Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 97 - 110)

Trên cơ sở nghiên cứu quá trình xâm nhập và phát triển của Tin lành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua, cũng như nguyên nhân và những tác động ảnh hưởng của việc đạo xâm nhập tới đời sống xã hội vùng đồng bào các DTTS và kết quả q trình cơng tác, đấu tranh chống truyền đạo Tin lành trái pháp luật ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên, xin đề xuất và kiến nghị một số vấn đề cơ bản sau:

* Đối với Trung ương:

- Quốc hội cần nâng cao hơn nữa chất lượng làm luật nói chung và pháp luật về tơn giáo nói riêng; sớm ban hành Luật về TN, TG.

- Trước mắt đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ rà sốt, xem xét sửa đổi, những nội dung khơng cịn phù hợp, bổ sung những nội dung chưa được cụ thể hóa, cịn thiếu hoặc mới phát sinh chưa được điều chỉnh trong Pháp lệnh TN, TG. Chẳng hạn, việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơng trình kiến trúc tơn giáo là di tích lịch sử, di tích văn hóa đã được xếp hạng, tại Điều 28 - mục 6 Nghị định số: 22/2005/NĐ - CP, ngày 01.03.2005 “về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh TN, TG” chưa quy định rõ: đối với các cơng trình tơn giáo đã được xếp hạng di tích từ cấp tỉnh trở lên khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp thì tổ chức tơn giáo phải gửi hồ sơ đến cơ quan nào và cơ quan nào có thẩm quyền cho phép thực hiện.

- Đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số: 13/2008/NĐ - CP, ngày 04.02.2008, quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, việc tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo nên theo hướng: tỉnh nào có nhiều dân tộc thì tách Phịng tơn giáo thuộc Sở Nội vụ sáp nhập với Ban Dân tộc để thành lập Ban Dân tộc - Tôn giáo, như vậy hợp lý hơn. Vì vấn đề dân tộc và tơn giáo rất gần nhau có thể xếp được vào một nhóm; nhiều khi muốn giải quyết một vấn đề tơn giáo nào đó thì phải tìm hiểu cả những nội dung về dân tộc mới thấy hết được nguyên nhân sâu xa và toàn diện của vấn đề cần tìm hiểu, tránh đưa ra những kết luận chủ quan, phiếm diện.

- Cần đưa các chương trình về lý luận và chính sách tơn giáo, dân tộc vào giảng dạy ở các trường chính trị, các trường chuyên ngành của Trương ương, tỉnh, thành phố (các trường của quân đội, cơng an, biên phịng, mặt trận, thanh niên, phụ nữ, hội nông dân) để cán bộ, chiến sỹ có kiến thức nhất định khi về địa phương tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương trong cơng tác dân tộc tôn giáo được tốt hơn.

- Các trung tâm nghiên cứu lý luận và các trường học chuyên ngành của các ngành như: Công an, quân đội, phụ nữ, thanh niên, các viện nghiên cứu dân tộc và tín ngưỡng… cần tổ chức nghiên cứu và soạn thảo các chương trình giảng dạy chuyên sâu về tôn giáo, dân tộc nhằm giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện cho lực lượng ở cơ sở khi tiếp cận những vấn đề cụ thể có các giải pháp để giải quyết và xử lý.

- Đề nghị Ban Tơn giáo của Chính phủ thường xuyên tổ chức các hội nghị giao ban, hội thảo chuyên đề về tôn giáo và công tác QLNN về tôn giáo ở Trung ương hoặc vùng miền, khu vực để các tỉnh có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm công tác, nắm bắt được sự chỉ đạo của cấp trên và thơng tin về chính sách tơn giáo một cách kịp thời, hiệu quả nhất. Tăng cường kiểm tra

hơn nữa tình hình cụ thể của tỉnh Thái Ngun, có chỉ đạo, rút kinh nghiệm chung về vấn đề giải quyết tình trạng truyền đạo trái pháp luật.

- Thực tế cho thấy vai trò truyền đạo Tin lành vào đồng bào các DTTS của đài phát thanh nước ngoài là rất lớn, nhất là đài FEBC. Bởi vậy, đài Phát thanh và Truyền hình Việt Nam, các đài địa phương và khu vực cần phải đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, vận động. Cần tăng cường các lần và thời lượng phát thanh trong ngày. Tiến tới phủ sóng 100% các thơn bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có tơn giáo hoạt động. Các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương cần có những ấn phẩm báo chí bằng tiếng dân tộc đẹp về hình thức, phong phú và dễ hiểu về nội dung.

- Thái Nguyên hiện nay được coi là một tỉnh phát triển về KT - XH ở khu vực miền núi phía Bắc, nhưng so với các tỉnh miền xuôi vẫn là một tỉnh khó khăn, Trung ương cần đầu tư hơn nữa cho các chương trình, dự án của tỉnh, nhất là đối với các vùng đồng bào DTTS. Cần phải có sự hỗ trợ về vật chất để giải quyết vấn đề đạo Tin lành Vàng chứ ở vùng đồng bào các DTTS nói chung và đồng bào người Mơng, Dao nói riêng.

- Đề nghị Chính phủ ngồi các chương trình dự án đầu tư, hỗ trợ để phát triển KT - XH cần tăng cường thêm nhóm chính sách, giải pháp để củng cố HTCT ở cơ sở; có chính sách ưu tiên cụ thể hơn trong việc đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nhất là cán bộ người DTTS; có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ làm cơng tác nghiên cứu cơ bản về tơn giáo; có chính sách thu hút cán bộ làm cơng tác tơn giáo ở các tỉnh Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn của các tỉnh này; có cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp đến với người dân vùng khó khăn, vùng dân tộc để chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Tỉnh cần có kế hoạch chỉ đạo các huyện, thành có đạo Tin lành xâm nhập, phát triển như: Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ và thành phố Thái Nguyên, tiến hành khảo sát, điều tra cơ bản tình hình đạo Tin lành để có số liệu đánh giá đúng thực trạng. Bên cạnh đó, tổ chức đánh giá về tình hình và kết quả cơng tác giải quyết đối với các hoạt động của đạo Tin lành thời gian qua, ý kiến đề xuất của các địa phương về hướng giải quyết các bước tiếp theo đối với hoạt động của đạo Tin lành trong vùng DTTS và các dân tộc khác. Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể cần phát huy hết trách nhiệm của từng ngành, từng cấp để phối hợp thành lực lượng chính trị tổng hợp trong việc vận động đồng bào các dân tộc thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, triệt để bỏ đạo Tin lành trái pháp luật, không nghe theo những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của kẻ xấu.

- Tăng cường lãnh đạo, quản lý, điều hành tổ chức thực hiện phát triển KT - XH, giữ vững an ninh quốc phịng. Có cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra một cách nghiêm ngặt việc thực hiện các chính sách, các chương trình, dự án đầu tư quốc gia; hạn chế tối đa tình trạng tham nhũng, thất thốt, lãng phí… để đem lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là các chương trình, cơng trình trọng điểm đầu tư cho phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng thiết yếu, nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là ở các xã nghèo.

- Có cơ chế, chính sách thơng thống trong việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào Thái Nguyên.

- Động viên toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đồn kết, khắc phục mọi khó khăn, tránh tư tưởng tự ty, trông chờ, ỷ lại sự đầu tư cứu trợ của Nhà nước; phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển KT - XH. Quyết tâm “đến năm 2020 Thái Ngun trở thành tỉnh cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại và là một

trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ” [70,tr.17].

- Chỉ đạo các ban ngành tham mưu đề xuất để Tỉnh ủy và UBND quyết định các chủ trương, giải pháp để từng bước củng cố HTCT ở cơ sở cấp xã, nhất là các xã nghèo, vùng có đạo Tin lành xâm nhập. Tiếp tục cử cán bộ tăng cường của tỉnh, huyện và có chính sách thu hút sinh viên mới tốt nghiệp đại học (hệ chính quy) có nguyện vọng cơng tác tại Thái Ngun, đến các xã khó khăn của tỉnh để công tác, giúp xã.

- Tập trung làm tốt công tác vận động quần chúng, bám sát dân, giúp dân chuyển hướng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo; vạch rõ những âm mưu thủ đoạn lừa bịp, lợi dụng tôn giáo của các đối tượng truyền đạo. Vì thế, ngồi việc duy trì các đồn vận động xây dựng nếp sống văn hóa mới kết hợp vận động người theo đạo bỏ đạo như đã làm, nên cử cán bộ là người dân tộc có kinh nghiệm vận động quần chúng, được tập huấn về công tác tôn giáo, đầu tư, đãi ngộ cho họ thỏa đáng và đưa họ xuống địa bàn các xã, bản có Tin lành Vàng chứ xâm nhập, cùng ăn, cùng ở với dân từ 1 đến 3 năm để nắm bắt tình hình, tuyên truyền, hướng dẫn giúp đỡ dân, xử lý các hoạt động truyền đạo trái pháp luật. Nếu không làm như vậy và chỉ làm theo từng đợt thì khi chúng ta rút về đâu lại hồn đó. Trong khi đó các phần tử truyền đạo lại là người của bản, ăn ở cùng dân, được các nhà thờ, tổ chức Tin lành cung cấp cho tiền, phương tiện đã rất tích cực trong việc lơi kéo quần chúng theo đạo.

- Trong những năm tới Tỉnh cần thường xuyên mở các lớp tập huấn về tơn giáo và chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở tỉnh, huyện, đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã vùng sâu, vùng dân tộc Mông và Dao. Mở hội nghị tọa đàm về công tác quản lý các

hoạt động tôn giáo để trao đổi kinh nghiệm trong các khâu giải quyết, xử lý tình huống hoạt động tơn giáo trái pháp luật mỗi khi xẩy ra. Cần chủ động mở các lớp tập huấn đặc biệt cho các đối tượng tích cực truyền đạo và những người có uy tín, trưởng thơn bản, trưởng dòng họ để ngăn ngừa sự mua chuộc lôi kéo họ vào những hoạt động xấu.

- Đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở (cấp xã, thơn bản); sưu tầm, khai thác, phát huy có chọn lọc những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc để làm cho các đồng bào dân tộc ln tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp của chính dân tộc mình; từ đó có ý thức giữ gìn, phát huy, chống lại những giá trị văn hóa ngoại lai hoặc từ nơi khác đến không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và tổ chức tốt ngày hội đoàn kết toàn dân hàng năm. Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để xây dựng quy ước nếp sống văn hóa mới sát thực, hiệu quả hơn với đời sống của đồng bào các dân tộc ở từng địa phương.

* Đối với các cơ quan chức năng:

Tôn giáo là một hiện tượng liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, Đảng ta chỉ rõ: “làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ HTCT do Đảng lãnh đạo” [37]. Vì vậy:

- Đối với Ban chỉ đạo công tác tơn giáo tỉnh: Thực hiện tốt vai trị tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác tôn giáo trên địa bàn. Chỉ đạo các địa phương trong tỉnh tiếp tục quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, về đạo Tin lành trong cấp ủy Đảng, chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch về công tác tơn giáo trên phạm vi tồn tỉnh; chỉ đạo các huyện tiếp tục khảo sát, phân loại thực trạng, tình hình đạo Tin lành làm cơ sở cho việc tiếp tục triển khai trên diện rộng Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Ủy ban MTTQ - Cơ quan tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, cần:

Quy tụ, liên kết các tổ chức thành viên tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên của mình cùng đồng bào các dân tộc trong tỉnh thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như chủ trương của tỉnh, về cơng tác tơn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng. Tập hợp đồng bào có TN, TG và đồng bào khơng có TN, TG xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; lắng nghe và phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng của nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tơn giáo và đạo Tin lành, đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Tham gia tuyên truyền, vận động các trưởng điểm nhóm tín đồ đạo Tin lành thực hiện tốt pháp luật về TN, TG tại địa phương.

+ Sở Nội vụ - cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh:

Phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy có kế hoạch khảo sát, nghiên cứu về đạo Tin lành; dự báo xu hướng biến động của nó làm cơ sở cho Ban chỉ đạo tham mưu và giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về cơng tác tơn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện tốt vai trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện nhiệm vụ QLNN về tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo luật định; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác tôn giáo; làm đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Hướng dẫn các địa phương trong tỉnh về trình tự, thủ tục, các bước cấp giấy chứng nhận đăng ký sinh hoạt đạo Tin lành theo điểm nhóm. Có kế hoạch tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo,

bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác tôn giáo nói riêng, nhất là cán bộ người DTTS cho phù hợp với từng địa phương.

+ Ban Dân vận Tỉnh ủy: thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Tỉnh ủy trong việc đề ra những chủ trương về cơng tác tơn giáo trong đó có đạo Tin lành; đóng vai trị nòng cốt trong việc đề ra các nội dung, hình thức và phương pháp vận động quần chúng để phối hợp với MTTQ, Ban Tuyên giáo, Sở Nội vụ, các ban ngành, cấp ủy, chính quyền cấp huyện trong việc thực hiện có hiệu quả cơng tác vận động quần chúng giáo dân trên địa bàn.

+ Ban Dân tộc: thực hiện tốt vai trị chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng đời sống nhân dân các xã nghèo đặc biệt là các vùng đồng bào Mơng và Dao nơi có đạo Tin lành hoạt động; để tham mưu cho UBND tỉnh có kế hoạch chỉ đạo đầu tư, phát triển KT - XH tại các vùng này.

+ Sở Tài chính: căn cứ vào kế hoạch cơng tác tơn giáo để cân đối ngân sách, đảm bảo cho hoạt động của Ban chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh, cũng như các hoạt động tôn giáo khác trên địa bàn.

+ Sở Tài nguyên - Môi trường: hướng dẫn cho các địa phương các quy định cụ thể về thu hồi đất, giao đất cho dân tái định cư, giao đất ở, đất sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 97 - 110)