Những vấn đề đặt ra hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 59 - 68)

Thực trạng xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vừa qua đang đặt ra những vấn đề như sau:

Một là, chưa có sự thống nhất trong nhận thức về vấn đề Tin lành.

Chưa có sự thống nhất trong nhận thức về vấn đề Tin lành. Thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Cịn có sự nhận thức khác nhau về đạo Tin lành, trong đó phần lớn chưa có sự hiểu biết đúng, đầy đủ về tôn giáo mới xâm nhập này.

- Cịn có sự nhận thức khác nhau và chưa đầy đủ về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với đạo Tin lành.

- Điều đó dẫn đến hệ quả là: Một bộ phận chấp nhận cịn đa số cả cán bộ và nhân dân khơng chấp nhận sự hiện diện của Tin lành ở Thái Nguyên. Như chúng ta đã biết, đạo Tin lành du nhập, phát triển vào Thái Nguyên chủ yếu là các vùng đồng bào dân tộc Mông và Dao là một hiện tượng xã hội hoàn toàn mới. Mặc dù đã gần 20 năm, song cho đến nay tuyệt đại đa số cán bộ và nhân dân không theo đạo không chấp nhận hiện tượng Tin lành xâm

nhập vào Thái Nguyên. Bởi lẽ ngồi mặt tích cực, đạo Tin lành xâm nhập vào địa phương thời gian qua đã có nhiều ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (như đã phân tích ở 1.3.2). Do đó, việc đại đa số cán bộ và nhân dân không theo đạo, khơng chấp nhận sự có mặt của Tin lành như là một thực thể xã hội trên mảnh đất quê hương của mình cũng là điều dễ hiểu.

Song Chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng ta vẫn chấp nhận sự tồn tại của tôn giáo trong XHCN, mặc dù đã biết bản chất thực sự của nó: “Nhưng tất cả mọi tơn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [60,tr437]. Tuy nhiên các tôn giáo vẫn cứ tồn tại, phát triển và khơng ít người vẫn tin theo nó. Bởi vì ngay cả trong XHCN (đã có sự phát triển khá cao về mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội… ) song những nguồn gốc sinh ra tôn giáo (như nguồn gốc về nhận thức về tâm lý) vẫn còn - cái ta biết là hữu hạn cịn cái chưa biết là vơ hạn. Cái gì khoa học chưa lý giải được - thì tơn giáo đều lý giải được theo kiểu “Chúa sinh ra vạn vật”.

Hơn thế nữa, tơn giáo cịn có một trong các chức năng quan trọng là “đền bù hư ảo”. Do đó, khi đời sống trần thế cịn gặp nhiều khó khăn, trắc trở, bất hạnh, bất bình đẳng xã hội, một bộ phận trong số đó đã tìm đến tơn giáo để được tơn giáo vỗ về, an ủi tìm một hạnh phúc, một cuộc sống sung sướng vĩnh hằng nhưng không phải ở trần thế mà trên thiên đường.

Do vậy, tôn giáo trong đó có đạo Tin lành “là một vấn đề còn tồn tại lâu dài. TN, TG là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân” [19], “đang và sẽ tồn tại trong quá trình xây dựng XHCN ở nước ta…” [37], sự nhìn nhận này đã thể hiện quan điểm duy vật biện chứng khách quan khoa học của Đảng ta.

Vì vậy, sự hiện diện Tin lành ở một số vùng đồng bào Mông và Dao là một hiện thực khách quan phản ánh xu thế phát triển của Tin lành trong q trình quốc tế hóa. Do đó, chúng ta buộc phải đối mặt với “hiện thực” này và phải có giải pháp để thống nhất nhận thức trong đội ngũ cán bộ và nhân dân. Hai là, sự tác động của đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội đến sự phát triển của đạo Tin lành.

Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, kinh tế, văn hóa và xã hội Thái Nguyên đã có sự phát triển với tốc độ nhanh về nhiều mặt. Sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội ở Thái Ngun theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập, mở cửa và phát triển; ngoài những thành tựu cơ bản, quan trọng, cũng bộc lộ một số tồn tại có tác động nhất định đến quá trình phát triển của đạo Tin lành nói chung, của việc lợi dụng đạo Tin lành với ý đồ xấu trên địa bàn Thái Nguyên nói riêng. Chẳng hạn như các hiện trạng sau đây:

Sự phát triển KT - XH ở Thái Nguyên như hiện nay còn bộc lộ mất cân đối và có sự chênh lệch, tạo điều kiện cho sự truyền bá của đạo Tin lành. Bên cạnh sự phát triển kinh tế ở các khu công nghiệp, thành phố… một số vùng sâu, xa trong địa bàn của tỉnh đời sống của các đồng bào DTTS gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với đồng bào dân tộc Mông và Dao. Thực tế cho thấy, do điều kiện đất đai canh tác bạc màu, thiếu vốn, thiếu giống và tư liệu sản xuất, trình độ canh tác lạc hậu nên thu nhập (lương thực) trên đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cịn khá cao. Các phương tiện thơng tin đại chúng (đài, báo) cũng còn những hạn chế trong việc phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật làm ăn… đến đồng bào. Vì vậy, chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS nhìn chung cịn thấp. Bên cạnh đó, cùng với q trình phát triển kinh tế, chúng ta cũng chú ý phát triển văn hóa, tiếp cận các yếu tố của văn minh hiện đại nhưng lại thiếu chú ý đến các giá trị văn hóa truyền thống của các xóm,

bản, cái đã trở thành lối sống và niềm tin bao đời của một bộ phận đồng bào DTTS của Thái Nguyên.

Việc đầu tư phát triển kinh tế và đầu tư cho công tác tuyên truyền giáo dục để đồng bào hiểu rõ việc làm của ta cũng mất cân đối. Việc tuyên truyền giáo dục không đi sâu vào cái đồng bào dân tộc cần nghe để họ hiểu và cùng thực hiện theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và

dân hưởng”. Chúng ta càng đầu tư xây dựng và phát triển thì đồng bào càng

cho đó là việc của Nhà nước. Do đồng bào khơng biết nên nhiều cơng trình ta đầu tư lớn hàng tỉ đồng nhưng họ không quan tâm. Trong lúc cái họ cần ta không đáp ứng, cái ta cho họ chưa cần, thậm chí, cái ta đem đến họ lại xem là họ bị mất… Điều này đã tạo điều kiện cho các phần tử xấu lợi dụng để kích động đồng bào dân tộc với Đảng, Nhà nước và truyền bá đạo Tin lành.

Mặc khác, việc đầu tư các chương trình dự án cịn thiếu đồng bộ, phân tán, manh mún, chồng chéo, chi phí trung gian lớn, gây thất thốt lớn. Việc triển khai thực hiện các chương trình cịn thiếu cơng khai, minh bạch, dân chủ. Một số chương trình chủ yếu (chẳng hạn như chương trình 135 có 5 nội dung nhưng chỉ tập trung nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng) không làm đúng phương châm: “Xã có cơng trình, dân có việc làm”. Ở nhiều nơi một số cơng trình hồn thành khơng được đưa vào quản lý, sử dụng có hiệu quả. Một số cơng trình vừa nghiệm thu xong đã xuống cấp, nhất là cơng trình giao thơng, thủy lợi, nước sạch, trường học, trạm y tế. Chúng ta mới chỉ dừng lại ở đầu tư cứu trợ, cứu đói mà chưa đầu tư thỏa đáng để dân phát triển sản xuất, tự mình lo ổn định cuộc sống gia đình. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước cần cung cấp cho họ “cái cần câu” và trang bị cho họ “phương pháp câu cá” chứ không phải cấp cho họ “những con cá” cụ thể.

Trong những hoàn cảnh KT - XH đó, đồng bào các DTTS ở Thái Nguyên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa dễ tin theo lời hứa về một cuộc sống tốt

đẹp, về phép lạ của tôn giáo. Đồng thời, tất cả những điều kiện trên cũng là mảnh đất màu mỡ để những phần tử xấu lợi dụng đạo Tin lành thâm nhập mạnh mẽ vào vùng đồng bào DTTS ở Thái Nguyên để tuyên truyền, lừa bịp và lôi kéo họ vào những hoạt động xấu.

Vấn đề đặt ra là, cần có chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; mở rộng nhiều ngành nghề, nhà máy để giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh phát triển KT - XH tồn diện ở những vùng đồng bào cịn khó khăn và xây dựng cơ sở hạ tầng. Thực hiện có hiệu quả việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, mức sống giữa thành phố và vùng dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, xóa dần sự mặc cảm của đồng bào về “Dân tộc thiếu số”. Tóm lại, phải có chủ trương và giải pháp cụ thể, sát hợp để phát triển KT - XH một cách cân đối, bền vững đối với từng vùng DTTS nói riêng và cả tỉnh Thái Ngun nói chung.

Ba là, q trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên những năm qua cho thấy, công tác QLNN lĩnh vực này bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế.

Sự yếu kém của công tác QLNN trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách tơn giáo đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS biểu hiện rất rõ ở việc ngăn chặn thiếu hiệu quả các hoạt động truyền đạo trái pháp luật. Công tác quản lý đã không chú trọng việc nghiên cứu, tổng kết sớm, nên khi xảy ra vấn đề thì bị động, lúng túng. Từ bị động, lúng túng dẫn tới tình trạng bng lỏng quản lý hoặc cứng nhắc và không thống nhất trong cách giải quyết vấn đề nảy sinh, làm cho vấn đề mới nảy sinh ngày càng tích tụ và ngày càng phức tạp thêm.

Tình trạng vừa bng lỏng quản lý, vừa không thống nhất trong quản lý do đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo yếu và mỏng; chế độ đãi ngộ, điều

kiện làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo chưa tương xứng. Sự đánh giá và quan tâm của xã hội đối với đội ngũ này chưa đúng mức. Vì thế, nhiều cán bộ không sắp xếp được ở bộ phận khác thì chuyển về làm cơng tác tơn giáo. Sự phối kết hợp hoạt động của các cơ quan trong HTCT chưa thật ăn khớp, đồng bộ. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chưa được tăng cường đúng mức. Nhiều nơi thiếu cơ chế chỉ đạo, vận hành thông suốt, nên đùn đẩy chờ đợi lẫn nhau.

Công tác nghiên cứu về lĩnh vực này chưa thực sự được coi trọng, hiệu quả nghiên cứu thực tế chưa cao. Vì vậy, khơng đủ sức đưa ra những cơ sở khoa học cho việc quản lý. Những đội ngũ làm công tác truyền đạo được đào tạo một cách cơ bản có hệ thống; trong khi cán bộ làm cơng tác tơn giáo trình độ yếu, đào tạo khơng cơ bản, thậm chí khơng được đào tạo chun ngành, khơng biết tiếng dân tộc, khơng có kiến thức chun mơn nên ngại tiếp xúc với chức sắc, không quản lý được tôn giáo.

Việc đấu tranh chống truyền đạo trái pháp luật trong công tác QLNN của các cấp chính quyền ở Thái Nguyên cũng bộc lộ nhiều yếu kém. Lâu nay ở các địa phương, công tác đấu tranh chống truyền đạo trái pháp luật ỷ lại cho lực lượng an ninh hoặc có lúc, có nơi việc phân cơng lại chồng chéo, dẫm đạp lên nhau nên không mấy hiệu quả.

Tình hình trên địi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành chức năng trong công tác đấu tranh chống truyền đạo trái pháp luật. Cần tích cực chủ động phịng ngừa và có sự triển khai đồng bộ, tất cả mọi lực lượng tham gia. Mặt khác công tác đấu tranh chống âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch và phần tử xấu của chính quyền địa phương cần tiếp tục tăng cường. Muốn vậy, cần phải đổi mới và thống nhất về nhận thức, cần thấu suốt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước quy định về các hoạt động tơn giáo nói chung và về đạo Tin lành nói riêng.

Bốn là, qua sự phát triển của đạo Tin lành một cách trái pháp luật đặt ra vấn đề phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động của các cơ quan trong HTCT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay, luật pháp của Nhà nước ta đã có những quy định về việc thành lập, đăng ký và hoạt động của các tổ chức tơn giáo, trong đó có đạo Tin lành. Tuy nhiên những quy định đó phần nhiều cịn chung chung, chưa được giải thích, hướng dẫn cụ thể, chi tiết nên dẫn đến sự giải quyết không thống nhất giữa các địa phương; và phần khác, các biện pháp chế tài yếu, chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa. Vì vậy, việc giáo hội thực thi chiến lược “tằm ăn dâu” làm cho chính quyền cũng khó có giải pháp ngăn chặn.

Ngồi ra, trong q trình giải quyết vấn đề truyền đạo Tin lành trái pháp luật cũng bộc lộ khả năng phối kết hợp giữa các cơ quan trong HTCT của ta yếu. Một mặt, Ban tơn giáo chính quyền khơng đủ thẩm quyền trong khi phải đảm nhận chức năng QLNN trực tiếp các hoạt động tôn giáo. Mặt khác, các cơ quan khác (như Công an) lại chỉ đảm trách lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, phải phối kết hợp hoạt động với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, khơng phải mọi sự phối kết hợp đề có hiệu quả nên dẫn đến tình trạng, có vụ việc giải quyết chồng chéo, có vụ việc lại khốn trắng cho nhau, thậm chí bỏ trống trận địa. Hơn nữa, cơng tác tơn giáo nói chung, liên quan đến nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau như địa chính, mơi trường, văn hóa, kinh tế. Vì vậy, ngun tắc đặt ra là phải hiệp đồng ăn khớp trong hoạt động của các cơ quan của HTCT. Song, thực tế cho thấy, việc hiệp đồng này có lúc khơng ăn khớp. Chẳng hạn, các dự án, chương trình kinh tế khơng được chú ý để lồng ghép các nội dung tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo dẫn tới hiệu quả thấp.

Đặc biệt, cần phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong cơ chế vận hành nhằm giải quyết đúng đắn vấn đề Tin lành trong đồng bào các DTTS ở Thái Nguyên. Sự lãnh đạo của Đảng được duy trì, tăng cường nhằm bảo đảm cho công tác không chệch hướng khỏi quỹ đạo chung của cách mạng và đồng thời có sự chỉ đạo kịp thời, nhạy bén trước những thay đổi của thực tế. Các cấp ủy địa phương nâng cao vai trị của mình cịn làm cho sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành thêm chặt chẽ, ăn khớp. Trong thời gian qua việc thực hiện chủ trương, chính sách tơn giáo đã được Đảng và cấp ủy địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Nhờ vậy, đã mang lại kết quả thực tế. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới, sự lãnh đạo, chỉ đạo đó nhất thiết phải được tăng cường bởi các cấp ủy địa phương, nhất là cơ sở chưa quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, chưa cụ thể hóa nhanh, chính xác, sáng tạo các quan điểm của Đảng. Thậm chí có nơi cấp ủy cịn chưa coi trọng việc lãnh đạo chính quyền làm tốt công tác tôn giáo, chưa chủ động nghiên cứu tình hình để có biện pháp giải quyết thích hợp dẫn đến bị động, lúng túng.

Muốn vậy, một trong các giải pháp là phải xây dựng Đảng thật sự mạnh từ đảng viên đến chi bộ. Để làm tốt công việc nặng nề này phải đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển Đảng nhất là đảng viên gốc giáo. Ở đây, nhất thiết phải có quy định xem đảng viên được sinh hoạt tôn giáo đến mức độ nào. Cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 59 - 68)