Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đạo Tin lành và những dự báo về tình hình của tơn giáo này tại địa phương, trong thời gian tới cần bám sát và thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, cần có sự thống nhất nhận thức về vấn đề Tin lành và làm tốt công tác vận động quần chúng
Thống nhất nhận thức về vấn đề Tin lành:
Có thể nói nhận thức có ý nghĩa vai trị rất quan trọng. Bởi vì nó chỉ đạo hoạt động thực hiện. Có thống nhất nhận thức thì mới có thống nhất hành động. Do đó, chúng ta phải thống nhất nhận thức về: đạo Tin lành; nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tơn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng. Để thống nhất nhận thức về vấn đề nói trên cần:
* Một là, phải thống nhất nhận thức về đạo Tin lành:
Thực tế đã chứng minh: chúng ta muốn giải quyết tốt mối quan hệ với một đối tượng nào đó, thì trước hết phải hiểu được bản chất của đối tượng, sau đó phải hiểu được thực lực của chính mình thì mới giành được thắng lợi. Trong công tác đối với đạo Tin lành cũng vậy, muốn giải quyết tốt công tác này trước hết phải có nhận thức cơ bản về nó. Tức là chúng ta phải thống nhất nhận thức về đạo Tin lành. Các cấp ủy nhất là Tỉnh ủy cần phải chỉ đạo việc quán triệt vấn đề này, giao cho Ban Tôn giáo tỉnh biên tập những nội dung cơ bản, ngắn gọn về đạo Tin lành coi đó là kiến thức “phổ thơng” cho cán bộ về đạo Tin lành. Sau đó phổ biến tới tồn thể cán bộ, đảng viên của cấp ủy, chính quyền, ban ngành đồn thể. Về tổ chức quán triệt không nhất thiết phải mở các hội nghị riêng, có thể lồng ghép với các hội nghị cùng loại. * Hai là, phải thống nhất nhận thức về nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh:
Tôn giáo vốn là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp. Do đó, khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải dựa trên nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là: khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, tôn trọng đảm bảo quyền tự do TN, TG và không TN, TG của nhân dân; phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo, cần phân biệt hai mặt nhu cầu TN, TG và lợi dụng TN, TG.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tín đồ các tơn giáo chiếm số lượng đáng kể; chỉ tính riêng 4 tơn giáo lớn thế giới là Hồi giáo, Công giáo, Tin lành [79,tr.5] và Phật giáo [80,tr.369] đã có khoảng 3 tỷ người, xấp xỉ 50% dân số thế giới. Riêng ở Việt Nam có khoảng trên 18 triệu người, xấp xỉ 25% tổng dân số [9,tr.11]. Điều đó nói lên rằng, tơn giáo có ảnh hưởng rộng đến mọi mặt của đời sống ở hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Do đó, giải quyết vấn đề tôn giáo ở một địa phương hay một quốc gia không chỉ đụng chạm tới một tổ chức, một hệ phái tơn giáo, mà cịn đụng chạm tới cả một hệ thống tổ chức với hàng chục, hàng trăm triệu tín đồ; khơng chỉ liên quan tới một chính sách, mà cịn liên quan tới nhiều chính sách đối nội và đối ngoại của mỗi quốc gia, dân tộc đó. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề tơn giáo nói chung và cơng tác đối với đạo Tin lành nói riêng, trước hết phải thống nhất nhận thức về nguyên tắc trong quá trình tổ chức thực hiện. * Ba là, phải thống nhất nhận thức về chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo:
- Tỉnh ủy cần chỉ đạo tổ chức các hội nghị nghiên cứu, quán triệt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cho số cán bộ chủ chốt của các cấp, các ngành nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức. Cụ thể là: tổ chức nghiên cứu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy - Ban
Chấp hành Trương ương Đảng khóa IX “về cơng tác tơn giáo” (năm 2003); Thơng báo số 160 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành” (năm 2004); Pháp lệnh TN, TG (năm 2005) và Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh TN, TG” của Chính phủ (năm 2005).
- Đặc biệt Tỉnh ủy và UBND tỉnh phải tổ chức quán triệt Chỉ thị số: 01 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 04.02.2005 “về một số cơng tác đối với đạo Tin lành” vào vùng miền núi phía Bắc (trong đó có tỉnh Thái Nguyên) cho toàn Đảng bộ và nhân dân. Cụ thể như sau:
+ Đối với đồng bào ở miền núi phía Bắc mới theo đạo Tin lành, căn cứ vào nhu cầu tín ngưỡng để có chủ trương thích hợp theo hướng:
Đối với bộ phận đồng bào đã có thời gian theo đạo Tin lành và có nhu cầu tín ngưỡng thực sự, trước mắt hướng dẫn cho đồng bào đăng ký sinh hoạt tại gia đình hoặc nơi nào có nhu cầu thì hướng dẫn cho đồng bào đăng ký sinh hoạt đạo ở địa điểm thích hợp tại bản làng. Khi hội đủ các điều kiện thì tạo thuận lợi cho đồng bào sinh hoạt tơn giáo bình thường theo luật định.
Đối với bộ phận đồng bào theo đạo, nay muốn trở lại tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình, cần tạo điều kiện, giúp đỡ để đồng bào thực hiện ý nguyện đó.
+ Đối với những kẻ lợi dụng đạo Tin lành để hoạt động chống phá Nhà nước ta: thông báo công khai cho đồng bào biết rõ những người đội lốt chức sắc Tin lành để hoạt động chống phá đất nước, gây chia rẽ dân tộc và những hành vi vi phạm pháp luật của họ, cũng như biện pháp xử lý và chính sách khoan hồng của Nhà nước ta.
+ Đối với những người hoạt động truyền đạo trái pháp luật: xử lý nghiêm minh theo pháp luật hiện hành.
+ Đối với các tổ chức, hệ phái Tin lành chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để công nhận tư cách pháp nhân, nếu xét thấy thực sự có nhu cầu tín ngưỡng thì hướng dẫn cho họ thực hiện việc đăng ký sinh hoạt đạo với chính quyền cấp xã.
+ Đối với UBND các địa phương: theo quy định của pháp luật hiện hành, cần quan tâm giúp đỡ, giải quyết nhu cầu về xây dựng sơ sở thờ tự, phong chức sắc, bồi dưỡng giáo lý của các hệ phái Tin lành đã được cơng nhận.
Tóm lại, cần phải thống nhất nhận thức về đạo Tin lành, về nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta để tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong công tác đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên hiện nay.
Làm tốt công tác vận động quần chúng:
Cơng tác vận động quần chúng nói chung và quần chúng tín đồ đạo Tin lành nói riêng là một lĩnh vực cơng tác của Đảng, có vị trí, vai trị, ý nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Nghị quyết 24 của Bộ chính trị chỉ rõ: “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng” [19]. Do vậy, thực hiện tốt cơng tác này là góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT - XH, trong đó có cơng tác đối với đạo Tin lành. Để thực hiện tốt công tác này cần:
* Một là, tiếp tục quán triệt sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn Đảng bộ, trước hết là cán bộ, đảng viên đang công tác tại xã, thôn nhằm thống nhất nhận thức về Chỉ thị 01 và công tác tôn giáo của Đảng ta (nội dung này luận văn đã trình bày ở trên). Xin nhấn mạnh thêm một vài điểm là: Chúng ta không chống đạo Tin lành, chỉ chống việc lợi dụng đạo Tin lành để chống phá Nhà nước ta. Chúng ta không chủ trương phát triển đạo
Tin lành và cũng không tạo điều kiện cho đạo này phát triển, nhưng tôn trọng và đảm bảo quyền tự do TN, TG của tín đồ. Chúng ta khơng dùng các biện pháp hành chính để ép buộc quần chúng bỏ đạo Tin lành.
* Hai là, cần phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động quần chúng với những nội dung, hình thức và phương pháp phù hợp, cụ thể là: - Về nội dung tuyên truyền, vận động:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức công dân. Muốn vậy, cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức về quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong quần chúng tôn giáo. Giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức công dân, tạo ra mối quan hệ tốt giữa quần chúng tôn giáo với Đảng và chính quyền. Thường xuyên bám nắm cơ sở, thực hiện ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc) với đồng bào, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của giáo dân cùng những kiến nghị của chức sắc tôn giáo để kịp thời báo cáo lên cấp trên giải quyết.
+ Tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng tín đồ tơn giáo thấy rõ sự nghiệp xây dựng xã hội mới ở nước ta phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người, phù hợp với đạo lý của tôn giáo. Triển khai cuộc vận động ở những nơi có đồng bào theo đạo “gắn bó đạo với đời”, “sống tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lịng dân tộc”, “kính Chúa, u nước”.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để quần chúng tín đồ nhận rõ hoạt động lợi dụng tôn giáo phục vụ lợi ích cá nhân của các phần tử xấu, hành nghề mê tín dị đoan và những âm mưu lợi dụng tơn giáo làm phương hại đến sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Xây dựng ý thức tự giác đấu tranh cho quần chúng tín đồ và hướng dẫn họ đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực.
+ Tập hợp tín đồ tơn giáo vào các đồn thể, xây dựng lực lượng cốt cán trong vùng đồng bào theo đạo; động viên chức sắc, nhà tu hành, quần chúng tín đồ tùy theo độ tuổi, giới tính tham gia các đồn thể nhân dân; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ và làm tốt cơng tác phát triển đảng viên là người có đạo theo đúng quy định của Đảng.
- Về hình thức tuyên truyền, vận động. Tùy theo từng điều kiện và tình hình cụ thể để sử dụng một hoặc kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục; tranh thủ chức sắc tôn giáo; xây dựng điển hình tập hợp quần chúng tín đồ trong các phong trào thi đua yêu nước; phối kết hợp với các tổ chức đồn thể nhân dân, MTTQ trong cơng tác vận động quần chúng tôn giáo; tuyên truyền, vận động thông qua các phương tiện truyền thơng, báo chí hoặc vận động trực tiếp qua học tập, trao đổi, gặp gỡ, phát tờ rơi…
- Về phương pháp vận động. Do tính chất tế nhị, nhạy cảm, phức tạp của tơn giáo do đó, quần chúng tơn giáo cũng có nét đặc thù riêng, vì vậy cơng tác vận động giáo dân cũng phải theo những phương pháp đặc biệt: bằng tuyên truyền, bằng giáo dục và tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
+ Trong vận động không chủ trương tuyên truyền loại bỏ tôn giáo. Do đó, những người làm cơng tác tơn giáo phải qn triệt thật tốt chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do TN, TG; nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do TN, TG; khơng chống tôn giáo nhưng kiên quyết chống mọi sự lợi dụng tơn giáo vì mục đích chính trị.
+ Tôn trọng đức tin, tránh xúc phạm tới tình cảm tơn giáo của tín đồ; cần có sự hiểu biết nhất định về giáo lý, giáo luật… của đạo Tin lành. Lênin cho rằng: “Đấu tranh chống lại các thành kiến tôn giáo phải cực kỳ thận trọng, trong cuộc chiến đấu này, ai làm thương tổn đến tình cảm tơn giáo, người đó sẽ gây thiệt hại lớn” và Người chỉ rõ: “Cần đấu tranh bằng tuyên truyền, bằng giáo dục. Nếu hành động thô bạo, chúng ta sẽ làm cho quần chúng tức giận;
hành động như vậy sẽ càng gây thêm chia rẽ trong quần chúng về vấn đề tôn giáo, mà sức mạnh của chúng ta là ở sự đoàn kết” [73,tr.133].
+ Vận động quần chúng tôn giáo phải nằm trong cuộc vận động toàn dân vì mục tiêu chung: dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; trong các phong trào chung của toàn dân, gắn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Cơng tác vận động quần chúng tín đồ tơn giáo phải thơng qua việc thực hiện tốt chính sách KT - XH, an ninh quốc phòng và hệ thống luật pháp đúng đắn, đảm bảo lợi ích của đồng bào tôn giáo.
* Ba là, đài phát thanh truyền hình địa phương phải tăng cường phát thanh bằng tiếng DTTS với thời lượng và nội dung hợp lý.
Qua đài để tuyên truyền, giải thích cho đồng bào hiểu về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo cũng như sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào thơng qua các hình thức đầu tư, hỗ trợ phát triển KT - XH, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời nêu gương những tín đồ, chức sắc, nhà tu hành thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ở những vùng có đạo nhằm khơi dậy tinh thần dân tộc “kính Chúa, yêu nước”, “sống tốt đời, đẹp đạo”. Trên cơ sở đó vạch trần mặt tiêu cực, các hoạt động mê tín dị đoan của các phần tử xấu; vạch trần và lên án âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược “DBHD”, bạo loạn, lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
* Bốn là, phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong công tác vận động.
Xuất phát từ quan điểm của Đảng “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả HTCT” [37]. Vì vậy, để cơng tác này đạt hiệu quả cao, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền và cả HTCT, nhất là HTCT ở cơ sở. Ngồi ra cần có sự phối hợp giữa đài phát thanh truyền hình
trung ương và địa phương, để nâng cao sự hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho đồng bào, mặt khác để góp phần tuyên truyền, vận động quần chúng trên địa bàn.
Tóm lại, cơng tác vận động quần chúng tín đồ tơn giáo là nội dung cốt lõi của cơng tác tơn giáo. Vì vậy, cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng và quản lý, điều hành của chính quyền; sự phối hợp đồng bộ của MTTQ cùng các ban ngành, đoàn thể; đặc biệt là sự nỗ lực của bộ phận làm công tác tôn giáo trên địa bàn.
Thứ hai, chú trọng phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Lý luận cũng như thực tiễn đã chỉ rõ rằng: những vấn đề phát sinh trong tôn giáo, xét đến cùng đều có nguồn gốc từ KT - XH, nhận thức và niềm tin tơn giáo của quần chúng có liên hệ hữu cơ trực tiếp với quá trình phát triển KT - XH. Bởi vậy, để góp phần thực hiện tốt cơng tác đối với đạo Tin lành, một trong những giải pháp cơ bản là phải đẩy mạnh phát triển KT - XH, xóa đói giảm nghèo từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào.
Trước mắt, Tỉnh cần có những giải pháp tình thế, ưu tiên giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với đời sống của đồng bào DTTS, bảo đảm các nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe, học hành…