Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lí luận và thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cái phổ biến và cái đặc thù 002 (Trang 45)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

1.3 Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa với tính cách là cái đặc thù

1.3.2 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lí luận và thực tiễn

1.3.2.1 Tư tưởng của chủ nghĩa Mác về nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Trong học thuyết chuyên chính vô sản, học thuyết về nhà nước kiểu mới của chủ nghĩa Mác-Lênin, thuật ngữ nhà nước pháp quyền với ý nghĩa đầy đủ nhất chưa được các nhà kinh điển sử dụng. Song những tư tưởng cốt lõi về nhà nước pháp quyền đã được các ông đề cập đến trong những bối cảnh khác nhau. Có thể thấy những tư tưởng nổi bật về nhà nước pháp quyền của các ông khi các ông bàn về chế độ dân chủ mới - dân chủ vô sản, đó là dân chủ do nhân dân tự quy định; là bước chuyển từ nhân dân của nhà nước sang nhà nước của nhân dân, là chế độ dân chủ xuất phát từ con người và pháp luật cũng vì con người. Đặc biệt là tư tưởng của các ông về nhà nước kiểu mới - nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nước dân chủ cao nhất, triệt để nhất. Các ông chủ trương xây dựng nhà nước hợp hiến, hợp pháp; là nhà nước đảm bảo cho tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Nhà nước đó xây dựng và phát triển một xã hội có khả năng tạo ra những điều kiện cơ bản để giải phóng cá nhân theo phương châm xã hội sẽ không thể giải phóng nếu không giải phóng mỗi cá nhân riêng biệt... Những tư tưởng cốt lõi đó của C.Mác và Ph.Ăngghen đã được V.I.Lênin vận dụng và làm rõ hơn khi Người lãnh đạo nhân dân Nga xây dựng nền pháp luật kiểu mới, nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung về tư tưởng cốt lõi của nhà nước pháp quyền trong học thuyết Mác-Lênin thể hiện trên các bình diện sau:

Về bản chất dân chủ trong nhà nước: Ở nhiều tác phẩm, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận bàn về dân chủ, về xã hội công dân với tư cách là những tiêu chí của nhà nước, xã hội tiến bộ. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, hai ông đã viết: “…bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ…; Nhà nước, tức là giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị” [46, tr.628] và “Mục đích trước mắt của những người cộng sản là… lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền” [46, tr.623].

Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Ghôta, C.Mác đã chỉ rõ: Từ “dân chủ” nếu chuyển qua tiếng Đức thì có nghĩa là “nhân dân nắm chính quyền” [47, tr.45]. Điều đó có nghĩa là dân chủ chính là dân là chủ thể quyền lực nhà nước, nhân dân tạo nên nhà nước chứ không phải nhà nước tạo nên nhân dân. Mác viết: “Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người được khách thể hóa. Cũng giống như tôn giáo không tạo ra con người mà con người tạo ra tôn giáo, ở đây cũng vậy: không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra nhà nước” [45, tr.350].

Chủ nghĩa Mác cho rằng, chế độ dân chủ hoàn toàn khác với chế độ quân chủ chuyên chế, nó xứng đáng dành cho con người, bởi: “Dưới chế độ quân chủ, tổng thể tức nhân dân, bị đặt vào một trong những hình thức tồn tại, tức chế độ chính trị của họ. Còn trong chế độ dân chủ thì bản thân chế độ nhà nước thể hiện ra là một trong những tính quy định, cụ thể là sự tự quy định của nhân dân” [45, tr.349].

Sự khác biệt giữa chế độ dân chủ với chế độ chuyên chế, theo C.Mác chính còn là do chế độ dân chủ có đặc trưng cơ bản là luật pháp tồn tại vì con người: “Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì con người; ở đây sự tồn tại của con người là

pháp luật, trong khi đó thì ở những hình thức khác nhau của chế độ nhà nước, con người lại là tồn tại được bởi quy định của luật pháp. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chế độ dân chủ là như vậy” [45, tr.350].

Ở phương diện chủ thể quyền lực,các nhà kinh điển mácxít cho rằng nhà nước phải thuộc về đa số.

Không chỉ làm rõ sự khác biệt giữa chế độ dân chủ với chuyên chế mà C.Mác còn chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa dân chủ vô sản và dân chủ tư sản, phê phán sự hạn chế dân chủ trong nhà nước tư sản. C.Mác khẳng định dân chủ chính là chế độ nhà nước do dân nắm quyền lực. Nhà nước luôn luôn mang bản chất giai cấp, không có nhà nước chung chung, dân chủ phi giai cấp. Theo đó, nhà nước tư sản dù có bước tiến bộ so với các chế độ nhà nước trước đó, song do dựa trên cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội của nó, nhà nước tư sản dù tồn tại dưới hình thức quân chủ hay cộng hoà thì bản chất vẫn là một “chuyên chính tư sản” [47, tr.46]

Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác và trong điều kiện mới, V.I.Lênin tiếp tục khẳng định bản chất giai cấp của nhà nước và phân biệt sự khác nhau giữa nhà nước của giai cấp bóc lột với nhà nước của giai cấp vô sản. “Bất cứ một nhà nước nào cũng đều có nghĩa là dùng bạo lực, nhưng toàn bộ sự khác nhau là ở chỗ dùng bạo lực đối với những người bị bóc lột hay đối với kẻ đi bóc lột, ở chỗ có dùng bạo lực đối với giai cấp những người lao động và những người bị bóc lột không” [32, tr.380]. Lênin đã cho rằng, chỉ có nhà nước mà quyền lực thuộc về nhân dân thì nhà nước mới có thể quản lý được xã hội phù hợp với quy luật, phục vụ lợi ích nhân dân, bởi vì: “Nếu quyền lực chính trị nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi phù hợp với quyền lợi của đa số, thì mới có thể thực hiện việc điều khiển công việc quốc gia thực sự theo đúng nguyện vọng của đa số. Nhưng nếu quyền lực chính trị nằm trong tay một giai cấp có quyền lợi khác quyền lợi của đa số thì việc điều khiển công việc quốc gia theo nguyện vọng của

đa số không khỏi trở thành một sự lừa gạt, hoặc đưa đến chỗ đàn áp đa số ấy” [32, tr.52].

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, một mặt đã khẳng định bản chất giai cấp công nhân trong nhà nước chuyên chính vô sản, mặt khác, do bản chất dân chủ vô sản đòi hỏi, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải mang tính nhân dân rộng rãi, lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước. Theo Lênin, dưới sự bảo trợ của nhà nước xã hội chủ nghĩa, quyền lực của nhân dân thực sự được hoàn mỹ, tuy nhiên mới chỉ là khả năng. Lênin chỉ rõ: việc giai cấp công nhân giữ vai trò thống trị tuyệt nhiên chưa đồng nhất với việc một nền dân chủ cao hơn tự nhiên xuất hiện sau sự kiện ấy. Đây mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Giai cấp công nhân đại diện cho nhân dân lao động nắm chính quyền và lãnh đạo xã hội vì lợi ích của họ là thống nhất. Tuy nhiên, Lênin cảnh báo nguy cơ tha hoá của nhà nước vẫn luôn tiềm ẩn và dễ xảy ra do tính gián tiếp và trung gian giữa chủ thể của quyền lực là nhân dân và cơ quan được nhân dân uỷ quyền, đó là nhà nước. Lênin chỉ ra rằng: không phải ngày mai ngủ dậy là đã có chủ nghĩa cộng sản, trái lại đó là một quá trình xây dựng lâu dài trên cơ sở con người nhận thức đúng được quy luật phát triển của xã hội và của lịch sử.

Tuy nhiên, Lênin cũng nhắc nhở những người cộng sản, trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nhà nước chưa thể “tự tiêu vong” hoàn toàn được vì vẫn còn các giai cấp và sự khác biệt giữa các giai cấp thậm chí vẫn còn một nhà nước kiểu tư sản nhưng không có giai cấp tư sản. Lênin viết: “Trong một thời gian nhất định, dưới chế độ cộng sản, không những vẫn còn pháp quyền tư sản, mà vẫn còn cả nhà nước kiểu tư sản nhưng không có giai cấp tư sản” [33, tr.121].

Với cách nhìn biện chứng và cách mạng, Lênin đã khẳng định Nhà nước Xô viết là hình thức tốt nhất của chuyên chính vô sản, nhưng ông cũng nhấn mạnh những người cộng sản phương Đông không nên sao chép

một cách máy móc, mà cần vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh của nước mình. Điều này hoàn toàn phù hợp quy luật, bởi vì trong cái chung, cái phổ biến có cái riêng, cái đặc thù.

1.3.2.2 Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với tư cách là cái đặc thù thì bên cạnh việc thể hiện các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền còn bao hàm các giá trị đặc thù của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước pháp quyền được xây dựng trên cơ sở hạ tầng là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nên nó mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mục tiêu của nó là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa.Ở phương diện này có thể thấy những đặc điểm cơ bản của nó như sau:

1 - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thừa nhận phương phức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước do pháp luật quy định. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thừa nhận tất cả các quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực (Quốc hội, Chính phủ…) và chỉ có nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình là chủ thể duy nhất có quyền tuyên bố chấm dứt hoạt động của Quốc hội, Chính phủ hoặc tổ chức ra Quốc hội và Chính phủ nhiệm kỳ mới.

2- Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước và công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân.

3 - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa coi quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân; trong đó, có sự phân công, phối hợp, để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước thống nhất, được thực hiện với hiệu quả cao nhất.

4 - Về hệ thống pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa công nhận các quy phạm pháp luật khi nó được xác lập và thông qua theo một trình tự và thủ tục nhất định.

Nhà nước pháp quyền ngoài các giá trị phổ biến còn bao hàm các giá trị đặc thù của mỗi một quốc gia, dân tộc.

Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền được xác định bởi hàng loạt yếu tố. Các yếu tố này về thực chất là rất đa dạng, phong phú và phức tạp, được xác định bởi các điều kiện về lịch sử, truyền thống - văn hoá, tâm lý xã hội của mỗi một dân tộc, các chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá và môi trường địa lý. Các yếu tố này không chỉ tạo ra các đặc sắc, tính riêng biệt của mỗi một dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển của mình mà còn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền.

- Việc thừa nhận tính đặc thù của nhà nước pháp quyền có ý nghĩa nhận thức luận quan trọng. Với ý nghĩa này nhà nước pháp quyền là một phạm trù vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù. Nhà nước pháp quyền vừa là một giá trị chung của nhân loại, vừa là một giá trị riêng của mỗi một dân tộc, quốc gia.

- Không thể có một nhà nước pháp quyền chung chung như một mô hình chung thống nhất cho mọi quốc gia, dân tộc. Mỗi một quốc gia, dân tộc, tuỳ thuộc vào các đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội và trình độ phát triển mà xây dựng cho mình một mô hình nhà nước pháp quyền thích hợp.

- Thực tiễn xây dựng và vận hành của nhà nước pháp quyền tại các nước cho thấy, mỗi một nước đều có cách thức xây dựng, tổ chức nhà nước pháp quyền theo cách riêng của mình. Các khảo sát kinh nghiệm xây dựng nhà nước pháp quyền tại các nước Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà Pháp, Vương quốc Anh, Cộng hoà Ý đã cho thấy ở các nước này, mô hình tổ

chức nhà nước pháp quyền được tổ chức vừa thống nhất vừa đa dạng, phản ánh các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền, đồng thời các giá trị đặc thù của từng quốc gia. Thực tiễn này cũng đã được xác nhận tại Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và nhiều nước khác.

- Thừa nhận tính đa dạng của mô hình nhà nước pháp quyền, đòi hỏi việc xây dựng nhà nước pháp quyền tại mỗi một quốc gia phải đồng thời quán triệt các phương diện:

+ Phải xuất phát từ đòi hỏi, yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế - văn hoá, chính trị và truyền thống dân chủ của dân tộc mình mà lựa chọn cách thức xây dựng và vận hành mô hình nhà nước pháp quyền thích hợp. Nhà nước pháp quyền phải mang bản chất của chế độ chính trị, thể hiện được các đặc sắc của quốc gia, dân tộc.

+ Phải quán triệt các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền, tiếp thu các giá trị phổ biến này trong sự tương hợp với các đặc điểm lịch sử, văn hoá, chính trị của quốc gia. Sự quán triệt các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền trong ý nghĩa là các giá trị chung của nhân loại mới có thể đảm bảo được tính pháp quyền của nhà nước theo các chuẩn mực đã được thừa nhận, khắc phục tính dân tộc cực đoan hay các dị biệt làm cho các giá trị dân chủ không được phát huy, tạo nguy cơ rơi vào tình trạng biệt lập trong một thế giới hiện đại ngày nay.

+ Sự thống nhất hữu cơ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyền là cơ sở lý luận cần quán triệt trong cuộc đấu tranh lý luận chống lại mọi sự áp đặt từ bên ngoài đối với mô hình nhà nước pháp quyền hay áp dụng một cách máy móc, giáo điều, dập khuôn mô hình nhà nước pháp quyền ở một nước này vào một nước khác. Điều này có nghĩa là không thể lấy các tiêu chuẩn của nhà nước pháp quyền tư sản để áp đặt cho các việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Mặt khác khi quán triệt các đặc điểm, đặc thù của mỗi nước cần phải đặt các điều kiện đặc thù ấy trong sự tương quan với các giá trị phổ biến và phải biến các giá trị phổ biến ấy thành các giá trị nội tại, chuyển hoá chúng thành các giá trị quốc gia.

CHƢƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CÁI ĐẶC THÙ CỦA NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2.1 Những nhân tố quy định tính đặc thù của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam. quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam.

Nhà nước pháp quyền ngoài các giá trị phổ biến còn bao hàm các giá trị đặc thù của mỗi một quốc gia, dân tộc. Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền được xác định bởi hàng loạt yếu tố. Các yếu tố này về thực chất là rất đa dạng, phong phú và phức tạp, được xác định bởi các điều kiện về lịch sử, truyền thống - văn hoá, tâm lý xã hội của mỗi một dân tộc, các chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá và môi trường địa lý. Các yếu tố này không chỉ tạo ra các đặc sắc, tính riêng biệt của mỗi một dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển của mình mà còn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bước phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cái phổ biến và cái đặc thù 002 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)