Những mặt hạn chế và nguyên nhân * Những hạn chế còn tồn tại:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 49 - 59)

Bên cạnh những kết quả ban đầu đã đạt được trên đây, quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách đối với đạo Tin lành trong các dân tộc ở Thái Nguyên trong thời gian vừa qua còn bộc lộ một số hạn chế sau đây: Một là, việc nắm bắt và nhận thức vấn đề đạo xâm nhập vào vùng đồng

bào dân tộc của các cấp, các ngành trong tỉnh (nhất là ở cơ sở) có thể nói là chậm, bị động và thiếu sự thống nhất, do vậy lúng túng trong biện pháp xử lý.

Trong giai đoạn đầu nhận thức của nhân dân, cán bộ về ảnh hưởng của Tin lành đối với đời sống xã hội cịn mơ hồ. Mặt khác đó lại là vấn đề mới với đội ngũ cán bộ cơ sở, họ chưa được biết đến một tơn giáo độc thần, vì thế có tâm lý chủ quan, ít quan tâm. Trong khi đó một bộ phận cán bộ tỉnh, huyện lại có xu hướng đánh giá thiên về mặt chính trị, phản động, tiêu cực dẫn đến cách làm, phương pháp xử lý thơ bạo nặng về hành chính cưỡng chế, gây ra sự hồi nghi trong đồng bào về chính sách đối với tơn giáo của Đảng và Nhà nước. Phải đến năm 1993 Tỉnh mới thực sự có quan điểm, biện pháp chỉ đạo chung làm cơ sở cho các cấp các ngành trong công tác tôn giáo ở Thái Nguyên. Sự thay đổi phương pháp giải quyết vấn đề Vàng Chứ Tin lành theo hướng chuyển từ đấu tranh trực diện nhằm loại trừ một cách trực tiếp, sang việc quan tâm giải quyết những nguyện vọng chính đáng của quần chúng đã làm dịu được tình hình, giải tỏa được mâu thuẫn giữa người theo đạo với chính quyền, cán bộ thâm nhập được vào quần chúng; Củng cố được vai trị của tổ chức đảng, chính quyền ở cơ sở, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo tác động tới đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào người Mông và Dao.

Hai là, việc triển khai quán triệt các chủ trương, chính sách, pháp luật

của Đảng và Nhà nước ở một số cấp ủy, chính quyền cơ sở cịn mang nặng tính hình thức, thiếu kiểm tra, đôn đốc; nội dung của một số chương trình hành động xây dựng chưa sát với thực tế địa phương.

Thực tế cho thấy, mỗi khi có một chủ trương, chính sách mới về tôn giáo, về đạo Tin lành của Trung ương và của tỉnh, bao giờ cũng tổ chức hội nghị triển khai quán triệt, tập huấn, và cung cấp tài liệu đến tận cán bộ lãnh đạo chủ chốt của cấp ủy, chính quyền cơ sở.

Sau đó cấp xã lại tổ chức hội nghị quán triệt cho cán bộ, đảng viên trong xã (tùy theo từng chủ trương, chính sách mà quy mơ, thành phần tham dự có khác nhau). Chất lượng của hội nghị phụ thuộc rất lớn vào năng lực truyền đạt của người chủ trì (hay báo cáo viên) và cơng tác tổ chức hội nghị. Do đó, dẫn đến tình hình là: Phần lớn các cấp ủy, chính quyền cơ sở làm tốt; một số làm chưa tốt, còn mang nặng tính hình thức. Trong q trình thực hiện vai trị báo cáo viên để qn triệt thì chỉ thị có đọc tài liệu mà khơng có biên soạn tài liệu để giảng giải cho đại biểu hiểu bản chất vấn đề, làm cho người nghe chán dẫn đến chất lượng hội nghị thấp.

Ba là, công tác điều tra, khảo sát đạo Tin lành và tuyên truyền vận động quần chúng đạt hiệu quả chưa cao.

Mặc dù đạo Tin lành đã xâm nhập và phát triển vào vùng dân tộc Thái Nguyên… đã hơn 10 năm nay. Nhưng công tác điều tra cơ bản, khảo sát để đánh giá đúng thực trạng cịn chưa được các cấp ủy Đảng, chính quyền thật sự quan tâm chỉ đạo. Do đó cơng tác QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể để giải quyết những vấn đề nổi lên liên quan các hoạt động của đạo Tin lành trong vùng DTTS chưa được thống nhất, đồng bộ…. Vì vậy, hiệu quả đạt được chưa cao. Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền vận động quần chúng và đấu tranh

với các đối tượng lợi dụng tôn giáo chưa thực sự phát huy được sức mạnh của cả HTCT, đơi khi cịn khốn trắng cho cơ quan công an. Trong chỉ đạo tun truyền vận động cịn mang tính mùa vụ, rầm rộ khi dân đồng ý bỏ đạo thì rút về, chưa thường xuyên theo dõi, bám sát tới từng bản và triển khai các

công việc tiếp theo cho dân thế nào. Do vậy, phải chăng ký cam kết bỏ đạo vẫn chỉ dừng lại ở hình thức? Hình thức ngay cả trong cách làm của chúng ta và cả ở người theo đạo (Ký thì vẫn ký và theo đạo thì vẫn theo đạo). Số đối tượng truyền đạo tuy đã bị thu hẹp về số lượng về điều kiện hoạt động, nhưng số còn lại vẫn lén lút hoạt động với những thủ đoạn tinh vi hơn. Các đường dây chuyển tải băng đài, video, sách, tài liệu có nội dung truyền đạo bất hợp pháp vẫn chưa được phát hiện và triệt phá. Các đối tượng cầm đầu vẫn có sự liên hệ lén lút với các nhà thờ và Hội thánh Tin lành miền Bắc, hướng dẫn các hoạt động đạo ngày càng đi sát với giáo lý và nghi lễ của Tin lành hơn.

Bốn là, cơng tác củng cố, xây dựng cơ sở Đảng, chính quyền, đồn thể

ở vùng DTTS mặc dù đã được chú ý quan tâm nhưng kết quả đạt được cũng còn những hạn chế.

Việc xây dựng các đồn thể chính quyền cơ sở vững mạnh trong các vùng DTTS có ý nghĩa hết sức quan trọng khơng những trong phát triển KT - XH mà cịn trong cơng tác đối với đạo Tin lành. Thực tế đã cho thấy, ở đâu làm tốt cơng tác này thì ở đó đạt được hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Ngun hiện nay vẫn cịn nhiều thơn, bản chưa có Đảng viên hoặc thiếu cán bộ cốt cán cơ sở và cán bộ có trình độ, kinh nghiệm để làm cơng tác dân vận đối với các địa bàn có đạo Tin lành xâm nhập. Ở xóm, bản có đơng người theo đạo Tin lành, vai trị, uy tín của trưởng dịng họ, trưởng xóm khơng được phát huy như trước đây. Mặc dù đạo Tin lành ở Thái Nguyên chưa được thành lập theo hệ thống song các hệ phái tự thành lập các chi hội, phong mục sư, truyền đạo, phân cắt giáo hạt cử người phụ trách, làm ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý của người theo đạo. Thậm chí có nơi, các hệ phái Tin lành tranh giành nhau quần chúng, phát triển tín đồ dẫn đến mất đoàn kết, mất trật tự an toàn xã hội.

Năm là, việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội hiệu quả thu được chưa cao. Chưa gắn tổng thể các giải pháp kinh tế với văn hóa - xã hội. Cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm chưa bền vững.

Mặc dù đã có bước phát triển mạnh trong phát triển kinh tế, tuy nhiên bên cạnh đó cịn nhiều hạn chế như “cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế chưa cao; lĩnh vực dịch vụ chưa tạo được khâu đột phá; kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển” [70, tr.15].

Chưa gắn tổng thể các giải pháp kinh tế với văn hóa - xã hội, nhiều dự án hỗ trợ dân phát triển sản xuất chưa đem lại hiệu quả thiết thực, không phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhu cầu đòi hỏi bức xúc của dân. Chưa có được phương án lâu dài để ổn định, nâng cao đời sống nhân dân. Cuộc sống của người dân, nhất là đồng bào DTTS còn thiếu thốn nhiều mặt về ăn, ở, học hành, đi lại, chữa bệnh… Những kết quả đạt được là quan trọng nhưng chưa thật cơ bản và vững chắc.

Chất lượng giáo dục - đào tạo giữa các vùng, miền chưa đồng đều; giáo dục vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục thường xuyên còn nhiều hạn chế. Các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, lây nhiễm HIV vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm nguy hiểm, tệ nạn ma túy, tai nạn giao thông chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Chất lượng khám chữa bệnh của một số bệnh viện chưa cao.

* Nguyên nguyên của những hạn chế:

Những hạn chế trong công tác đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do nhiều nguyên nhân, song tựu trung có hai nhóm ngun nhân chính là chủ quan và khách quan.

Một là, do âm mưu “DBHB” của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề

tôn giáo, dân tộc chống phá ta.

Các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ đang ráo riết, công khai đẩy mạnh thực hiện âm mưu chiến lược “DBHB” đối với cách mạng nước ta, với mục tiêu xóa bỏ chế độ XHCN và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những thủ đoạn thực hiện chiến lược “DBHB” mà chúng đang thực hiện là lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc nhằm kích động gây rối, gây bạo loạn trong vùng DTTS, phá hoại chính sách tơn giáo, chính sách dân tộc của Đảng ta.

Các thế lực thù địch nhận thấy các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Thái Nguyên là khu vực có nhiều dân tộc , điều kiện tự nhiên không thuận lợi, KT - XH khó khăn, trình độ dân trí thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để cho chúng dùng “ngịi nổ” tơn giáo - dân tộc để thực hiện “DBHB”. Về tôn giáo chúng lựa chọn và lợi dụng Tin lành (vì Tin lành dễ thích nghi với điều kiện sống khó khăn, tín điều phong phú, chặt chẽ, luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo đơn giản, hoạt động năng động uyển chuyển, luôn quan tâm tới đời sống thường nhật để thu hút người vào đạo…). Về dân tộc, chúng chọn dân tộc Mông là chủ yếu (xuất phát từ lịch sử, tâm lý dân tộc) sau đó nếu thuận lợi sẽ mở rộng ra nhiều dân tộc khác. Do đó, chúng đẩy mạnh và phát triển đạo Tin lành nhất là ở vùng đồng bào dân tộc Mông và Dao. Mặt khác, chúng chỉ dạo cho các phần tử phản động ở bên trong triệt để lợi dụng các sơ hở, sai lầm, khuyết điểm của cán bộ ta để xun tạc, bơi nhọ nói xấu nhằm làm giảm lịng tin của dân đối với Đảng, chính quyền, thậm chí gây rối, mất trật tự an ninh… Việc phân tích “q trình du nhập và phát triển” ở trên đã chứng minh điều đó.

Có thể nói, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch gia tăng các hoạt động “DBHB” chống phá cách mạng là một trong những nguyên nhân dẫn

đến những tồn tại hạn chế trong công tác đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên thời gian qua.

Hai là, điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý cũng như đặc điểm về xã hội, dân tộc không thuận lợi cho quá trình phát triển KT - XH.

Thái Nguyên là một tỉnh có những điều kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi hơn các tỉnh trong khu vực, tuy nhiên ở các huyện trên địa bàn của tỉnh có nhiều khó khăn. Vì vậy, địa bàn cư trú của một số đồng bào dân tộc, nhất là dân tộc Mông và Dao sống rải rác, biệt lập, địa hình khó khăn, phức tạp thường xuyên chịu ảnh hưởng thời tiết, thiên nhiên khắc nhiệt nên ít có cơ hội tiếp nhận những dịch vụ phúc lợi, văn hóa - xã hội. Nhận thức của đồng bào theo đạo chưa thực sự đầy đủ, cịn có tư tưởng lạc hậu, chậm đổi mới, còn ỷ lại vào sự cứu trợ, đầu tư của Nhà nước. Mặt khác, do lịch sử để lại, KT - XH ở vùng đồng DTTS nói chung cịn mang tính tự cung tự cấp, dựa vào thiên nhiên là chính; phương thức, tập qn sản xuất cịn nhiều lạc hậu, do đó năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động thấp. Chẳng hạn cây trồng chính của người Mơng trên nương rẫy là ngô, sắn và lúa với đất làm nương rẫy thường dốc và lẫn nhiều đá, công cụ sản xuất thô sơ nên năng suất thấp (Năng suất lúa dao động trong khoảng 2,5 - 3,5 tấn/ha/vụ so với năng suất 4,5 - 5,5 tấn/ha/vụ của người Kinh). Bên cạnh đó, các tơn giáo tích cực truyền đạo và lơi kéo tín đồ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ba là, những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo chưa được nghiên cứu và quán triệt đầy đủ. Bên cạnh đó sự chỉ đạo của Trung ương có lúc chưa kịp thời, chưa cụ thể dẫn tới cách hiểu và vận dụng khác nhau.

Thực tiễn hoạt động của đạo Tin lành có nhiều diễn biến phức tạp và nhanh chóng, chúng ta chưa đủ thời gian để tổng kết thực tiễn, rút ra về mặt lý

luận, sớm cụ thể hóa một cách đồng bộ, đầy đủ các chủ trương, chính sách, pháp luật làm cơ sở cho cơng tác tơn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng. Đạo Vàng chứ (thực chất là đạo Tin lành) xâm nhập vào các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Thái Ngun từ những năm cuối của thập kỷ 80 - thế kỷ XX, song đến đầu năm 1993 vẫn chưa xác định được bản chất thực sự của đạo Vàng chứ - Tin lành là gì. Do đó, chưa có chủ trương, biện pháp cụ thể đối với những người theo đạo và những kẻ cầm đầu kích động, lơi kéo, ép buộc đồng bào theo đạo; chưa có biện pháp ngăn chặn cụ thể ở những nơi đạo Vàng chứ - Tin lành chưa xâm nhập, để cho các đối tượng cầm đầu hoạt động “khá dễ dàng” trong việc tuyên truyền lôi kéo đồng bào theo đạo.

Sau này mặc dù đã có Pháp lệnh TN, TG, Nghị định 22 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện một số điều của Pháp lệnh TN, TG có hiệu lực thi hành, nhưng chưa có khung pháp lý, chế tài cụ thể mang tính chất răn đe, phòng ngừa đối với các đối tượng cố tình vi phạm, lợi dụng chính sách tự do TN, TG của ta để gây mất đoàn kết dân tộc. Mặt khác, việc phân cấp trong công tác đăng ký sinh hoạt đạo Tin lành theo điểm nhóm chưa được bổ sung cụ thể vào Pháp lệnh, mà mới chỉ quy định trong Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơng tác đối với đạo Tin lành…

Tóm lại, ba nhóm lý do trên là ba nhóm nguyên nhân khách quan của những hạn chế trong công tác đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên thời gian

qua. - Nguyên nhân

chủ quan:

Một là, nguyên nhân về nhận thức: chưa có sự nhận thức đầy đủ và

chưa tạo được sự thống nhất của cả HTCT về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo trong đó có đạo Tin lành; cịn lúng túng trong phân biệt hai mặt nhu cầu TN, TG và lợi dụng TN, TG. Do đó, chưa tạo ra được sự thống nhất trong hoạt động (lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý

điều hành, đến tổ chức thực hiện), cịn tả khuynh trong cơng tác đối với đạo Tin lành.

Do nhận thức vấn đề tôn giáo, dân tộc và vấn đề hoạt động “DBHB” của địch chưa đầy đủ; nắm và phân tích tình hình chưa tồn diện chưa sát, nên thời gian đầu trong Thường trực cấp ủy, chính quyền tỉnh cũng đã có ý kiến chỉ đạo tả khuynh đối với các hoạt động tuyên truyền và tổ chức theo đạo. Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa nắm vững nguyên tắc khi giải quyết vấn đề tôn giáo của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Dẫn đến nặng về gọi hỏi, răn đe và xử lý hành chính đối với những người cầm đầu.

Hiện nay trong nhận thức của cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở khi làm công tác tôn giáo, chống truyền đạo trái pháp luật còn lo bị trả thù, tâm lý tự ty dân tộc và dân tộc cục bộ còn làm cản trở lớn đến công việc. Trong suy nghĩ của họ, việc chống truyền đạo trái pháp luật chỉ là thứ yếu và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 49 - 59)