Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cái phổ biến và cái đặc thù 002 (Trang 65 - 66)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Những nhân tố quy định tính đặc thù của nhà nƣớc pháp quyền xã

2.1.2.2 Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. Chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ là hệ tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân, phong trào công nhân mà còn là vũ khí giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng dân tộc, giải phóng toàn xã hội.

Với những thắng lợi giành được trong hơn tám thập kỷ chiến đấu và chiến thắng vẻ vang dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển và vững bước trên con đường Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Không chỉ thể hiện trong thực tiễn, vai trò lãnh đạo của Đảng còn được hiến định trong Hiến pháp năm (1959 trong “Lời nói đầu”). Tại điều 4 của Hiến pháp năm 1980 và dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 hiện nay (năm 2013) vẫn xác định quyền lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Dự thảo ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo Chủ nghĩa Mác – LêNin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng gắn bó mật thiết

với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, Với vai trò là hạt nhân chính trị trong hệ thống chính trị, Ðảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, trong đó có Nhà nước. Quyền lực chính trị của Ðảng cầm quyền và quyền lực nhà nước là hai phạm trù khác nhau, nhưng liên quan mật thiết với nhau.

Trong lịch sử, Ðảng Cộng sản Việt Nam xác lập được vị trí cầm quyền của mình thông qua uy tín của Ðảng, niềm tin của nhân dân và hiệu

quả lãnh đạo của Ðảng đối với xã hội. Trong bối cảnh mới, Ðảng chỉ có thể

tiếp tục giữ vững được vị trí cầm quyền của mình khi uy tín của Ðảng trong xã hội tiếp tục được khẳng định và không ngừng nâng cao, khi niềm tin của nhân dân đối với Ðảng tiếp tục được củng cố, hiệu quả lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội được tăng cường.Như vậy,với tư cách là Ðảng duy nhất cầm quyền, Đảng cộng sản VN lãnh đạo Nhà nước và xã hội là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Cũng như thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cái phổ biến và cái đặc thù 002 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)