Thành tựu đạt được và nguyên nhân * Những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 40 - 49)

* Những kết quả đạt được:

Đứng trước tình hình đạo Tin lành xâm nhập vào địa bàn với những diễn biến phức tạp, lúc lắng xuống, lúc lại rộ lên ở nhiều nơi, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết để lãnh đạo các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong công tác đấu tranh, giải quyết tình hình truyền đạo trái pháp luật vào địa bàn tỉnh một cách kịp thời, nghiêm túc, đã đạt được một số kết quả bước đầu:

Một là, đã quán triệt vận dụng các văn bản pháp luật của Nhà nước để giải quyết các hoạt động đạo Tin lành trái pháp luật trong vùng DTTS.

Trước diễn biến đạo Tin lành đã và đang truyền vào nhiều địa phương

trong tỉnh, xác định việc quán triệt tổ chức thực hiện Thông báo số 160 của Ban Bí thư Trung ương và Chỉ thị số 01 của Chính phủ về chủ trương cơng tác đối với đạo Tin lành. Xác định là nhiệm vụ quan trọng, do vậy Tỉnh ủy Thái Nguyên thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cấp ủy Đảng, Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tổ chức thực hiện. Tại các hội nghị cán bộ chủ chốt của tỉnh, Tỉnh ủy đã quán triệt Thơng báo số 160 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), đồng thời chỉ đạo các ngành các cấp rà sốt, xây dựng kế hoạnh cơng tác cụ thể tổ chức thực hiện Thông báo số 160 đạt hiệu quả. Quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy là: tăng cường công tác tuyên truyền vận động quần chúng, nói rõ cho đồng bào theo và bị ảnh hưởng của đạo Tin lành hiểu rõ, đúng chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tơn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng. Từng bước giúp đỡ tạo điều kiện cho đồng bào sinh

hoạt tôn giáo thuận lợi, đồng thời đấu tranh kiên quyết, vạch trần, đập tan mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo phá hoại sự nghiệp của nhân dân. Tập trung mọi nguồn lực phát triển KT - XH, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, các cấp các ngành đã quan tâm tổ chức thực hiện Thơng báo số 160 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 01 của Chính phủ về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành. Ban Dân vận Tỉnh ủy trong chương trình cơng tác hàng năm đều xác định rõ nhiệm vụ cơng tác tơn giáo nói chung và đối với đạo Tin lành nói riêng, chỉ đạo hệ thống Dân vận các huyện, thành, thị ủy phối hợp với MTTQ, các đoàn thể thực hiện. Hàng năm, Ban Dân vận Tỉnh ủy đều tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác tôn giáo, công tác DTTS. Năm 2006, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tiến hành sơ kết 2 năm thực hiện Thơng báo số 160 của Ban Bí thư, qua đó đúc rút kinh nghiệm tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện. Hằng năm tổ chức tập huấn cán bộ, và cử cán bộ đi tập huấn nghiệp vụ do Trung ương tổ chức.

Nhằm tăng cường công tác QLNN đối với các hoạt động tôn giáo, tỉnh đã kiện tồn củng cố Ban Tơn giáo tỉnh từ chỗ cán bộ chủ yếu kiêm nhiệm chuyển sang chuyên trách. Ở cấp huyện, thành, thị thành lập phịng Dân tộc - Tơn giáo. Ban Dân vận Tỉnh ủy, các huyện, thành, thị ủy, MTTQ và các đồn thể phân cơng cán bộ, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cho bộ phận làm công tác tôn giáo. Như vậy, hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo từ tỉnh tới cấp huyện, thành, thị đều được củng cố kiện toàn sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, thực hiện thơng báo số 160 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 01 của Chính phủ về chủ trương cơng tác với đạo Tin lành, UBND tỉnh đã có Kế hoạnh số 11/KH - UBND ngày 2/6/2006 về việc thực hiện Chỉ thị số 01 của Chính phủ.

Sau khi quán triệt triển khai Nghị quyết Trung ương 7 (khố IX), Thơng báo số 160 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 01 của Chính phủ, nhận thức của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, MTTQ, các đồn thể được nâng lên. Trước đây, khi đạo Tin lành mới truyền vào một số vùng đồng bào DTTS, khơng ít cán bộ bức xúc, tỏ ra nơn nóng và mong muốn khơng có đạo Tin lành ở địa phương. Nay nhận thức rõ hơn, đây là vấn đề thuộc về nhu cầu tinh thần của nhân dân vừa là vấn đề tế nhị phức tạp. Vì vậy, cơng tác QLNN phải định hướng, tạo điều kiện cho tơn giáo đó hoạt động như thế nào cho phù hợp với pháp luật và các quy định của Đảng, Nhà nước.

Phịng Tơn giáo Sở Nội vụ tỉnh đã mở các lớp tập huấn cho cán bộ tại các huyện Phổ Yên, Đại Từ, Phú Bình, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Thị xã Sơng Cơng và thành phố Thái Nguyên để quán triệt Pháp lệnh TN,TG và Chỉ thị số 01 của Chính phủ. Bên cạnh đó, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác QLNN đối với các hoạt động tôn giáo như: Quyết định 1329/QĐ-UB ngày 14/6/2004 về Quyết định các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh; Quyết định 1799/QĐ-UB ngày 29/8/2006 về quy định trình tự, thủ tục xây dựng các cơng trình kiến trúc tơn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Hướng dẫn 1143/HDLN-TNMT-BTG, ngày 10/7/2007 về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ban tôn giáo tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt việc tổ chức cho đạo Tin lành đăng ký sinh hoạt theo điểm nhóm. Hiện nay có 15/24 điểm nhóm (Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đăng ký sinh hoạt, và các điểm nhóm này sinh hoạt đạo có nề nếp, theo nội dung đã đăng ký. MTTQ và các đồn thể tăng cường cơng tác tun truyền vận động, đồng bào theo và ảnh hưởng đạo Tin lành, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; vận động đồng bào tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các

chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành nghĩa vụ công dân.

Công an tỉnh với chức năng nhiệm vụ của ngành, luôn bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình truyền đạo Tin lành và việc sinh hoạt của các điểm nhóm, kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh xử lý các tình huống xẩy ra. Chủ động tiếp xúc đối thoại với những người đứng đầu điểm nhóm, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của những người theo đạo, tranh thủ mặt tích cực của họ phục vụ cơng tác an ninh. Những năm qua Công an tỉnh đã phối hợp với các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương phát động phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc trong vùng đồng bào DTTS. Qua đó giác ngộ quần chúng, hướng dẫn quần chúng cảnh giác với âm mưu của các thế lực lợi dụng tôn giáo phá hoại sự nghiệp cách mạng.

Các huyện, thành, thị ủy (Đặc biệt các địa phương có đông người theo đạo Tin lành như Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương), dưới sự lãnh đạo của cấp ủy các ban ngành, đồn thể đã quan tâm, tích cực tổ chức thực hiện Thông báo số 160 của Ban Bí thư và Chỉ thị 01 của Chính phủ về chủ trương cơng tác đối với đạo Tin lành. Các địa phương đã chủ động xây dựng chương trình cơng tác, huyện Võ Nhai đã ban hành Chỉ thị tăng cường công tác dân tộc, tôn giáo trong thời kỳ mới; Thành phố Thái Nguyên xây dựng kế hoạch công tác tôn giáo 5 năm. Các huyện thành lập các tổ công tác xuống cơ sở nơi bị ảnh hưởng đạo Tin lành, tuyên truyền phổ biến pháp luật, giúp đỡ thực hiện các dự án phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Đẩy mạnh cuộc vận động tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo.

Bên cạnh những biện pháp cụ thể của ban, ngành, đoàn thể nhằm thực hiện có hiệu quả thơng báo số 160 của Ban Bí thư và Chỉ thị 01, một trong những chủ trương quan trọng luôn được tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo là:

Tập trung đầu tư, phát huy các nguồn lực đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, đồng bào có đạo. Số đơng đồng bào tin theo và ảnh hưởng đạo Tin lành ở Thái Nguyên là người dân tộc Mông và Dao. Đặc biệt đa số đồng bào Mông lại là bộ phận dân cư mới về tỉnh Thái Nguyên sau năm 1979, đời sống vơ cùng khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cịn cao. Từ thực tế đó tỉnh đã lãnh đạo các địa phương nhanh chóng lập các đơn vị hành chính (xóm, bản) giúp đỡ mọi mặt để đồng bào định canh định cư, xây dựng và ổn định cuộc sống. Trong những năm qua, việc thực hiện các Chương trình 134, 135 của Chính phủ… đều được triển khai trong vùng DTTS và đã đạt hiệu quả, thiết thực, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào, giữ vững ổn định chính trị.

Hai là, đã tổ chức thực hiện tốt một số mặt công tác cơ bản sau.

Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư vốn sản xuất, vốn hỗ trợ làm nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng (trường học, đường xá, trạm y tế, nước sạch nông thôn, điện sinh hoạt…) đối với vùng đồng bào DTTS, nhất là vùng dân tộc Mông ảnh hưởng theo “Vàng Chứ” và đạo Tin lành. Tỉnh tổ chức xây dựng các điểm “sáng” về phát triển kinh tế nơng - lâm kết hợp, mơ hình trang trại, giúp dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, lựa chọn cây, con thích hợp cho từng vùng… Từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, góp phần thực hiện tốt chính sách định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo. Kết quả là đã hạn chế được việc đồng bào di cư tự do từ Thái Nguyên đi các địa phương khác và tạo được niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước, ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành Vàng chứ.

Tỉnh đã huy động được sức mạnh tổng hợp của HTCT, trong đó lực lượng Cơng an làm nịng cốt cùng tham gia xây dựng và củng cố phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc đối với vùng DTTS, đặc biệt là trong

vùng dân tộc Mông, Dao… Đã tổ chức phát động tập trung 11 điểm (9 xóm) bản tồn tịng dân tộc Mơng và 12 xóm, bản tồn tịng dân tộc Dao với hơn 20 hội nghị, hơn 4.000 lượt người tham gia. Qua đó mà củng cố và tăng cường lại HTCT ở cơ sở, duy trì phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn, nhất là tại những địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự.

Bên cạnh việc huy động sức mạnh tổng hợp của HTCT, tỉnh còn chú trọng làm tốt công tác vận động quần chúng cá biệt, tranh thủ người có uy tín trong DTTS. Từ đó, người có uy tín, già làng, trưởng bản trong DTTS đã giúp đỡ chính quyền vận động đồng bào các DTTS thực hiện chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… Từ năm 1990 đến nay, cấp ủy, chính quyền đã tổ chức được 10 hội nghị cấp tỉnh, 19 hội nghị cấp huyện bao gồm những người có uy tín, già làng, trưởng bản đến tọa đàm, báo cáo thành tích lao động sản xuất, tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm lao động, sản xuất… Ngoài ra, các cấp ủy Đảng, chính quyền nơi có đơng đồng bào Mông, Dao, Tày, Nùng… cư trú cũng chủ động có các nội dung, hình thức thể hiện sự quan tâm đối với những người có uy tín, thơng qua các hành động cụ thể như: thường xuyên đến gia đình thăm hỏi, tạo điều kiện cho người có uy tín tham gia cơng tác xã hội, phát triển kinh tế gia đình… Kết quả vận động, tranh thủ người có uy tín đã giúp đỡ chính quyền giải quyết, ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa bàn vùng dân tộc. Trực tiếp tham gia đấu tranh chống các hoạt động truyền đạo Tin lành trái pháp luật, tà đạo Dương Văn Mình.

Đặc biệt, tỉnh đã thành lập các đồn cơng tác, chủ động có kế hoạch trực tiếp vận động quần chúng đấu tranh ngăn chặn, giải quyết việc đạo Tin lành xâm nhập, phát triển trái pháp luật và ảnh hưởng của tà đạo Dương Văn Mình. Kết quả đã làm hạn chế được sự phát triển lan rộng của đạo Tin lành,

xóa được nhiều tụ điểm truyền đạo trái pháp luật và phá bỏ được tổ chức tà đạo Dương Văn Mình tại địa phương.

Công tác xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở các địa phương trong tỉnh cũng đã có những chuyển biến rõ rệt. Các địa phương trong tỉnh đã bám sát nhu cầu và bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các đội văn nghệ quần chúng ở từng bản, từng xã, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thể thao, đưa phim ảnh lên phục vụ. Đài phát thanh truyền hình tỉnh bước đầu đổi mới nội dung, tăng cường các chương trình phát tiếng dân tộc, mở rộng diện phủ sóng ở vùng sâu, vùng xa. Cơng tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng được chú ý hơn…

Ba là, các cấp ủy Đảng, đoàn thể, cơ quan chức năng tiến hành điều

tra cơ bản, rà soát nắm chắc mọi diễn biến tình hình về đạo Tin lành.

Ngay từ khi luận điệu tuyên truyền “Vàng Chứ” xuất hiện và nổi lên trong vùng dân tộc Mơng năm 1989, sau đó là sự xâm nhập, phát triển của đạo Tin lành trong vùng dân tộc Mông ở các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương năm 1991, trong dân tộc Dao ở Đại Từ năm 1994 và hình thành nhóm tín đồ Tin lành trong các dân tộc khác ở thành phố Thái Nguyên năm 1998, tỉnh đã quan tâm đến vấn đề Tin lành. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp chính quyền, đồn thể rà sốt, nắm chắc mọi diễn biến tình hình về âm mưu, hoạt động lợi dụng đạo Tin lành, lợi dụng DTTS của địch và các phần tử xấu; hoạt động tác động của các Trung tâm Tin lành trong việc phát triển Tín đồ vào vùng DTTS, số lượng quần chúng ảnh hưởng theo “Vàng Chứ” và theo đạo Tin lành; số điểm nhóm tụ tập đơng người sinh hoạt tơn giáo trái pháp luật, số đối tượng cầm đầu, cốt cán truyền đạo… Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp, từng bước đẩy lùi và hạn chế ở một mức độ nhất định việc phát triển Tin lành Vàng chứ vào vùng đồng bào dân tộc, khoanh vùng không để đạo phát triển ra diện rộng ở các vùng chưa có đạo, chủ động kịp thời ngăn chặn

không để việc truyền đạo trái pháp luật lan vào các dân tộc khác. Bước đầu làm cho nhân dân hiểu và tự giác chấp hành chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, nhận thức được âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.

Ở Thái Nguyên các cơ quan chức năng đã phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền, đồn thể cơ sở vùng có đạo xâm nhập, tranh thủ những người có uy tín, già làng trưởng bản và thông qua họ để tuyên truyền các chủ trương chính sách về tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta, phân tích cho dân thấy được những hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước và những hoạt động “DBHB” chống phá ta. Tỉnh thành lập các đoàn vận động xây dựng nếp sống văn hóa mới, kết hợp với cuộc vận động đồng bào tự nguyện bỏ đạo, tiến hành làm thí điểm ở một số vùng trọng điểm, phức tạp từ đó rút ra những kinh nghiệm chỉ đạo các vùng khác. Trên cơ sở đó các huyện cũng đã thành lập các đồn vận động đi đến nhiều vùng, nhiều xã, bản để tuyên truyền và vận động người đi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 40 - 49)