1 .Lý do chọn đề tài
7. Kết cấu của luận văn
2.2 Quá trình nhận thức và thực tiễn xâydựng nhà nƣớc pháp quyền
2.2.1.2 Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền
quyền XHCN Việt Nam.
Sự hình thành và phát triển quan điểm của Đảng về nhà nước pháp quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta là một quá trình gắn liền với quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xuất phát từ những
tiền đề kinh tế – xã hội và yêu cầu của đất nước cũng như những tác động của xu thế hội nhập quốc tế.
Từ Đại hội VI, Đảng ta đã khởi xướng đường lối đổi mới, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Trong quá trình đó ở nước ta cũng như ở các nước XHCN đã có nhiều quan niệm khác nhau về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đến năm 1994, khái niệm về “xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ” [16, tr.13] được Đảng ta nêu lên tại Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VII.
Với việc đưa ra khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng ta cũng nhận thức rõ rằng lý luận về Nhà nước pháp quyền là một thành tựu của tư tưởng nhân loại và không chỉ có chủ nghĩa tư bản mới có Nhà nước pháp quyền mà dựa trên các cơ sở kinh tế – xã hội khác nhau, bản chất chế độ xã hội khác nhau sẽ tồn tại mô hình Nhà nước pháp quyền khác nhau: Nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Đến Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (tháng 1-1995), Đảng ta thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính, nêu lên những quan điểm chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, việc cải cách hành chính và những nội dung cơ bản trong phương thức lãnh đạo của Đảng với Quốc hội và Chính phủ. Đảng tiếp tục đặt vấn đề “xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa. [17 , tr.129]
Văn kiện Đại hội VIII năm 1996 của Đảng đã nhấn mạnh: “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [13, tr.129].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII (tháng 6 năm 1997), tiếp tục khẳng định quan niệm về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương: “từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” [18, tr.36].
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh những nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong những năm tiếp theo, Đảng ta xác định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là một nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, có tính chiến lược trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2001 – 2010.
Đảng ta khẳng định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng theo các quan điểm có tính nguyên tắc: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, hoàn toàn không có sự phân lập giữa các quyền đó. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, mọi công dân đều có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Có thể nói, Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đánh dấu một bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là một bước phát triển trong tư duy lý luận về xây dựng Nhà nước kiểu mới – Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở nước ta.
Nhằm thực hiện những nhiệm vụ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết về sửa đổi , bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Quốc hội và một số luật khác về tổ chức bộ máy nhà nước, tạo ra
một khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc hoạt động của Quốc hội và các cơ quan nhà nước trong thời kỳ mới.
Cũng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ra Nghị quyết về sửa đổi và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, xã, phường, thị trấn, tạo cho hệ thống chính trị cấp cơ sở có những khả năng mới trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa IX (tháng 1- 2004) của Đảng đã khẳng định “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc” [19, tr.79].
Văn kiện Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát, kiếm tra tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền” [14, tr.45].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011 của Đảng đã nhận định: Bên cạnh những thành tựu đạt được, một trong những khuyết điểm trong thời gian qua đó là việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước. "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội" (bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 2011) khẳng định Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là một đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN
Để xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, Đảng ta đã đề ra một số giải pháp cụ thể là:
Thứ nhất: Cần phải nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương; nghiên cứu để không ngừng bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật…
Thứ hai : Cần phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, cụ thể là: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương; nâng cao chất lượng của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện chính sách trong phạm vi phân cấp.
Thứ ba: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của đất nước trong tình hình mới: bổ sung quy chế quản lý cán bộ công chức, phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ công chức; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ…
Thứ tư: Tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí. Đây là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài mà mọi
cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân từ Trung ương đến cơ sở và từng đảng viên, trước hết là người đứng đầu, phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí…
Như vậy nhận thức của Đảng về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là sự tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới. Thực tiễn đổi mới trong những năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.