Những tác động, ảnh hưởng mang tính tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 33 - 40)

Bên cạnh những mặt tích cực đạo Tin lành tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến một số mặt của đời sống xã hội ở Thái Nguyên như sau:

- Một là, Tin lành xâm nhập vào địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã gây ra

những trở ngại cho quá trình phát triển KT-XH.

Để duy trì các hoạt động của mình, các tổ chức Tin lành đều lập các “quỹ đạo” do giáo dân đóng góp, họ có thể góp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật như: lúa, ngơ, gà, lợn… có nhiều loại quỹ: quỹ dùng tổ chức các ngày lễ trọng, quỹ hoạt động thường xuyên… Trong lúc cuộc sống của nhiều đồng bào DTTS cịn rất khó khăn, nhiều gia đình thuộc diện đói nghèo, khơng đủ tiền mua đồ dùng học tập cho con, nhưng vẫn đóng góp đầy đủ cho “quỹ đạo”.

Nắm được tâm lý các đồng bào DTTS bao đời khổ cực, ước mơ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp, bọn xấu tung tin “Vua sắp về”, rằng “Vàng chứ là người tài giỏi biến hòn đá to thành con trâu, con bò, hòn đá nhỏ thành lợn, gà”… “theo Vàng chứ cả nhà sẽ được bay lên trời, có cuộc sống sung sướng, chỉ ăn bằng gió và mây, khơng phải làm nương…” [72,tr.38].

Nhiều người nhẹ dạ, cả tin rằng “Vàng chứ” sẽ xuất hiện để cứu giúp người Mông, “nên mọi người mổ trâu, mổ bò, bán gia súc, gia cầm để đón “Vàng chứ”. Bọn xấu nhân cơ hội này bắt người Mông phải nộp tiền, thuốc lá… để được theo “Vàng chứ”. Số tiền tuy nhỏ (20.000, có nơi thu 50.000 đến 100.000)” [72,tr.38], nhưng đối với người Mơng quanh năm thiếu đói cũng khơng phải dễ dàng kiếm được.

Nguy hại hơn nhiều hộ gia đình người Mơng và Dao nghe theo luận điệu của bọn xấu (các đối tượng truyền đạo Tin lành) tuyên truyền đã bán hết nhà cửa, đất đai, trâu bò, tài sản để di cư tự do đến các miền đất hứa như Tây Nguyên, Thanh Hóa và Nghệ An. Số người di dân này đã gây mâu thuẫn, tranh chấp đất đai với nhân dân địa phương và làm ảnh hưởng xấu đến KT - XH nơi đến di cư. Ngồi ra cịn làm đình trệ sản xuất, đảo lộn, gián đoạn nhiều chương trình phát triển KT - XH của tỉnh chưa kể đến việc tiềm ẩn các nguy cơ khác. Nhiều hộ vay vốn theo các dự án khác nhau, đã bí mật di cư tự do nên khó thu lại hồi vốn. Một số gia đình đến nơi ở mới gặp khó khăn khơng thể trụ lại được, buộc quay trở về, lại thêm gánh nặng mới mà cấp ủy, chính quyền địa phương phải giải quyết.

Ngồi ra, do tập trung vào các sinh hoạt đạo (ngày thứ 5 và chủ nhật hàng tuần…) đã ảnh hưởng đến sản xuất phát triển kinh tế của đồng bào. Có một số cơng việc, trong những thời điểm nhất định chính quyền cơ sở tổ chức thực hiện các nhiệm vụ như lao động cơng ích, đang trong thời gian lao động

để kịp tiến độ thi cơng thì một số giáo dân lại nghỉ để đi lễ cũng ảnh hưởng xấu đến sản xuất của địa phương.

- Hai là, Tin lành xâm nhập vào địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã làm đảo

lộn trật tự xã hội, văn hóa truyền thống, gây mất đồn kết trong gia đình, dịng họ của các DTTS, ảnh hưởng xấu đến văn hóa dân tộc nói chung.

Đạo Tin lành vào đồng bào DTTS ở Thái Nguyên đã gây ra thương tổn nặng nề đến nền văn hóa truyền thống của các dân tộc này. Những tinh hoa văn hóa tinh thần, văn hóa ứng xử đã và đang bị lãng quên, bị thay thế bởi những yếu tố văn hóa xa lạ.

Dân tộc Mơng, Dao vốn có truyền thống văn hóa, tâm lý, tập tục độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Cộng đồng người Mơng, Dao có bản lĩnh và ý chí mãnh liệt vượt lên mọi điều kiện và hoàn cảnh để tồn tại và tự khẳng định mình. Sự cố kết, gắn bó dịng họ là một nét đặc thù điển hình của người Mơng, Dao. Người Mơng, Dao cư trú theo dịng họ, nếu đã thờ một ma tổ tiên thì dù ở xa hay gần đều đùm bọc lẫn nhau, không kể quốc giới, khơng được phép lấy nhau trong dịng họ. Cũng như các dân tộc khác, người Mông, Dao rất tôn trọng người đứng dầu dòng họ và hết sức tin tưởng vào họ. Người Mơng, Dao sống rất đồn tụ, nhiều thế hệ trong một mái nhà, trật tự, đạo đức trong gia đình rất được coi trọng, đặc biệt là đạo đức vợ chồng, con cái. Hiện tượng ly hơn, ngoại tình bị coi là hành vi xấu xa nhất. Có thể nói người Mơng, Dao rất coi trọng tình nghĩa, tình nghĩa chiếm vị trí hàng đầu trong thang giá trị của cộng đồng.

Phong phú hơn cả là kho tàng ca dao, dân ca của các dân tộc với những làn điệu như hát Gầu Plềnh (hát giao duyên), Gầu xống (hát cưới xin), Gầu tú ở (hát cúng ma) của người Mơng ở Đồng Hỷ; hát Sli, lượn (hát trữ tình) của người Tày, Nùng ở Định Hóa, Võ Nhai; hát lượn “Pả dgung” của người Dao

Đỏ ở Thái Nguyên ngân nga rất du dương tình cảm…. Song sau khi đạo Tin lành xâm nhập, tất cả những giá trị nhân bản trên đã bị đảo lộn, mai một.

Dù rằng Tin lành xâm nhập vào các cộng đồng dân tộc ở Thái Nguyên có góp phần loại trừ bớt những hủ tục rườm rà, những tập tục lạc hậu. Nhưng mặt khác nó cũng xóa bỏ cả những tập quán văn hóa và những giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc ở đây. Chẳng hạn theo đạo Tin lành sẽ không được ca hát, thổi sáo, thổi kèn; khơng được khóc khi có người chết, khơng được phép thăm viếng, chào hỏi người ngoại đạo. Đặc biệt, tục thờ cúng tổ tiên một tín ngưỡng mang đậm nét truyền thống cũng bị bãi bỏ, làm phai nhạt tình nghĩa ruột rà, dòng họ. Nhiều nơi sự phân hóa, chia rẽ diễn ra giữa những người có đạo và khơng có đạo gay gắt, làm tan nát cộng đồng gia đình, dịng họ, con cái xa bố mẹ, ơng bà xa cháu, họ hàng thân thích khơng cịn đến thăm nhau, trai gái hai bên khơng thể lấy nhau… Đã có nơi người khơng theo đạo là thiểu số bị o ép, cô lập.

Mối quan hệ huyết thống - vốn là sợi dây cố kết cộng đồng, được thay thế bằng sự tôn sùng Chúa trời. Trên thực tế già làng, trưởng bản, trưởng họ bị hạ thấp, người theo đạo chỉ tin và nghe theo các “trưởng đạo”, làm theo những lời răn của Chúa, chê bai truyền thống văn hóa của dân tộc và khơng có ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Hậu quả là nền văn hóa truyền thống của dân tộc có nguy cơ bị băng hoại; dịng chảy văn hóa dân tộc có nguy cơ bị đứt đoạn, đổi hướng… Bởi lớp già làng, trưởng bản - những “bảo tàng sống của văn hóa dân tộc” khơng thể bảo ban, lưu truyền lại những giá trị văn hóa dân tộc cho thế hệ sau. Ngược lại, tầng lớp thanh niên chịu ảnh hưởng của đạo cũng mất đi ý thức tiếp nhận thuần phong, mỹ tục truyền thống mà cha ông muốn truyền lại. Đây là vấn đề khó khăn, nan giải nhất trong cơng tác tư tưởng, văn hóa hiện nay. Muốn loại bỏ được niềm tin tơn giáo thì phải trên cơ sở xây dựng cuộc sống hiện thực bằng các chính sách KT - XH có thể

đem lại hạnh phúc, ấm no thực sự cho người dân; đồng thời xây dựng đời sống văn hóa, chắt lọc được những tinh túy của văn hóa các dân tộc để phát huy, đủ sức ngăn chặn tín ngưỡng, văn hóa từ bên ngồi xâm nhập.

- Ba là, sự xâm nhập, phát triển của đạo Tin lành cùng những hoạt động đạo trái pháp luật đã làm phức tạp thêm về tình hình chính trị, trật tự - an toàn xã hội.

Đạo Tin lành xâm nhập vào Thái nguyên đã phá vỡ trật tự nếp sống ở nông thôn miền núi, làm xáo trộn tư tưởng, tình cảm, tập qn, văn hóa cổ truyền của các dân tộc (Mông, Dao, Tày, Nùng…); ln ln hình thành 2 phái: theo đạo và không theo đạo. Khi chính quyền vận động, tuyên truyền nhân dân phải tin tưởng vào Bác Hồ, vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện ký cam kết với chính quyền khơng đi theo những luận điệu tuyên truyền đạo trái pháp luật của kẻ xấu. Chúng kích động, tuyên truyền cho quần chúng là: việc cam kết cứ cam kết, việc theo đạo cứ theo. Chính quyền vận động lập lại bàn thờ tổ tiên thì họ tuyên truyền vận động bà con lập lại bàn thờ cứ lập, nhưng theo đạo vẫn cứ theo. Từ đó hình thành tâm lý lén lút, ly khai, thoát khỏi sự quản lý về mặt Nhà nước của chính quyền cơ sở, trước hết là mặt tư tưởng. Nơi nào chính quyền cương quyết ngăn chặn thì chúng kích động bỏ q hương đi di cư tự do sang tỉnh khác. Tính từ năm 1994 đến cuối tháng 10/2007 đã có 1.000 hộ với 6.594 khẩu tự ý di cư tự do đi các tỉnh Việt Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên. Hiện nay có một số hộ đi di cư tự do ở Đắk Lắc, Lâm Đồng quay về và họ đã trở thành những truyền đạo viên tích cực truyền đạo Tin lành ở Thái Nguyên. Thực thế những năm qua ở vùng có truyền đạo Tin lành đã khẳng định:

Đạo Tin lành xâm nhập đến đâu thì nơi đó sự ổn định về chính trị - xã hội bị đe dọa, xâm phạm, đời sống kinh tế, xã hội bị đảo lộn, kinh tế không phát triển, bỏ bê sản xuất, xuất hiện tình trạng ly khai vơ Chính phủ, tách biệt

khỏi cộng đồng. Điều đó tạo cơ sở cho các thế lực thù địch ở trong và ngồi nước có điều kiện cơng khai lợi dụng vu cáo, kích động chống phá cách mạng nước ta.

Do những phần tử cầm đầu truyền đạo có nhiều thủ đoạn đối phó tinh vi, lừa bịp dân, nên ta khó đấu tranh và kiểm sốt được tình hình. Nhất là chúng kích động quần chúng theo đạo ký đơn tập thể địi chính quyền cho họ tự do theo đạo. Năm 1997 đã có 4 đối tượng, đại diện cho 4 nhóm đạo ở xóm Mỏ Ba và xóm Lân Quan - Tân Long - Đồng Hỷ viết đơn đề nghị chính quyền các cấp cho phép họ được theo đạo Tin lành…, nếu không cho họ sẽ bỏ đi nơi khác. Đời sống khó khăn, thiếu thốn sẽ tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội và ổn định chính trị ở các địa phương.

Do trật tự - an toàn xã hội và chính trị - xã hội khơng ổn định, ln đối phó với tình hình căng thẳng, nên việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở các cấp xã gặp khó khăn. Các mục tiêu phát triển KT - XH, xóa đói giảm nghèo bị đảo lộn. Ở một số nơi cán bộ cấp chính quyền, trưởng thơn bản bị vơ hiệu hóa, một số nơi bị lơi kéo trở thành người che chắn, tạo điều kiện cho đạo Tin lành xâm nhập.

- Bốn là, Tin lành xâm nhập vào Thái Nguyên đã ảnh hưởng đến khối

đại đoàn kết toàn dân.

Đạo Tin lành xâm nhập địa bàn Thái Nguyên đã làm nảy sinh sự nghi kỵ giữa những người theo đạo và người không theo đạo - kể cả trong một dịng họ, gia đình bố mẹ, vợ chồng, cha con, anh em, làng xóm - phá vỡ khối đồn kết dân tộc, làm ảnh hưởng đến chính sách đại đồn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Qua cơng tác khảo sát, điều tra ở địa bàn có đạo Tin lành xâm nhập, thấy ở các nơi đó đều có tình trạng mâu thuẫn, mất đồn kết giữa người theo đạo và khơng theo đạo. Trước đây khi có cơng việc, anh em đều có mặt giúp

đỡ lẫn nhau khơng kể ngày đêm. Nay, do vấn đề tín ngưỡng nên khơng giúp nhau khi có việc hiếu, hỷ, làm nhà, đổi công trong sản xuất, không dùng chung nguồn nước, không thăm hỏi, động viên nhau khi bệnh tật, ốm đau, có chuyện vui buồn, tai nạn rủi ro… Như vậy, do việc tin theo đạo Tin lành mà mất đoàn kết trong nội bộ dân tộc tăng lên; đồng thời dân tộc khác cũng không dám quan hệ với họ, làm cho các dân tộc ngày càng tách biệt, khó gần nhau. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến chính sách đại đồn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 33 - 40)