Cảm hứng về tình cảm gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ (Trang 36 - 40)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Cảm hứng trong thơ Phạm Hổ

2.1.2. Cảm hứng về tình cảm gia đình

Ngoài cảm hứng về thiên nhiên, gia đình đã tạo nguồn cảm hứng không nhỏ trong sáng tác của Phạm Hổ. Phạm Hổ viết nhiều về tình cảm với mẹ, với em và người chị gái. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình, bằng tất cả tình yêu, bé “loay hoay” để “tìm một củ khoai” nướng cho bố mẹ ăn đỡ lúc đói lòng: “Mẹ nhận, bóc ra Nửa bên còn sống Khoai vẫn ngon lắm Lòng con ngọt bùi Mắt mẹ rớm ướt

Khoai cầm chia đôi”

(Củ khoai của bé)

Phạm Hổ đã vẽ lên một bức tranh thể hiện tình cảm gia đình thật đầm ấm, tràn ngập yêu thương, một củ khoai thôi cũng làm ấm lòng cha mẹ, dẫu củ khoai đó có chưa được ngon nhưng với mẹ cha đây là món ăn ngon nhất trên đời của họ. Bé nướng với tất cả tình yêu muốn gửi tới cha mẹ. Không đưa ra lời giáo huấn, hay thông điệp trong bài thơ, nhưng bài thơ lại mang tính giáo dục rất cao, nó dạy cho các em biết quan tâm tới những người xung quanh và đặc biệt là người thân của mình, cách thể hiện tình yêu ấy dù đơn giản nhưng cũng đủ làm cha mẹ và người thân thấy vui lòng.

Cũng là thể hiện tình “Yêu mẹ ”, trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Bảo

có viết:

“Mẹ đi làm Từ sáng sớm Dậy thổi cơm Mua thịt cá Em kề má Được mẹ thơm Ơi mẹ ơi!

Con yêu mẹ lắm”

Tình yêu của em bé được thể hiện qua công việc của mẹ làm trong ngày,

yêu mẹ hay nói đúng hơn là thương mẹ vất vả.

Người đọc thường nói trẻ em trong thơ Phạm Hổ rất vô tư, không suy

nghĩ quá nhiều nhưng các em không hề vô tâm một chút nào, khi thấy “Mẹ ốm”

bé cảm thấy:

“Trường học càng xa Người em ở lớp

Bụng em ở nhà”

Rồi hàng loạt những câu hỏi được đặt ra: không biết U đã uống thuốc chưa? Đã hạ cơn sốt chưa? U có buồn không?... bé chẳng còn tâm trí đâu mà

học mà chơi với bạn, hết giờ học là chạy một mạch về nhà “Bướm bay mặc bướm” dẫu “Mồ hôi ướt trán” thì em lại “càng bước mau”. Nhanh chân vào

bếp, bé nấu cháo cho mẹ ăn mau khỏi. Một em bé thật ngoan!

Hình ảnh người mẹ cũng in đậm trong thơ Trần Đăng Khoa, người mẹ hiện lên trong sinh hoạt, lúc vui buồn, khi khỏe mạnh và cả lúc ốm đau. Nhìn mẹ ốm, anh như thấu hiểu cuộc đời dãi dầu nắng mưa, một nắng hai sương của mẹ, muốn mẹ vui và mau khỏe Khoa đã:

“Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con đóng cả ba vai chèo”

(Mẹ ốm)

Sẽ ít có em bé nào đọc bài thơ này khi rơi vào hoàn cảnh này mà không hành động tương tự như vây. Một bài thơ mang đầy tính giáo dục. Một cách giáo dục hết sức nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người.

Hơn ai hết chính các em đã hiểu thấu “Lòng mẹ” và được ghi lại chính xác trong bài thơ cùng tên của Hoàng Thị Minh Khanh:

“Có miếng ngọt miếng ngon Mẹ dành cho con hết

Đắng cay chỉ mẹ biết Nhọc nhằn chỉ mẹ hay”

Để cho con có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, no đủ, người mẹ đi làm cách mạng. Cái giá phải trả là chính tính mạng của mẹ, mẹ đã hi sinh anh dũng vì đất nước, vì mong muốn nước nhà được thống nhất, bỏ lại đứa con thơ:

Đói khổ dạy lớn khôn Hiểu rồi xưa xấp giấy Đúng là xấp truyền đơn”

(Xếp giấy ngày xưa)

Em bé đã lớn lên, bằng tình yêu với mẹ, bằng sự hiểu biết và tin tưởng vào Đảng, bé theo bước chân mẹ và đi làm cách mạng, cũng từ đây trong em xuất hiện những niềm vui nho nhỏ:

“Con đi tìm cách mạng Thấy gần mẹ nhiều hơn Nghe ấm bàn tay mẹ Trên những lá truyền đơn”

(Xếp giấy ngày xưa)

Lòng khát khao cháy bỏng được đi diệt giặc Mỹ Diệm, được trả thù, em đã:

“Em ước thành Phù Đổng Trừ sạch bọn giết người”

(Em yêu tổ quốc Việt Nam)

Phạm Hổ không có nhiều bài viết về em của mình. Trong tuyển tập Chú bò tìm bạn có bốn bài thơ nói về tình cảm với em. Không nhiều bài thơ nhưng

bằng tất cả tình yêu, Phạm Hổ đã miêu tả em của mình một cách khá cụ thể, từ diện mạo bên ngoài, đến sở thích, hành động mà em thường làm và thích làm

trong bài thơ Tôi yêu em tôi. Hình ảnh người anh cũng mẫu mực làm sao, thường xuyên đưa em đi chơi, chăm sóc em và khi “Có quà, có bánh/ Tôi nhường cho em”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)