Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 68 - 71)

Từ thực tiễn thực hiện công tác đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gần 20 năm qua, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

- Bài học thứ nhất: Phải có sự nhận thức đầy đủ, sâu sắc, trước hết là

nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, đồn thể về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về cơng tác tơn giáo nói chung

và đạo Tin lành nói riêng. Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số: 25 - NQ/TW, ngày 12.03.2003 của Ban chấp hành Trung ương (khóa IX) “Về cơng tác tơn giáo”, Chỉ thị số: 01/2005/CT - TTg, ngày 04.02.2005 “Về một số công tác đối với đạo Tin lành”. Cần phải thống nhất nhận thức rằng: thực hiện tốt công tác đối với tơn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng là nhân tố quan trọng góp phần ổn định tình hình trên địa bàn tồn tỉnh. Đồng thời tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân đặc biệt là các tín đồ tơn giáo thấy được đây là chủ trương đắn của Đảng và Nhà nước ta để đồng bào theo đạo an tâm sản xuất “kính Chúa - yêu nước” và “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”.

- Bài học thứ hai: Thực hiện tốt chính sách đại đồn kết tồn dân tộc,

đoàn kết giữa người theo đạo và người không theo đạo. Thực hiện đầy đủ nghiêm túc chính sách tơn trọng tự do TN, TG và tự do không TN, TG. Phải kiên quyết trừng trị những kẻ lợi dụng TN, TG để hoạt động chống phá chính quyền nhân dân, đi ngược lại lợi ích của quốc gia dân tộc.

Công tác vận động quần chúng tín đồ các tơn giáo phải lấy mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tơn giáo trong đó có đạo Tin lành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Bài học thứ ba: Công tác tơn giáo nói chung và QLNN về tơn giáo nói riêng phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và sự quản lý điều hành của chính quyền. Khơng ngừng xây dựng hồn thiện bộ máy làm cơng tác tơn giáo, lựa chọn cán bộ có năng lực (ưu tiên cán bộ người DTTS nhất là dân tộc Mông và Dao), am hiểu phong tục tập quán, biết tiếng, biết chữ dân tộc để đưa vào sử dụng, bổ nhiệm giao cho làm công tác tôn giáo. Từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các tơn giáo trong đó có đạo Tin lành (cả những điểm đã cho đăng ký và những điểm chưa đăng ký).

- Bài học thứ tư: Đẩy mạnh phát triển KT - XH, xóa đói, giảm nghèo, khơng ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phát động phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, vận động đồng bào từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.

- Bài học thứ năm: Làm tốt cơng tác vận động, tranh thủ trưởng nhóm đạo, những người có uy tín trong nhóm đạo. Đồng thời cịn phát huy vai trò của già làng, trưởng thôn, bản, những người có uy tín trong cộng đồng họ nắm được tâm tư nguyện vọng của đồng bào.

- Bài học thứ sáu: Việc thực hiện công tác đối với đạo Tin lành phải đi đôi với tăng cường xây dựng HTCT ở cơ sở từng bước vững mạnh. Thực hiện quản lý mọi mặt đời sống ở cơ sở bằng pháp luật. Tăng cường pháp chế XHCN. Thực hiện tốt Pháp lệnh “Tăng cường quy chế dân chủ sơ sở”, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, để nhân dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng, thực hiện giám sát các cơng trình, dự án phát triển KT - XH, xóa đói giảm nghèo ngày càng tốt hơn.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 68 - 71)