.

Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành đường lối cách mạng xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam, thể hiện cụ thể ở các chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược trong từng giai đoạn cụ thể của cách mạng Việt Nam.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 nêu rõ: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc”.

Đại hội IX của Đảng ta tháng 4-2001, tổng kết những bài học chủ yếu của 15 năm đổi mới, đã chỉ rõ bài học thứ nhất là: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Chúng ta có quyền khẳng định rằng bài học ĐLDT gắn liền với CNXH là sự phản ánh sinh động xu thế cách mạng của thời đại cũng như của nước ta, không chỉ là nguồn gốc thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước đây mà còn chỉ ra những yếu tố đảm bảo tính đúng đắn của đường lối và sự thắng lợi của cách mạng trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (1-2011) của Đảng trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)” tiếp tục khẳng định: “nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng

chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau” [15,tr.65].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cái phổ biến và cái đặc thù 002 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)