Các biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ (Trang 84 - 104)

CHƯƠNG 3 ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ PHẠM HỔ

3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

3.1.4 Các biện pháp tu từ

Trong văn chương các nhà thơ thương sử dụng nhiều các biện pháp tu từ như: lặp, so sánh, nhân, ẩn hóa, ẩn dụ…nhằm thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật của mình đồng thời làm cho câu văn, câu thơ mượt mà, gần gũi, sinh động và dễ hiểu hơn với người đọc. Các nhà thơ viết cho thiếu nhi sử dụng nhiều biện pháp nhân hóa, so sánh, dấu chấm lửng…tạo nên không gian riêng của mình nhưng lại gần với thế giới trẻ thơ. Bởi lẽ các em ưa cái mới lạ, hấp dẫn và không thích lặp đi lặp lại, rập khuân, cũng như các em thường ham thích cái ngộ nghĩnh, kỳ thú chứ không phải cái đơn điệu, nhàm chán. Do đó cái linh loạt, cái sôi nổi và biến động dường như trở thành một nhu cầu trong cuộc sống tâm hồn trẻ em. Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói ấy sẽ mượt mà, gần gũi giàu hình ảnh, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc hơn khi sử dụng biện pháp tu từ. Phạm Hổ hiểu rõ được đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức của các em nên trong những bài thơ của mình ông thường sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ. Trong khuôn khổ cho phép, khóa luận này chỉ tập trung nghiên cứu 3 biện pháp chính: phép lặp, phép nhân hóa, phép so sánh.

Trong thơ Phạm Hổ, số các bài thơ được sử dụng hình thức trùng điệp nhiều. Bởi lẽ, để đáp ứng được thị hiếu của trẻ cần tạo ra một nhịp điệu thơ hấp dẫn, một ấn tượng mạnh mẽ. Phạm Hổ đã tạo ra một ấn tượng riêng khi ông kết hợp các yếu tố này. Các em nhỏ sẽ rất thích thú khi Phạm Hổ miêu tả cái chân bằng biện pháp lặp:

“Chân vịt hình mái chèo Chân tàu hình chong chóng Chân xe bánh lăn tròn Chân bàn im đứng thẳng

Suốt đời im đứng thẳng”

(Chân)

Nhờ sử dụng biện pháp lặp, dù là miêu tả một cái chân, Phạm Hổ vẫn để các em mở rộng hiểu biết và có sự so sánh giữa các loại chân với nhau, Cuối cùng, nhà thơ để cho các em có một kết luận: cái chân luôn đứng thẳng vững chắc là cái chân giá trị nhất. Còn đây, hình ảnh nước cũng được lặp lại theo nhiều góc độ khác nhau:

“Nước lên, xuống: biển cả Nước nằm im: ao, hồ ! Nước chảy xuôi: sông suối ! Nước rơi đúng trời mưa !”

(Nước)

Phạm Hổ đã miêu tả được nhiều hơn, nhìn vạn vật ở nhiều chiều hơn khi trong bài thơ ông sử dụng yếu tố lặp. Một cái chân, nhiều cái chân, một giọt nước, một ao hồ, sông suối chứa nước, một ngọn cây, ngọn cỏ, ngọn đồi, ngọn gió, ngọn lửa…đều được đứng cạnh nhau, bổ sung cho nhau:

“Ngọn lửa đèn lay động Ngọn núi đứng lặng im Ngọn gió không ngừng chạy Ngọn cây càng cao thêm Vút lên trời cao thêm”

(Ngọn)

Đọc những vần thơ trên của Phạm Hổ, một mặt, các em nhỏ sẽ rộng hiểu thêm về đối tượng được nói đến trong thơ. Mặt khác, các em được mở rộng vốn từ sau mỗi bài thơ ấy. Từ đó, các em càng yêu quý thơ ông, yêu quý tiếng mẹ đẻ hơn, có ý thức giữ gìn chúng hơn.

Thế giới nghệ thuật trong thơ Phạm Hổ vô cùng đa dạng và phong phú. Ông viết nhiều về cỏ cây, hoa lá, đồ vật, con vật. Những điều đáng nói là qua cái nhìn của Phạm Hổ, tất cả vạn vật xung quanh đều trở nên sống động, đều có hồn và đều là bầu bạn của trẻ. Đó là hành động và cảm xúc của Chú bò tìm bạn, của Chú bê con đòi bú, của Rong và cá, của Chú chó mèo chơi trốn tìm…Hay Gấu đen chụp ảnh, là sự lười học của ngỗng, sự chăm chỉ của vịt, là sự lao động cần mẫm của những người bạn ồn ào, im lặng như: bạn chổi, rế, bàn là, đinh, dây phơi…và là những cây cối rất muốn phục vụ con người… Tất cả đều hội tụ lại bên các em nhỏ không phân biệt giống, loài:

“Gấu đen chụp ảnh Gửi tặng bạn thân Gấu trắng thợ giỏi “Tách” cái chụp xong”

(Gấu đen)

Sở thích của gấu đen là thích chụp ảnh để gửi tặng bạn thân nên đã nhờ thỏ trắng. Tự lúc nào, thỏ trắng đã trở thành thợ giỏi. Cả hai cùng thích thú bên những tấm ảnh vừa chụp xong. Còn đây là cảm xúc ngỡ ngàng, ngơ ngẩn của chú thỏ khi được quay phim. Một chú thỏ thông minh nhưng cũng ngây thơ giống như những em bé khi lần đầu tiên xem những hình ảnh của mình qua ống kính:

“Thỏ được quay phim Hôm nay thấy mình Múa trên màn ảnh Thỏ con ngơ ngẩn Quay hỏi bạn - Mình với thỏ kìa

(Thỏ được quay phim)

Những người bạn đồ vật cũng được Phạm Hổ nhân hoá để chúng có đức tính, cảm xúc như con người: chăm chỉ, cần mẫn, thông minh và luôn mang lợi ích đến cho mọi người. Đó là cái Chổi rất đỏm dáng, luôn thích làm duyên, những khi chổi múa dạo một vòng thì nhà cửa sạch ngay:

“Thích buộc nhiều thắt lưng Cả đời không di dép

Chổi múa dạo một vòng Rác trong nhà biến sạch”

(Chổi)

Còn ai đã từng qua tuổi thơ lại chẳng thấy bóng mình qua bài Ngủ rồi:

“Gà mẹ hỏi gà con Đã ngủ chưa đấy hả Cả đàn gà nhao nhao Ngủ cả rồi đấy ạ”

(Ngủ rồi)

Những con gà mà các em hay ngắm nhìn hang ngày, được nhà thơ Phạm Hổ viết vào thơ ngộ nghĩnh quá, bởi chúng cũng giống các em, rất ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn, hỏi gì đáp nấy. Còn cái Đinh thì luôn vui vẻ, tươi ười hạnh phúc sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ:

“Chôn mình vao cột Chôn mình vào tường Cho chị treo gương Cho em treo ảnh Xong rồi hóm hỉnh Đinh ta tươi tỉnh

Nhô đầu nhìn quanh”

(Đinh)

Không quên những ngưòi bạn cây cối, Phạm Hổ đã để cho chúng trò chuyện với các em, nhắc nhở các em học bài:

“Sân vừa được trồng cây Cây giồng như đàn trẻ Nhìn bé, cây vẫy mời: “Học xong, ra chơi nhe!”

(Sân cây)

Không vô lý khi có lần ông đã nói trên một diễn đàn quốc tế: “Nhiệm vụ của thơ là dạy con người yêu con người”. Ông đã thực hiện được nhiệm

vụ ấy của mình khi mang tới cho các em câu chuyện cảm động của hai chị em nhà bướm:

“Chị ơi vì sao Hoa hồng lại khóc Không phải đâu em Đấy là hạt ngọc Người gọi là sương Sao đêm gửi xuống Tặng cô hoa hồng”

(Bướm em hỏi chị)

Nghệ thuật nhân hóa đã biến những cánh bướm thành những con người biết yêu thương quan tâm tới bạn bè của mình. Bằng cái nhìn kỳ thú yêu thương và cách khai thác nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa độc đáo, nhà thơ làm cho các em nhìn vào thế giới thân quen bao giờ cũng có điều mới lạ, thật không sai nếu nói nhân hóa là biện pháp nghệ thuật bao trùm trong thơ Phạm

Đối với trẻ thơ, so sánh để làm nổi bật đối tượng cần nói đến trong thơ là một điều cần thiết. So sánh càng gần gũi thì các em càng dễ dàng cảm thụ những hình tượng được nói đến. Song song với việc sử dụng nhân hóa, trong thơ viết cho các em, Phạm Hổ đã sử dụng những hình ảnh so sánh ví von độc đáo tạo nên cách tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về đối tượng bằng những hình ảnh ngày càng trở nên phong phú, đậm nét hơn. Đọc Rong và cá bạn đọc sẽ được xem một màn vũ kịch với những màu sắc và động tác nhịp nhàng của hai nhân vật rất đặc biệt. Thân rong xanh và đuôi cá đỏ bỗng xuất hiện khi lá màn sân khấu từ từ kéo lên trong một thời gian không định trước.

“Có cô rong xanh Đẹp như tơ nhuộm

Giữa hồ nước trong

Nhẹ nhàng uốn lượn Một đàn cá nhỏ Đuôi đỏ lụa hồng Quanh cô rong đẹp Múa làm văn công”

Cô rong xanh không chỉ được nhà thơ Phạm Hổ ví như một cô văn công mà còn được nhà thơ so sánh “Đẹp như tơ nhuộm”. Đó là vẻ đẹp của màu sắc non xanh, trong mát và dáng hình mềm mại thả trôi theo dòng nước. Còn những chú cá nhỏ với cái đuôi màu sắc rực rỡ thì ví như dải lụa hồng. Không sử dụng từ so sánh nhưng cách so sánh chìm này gợi cho người đọc thấy được màu sắc và đường nét uốn lượn của chúng. Chính tình yêu và sự nhạy cảm trước thiên nhiên đã giúp Phạm Hổ vẽ lên bức họa xinh đẹp đó. Chiếc bàn là được nhà thơ so sánh như chiếc xe lu:

“Tôi như chiếc xe lu Là quần áo thật phẳng”

(Bàn là)

Với xe cứu hoả, Phạm Hổ đã miêu tả như một chú bé xông xáo, khẩn trương và dũng cảm:

“Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tớ chạy như bay Hét vang đường phố”

(Xe chữa cháy)

Màu đỏ của thân xe được ví như màu lửa, đó là màu đỏ rực, nóng bỏng đặc trưng cho công việc, cũng là màu của sự nhiệt tình. Chiếc xe chữa cháy to lớn ấy tưởng chường như rất nặng nề với cái bụng đầy nước nhưng khi có nhiệm vụ lại thật nhanh nhẹn và năng nổ, Điều đó được diễn đạt hiệu quả qua

hình ảnh so sánh “chạy như bay”. Bốn dòng thơ với hai lần sử dụng các biện

pháp tu từ Phạm Hổ đã diễn tả được tình cảm, cảm xúc của mình trước thiên nhiên, với ánh nhìn của trẻ thơ. Nhờ biết cách biến những thứ quá quen thuộc và dễ dàng lãng quên thành những con người đáng quý, đáng yêu trong thế giới trẻ thơ.

Đến độ bóng của Đôi que đan cũng được so sánh bằng hình ảnh rất ấn tượng:

“Que tre đan mãi Bóng như ngọc ngà”

(Đôi que đan) Một chiếc Rế lại được ví như cái đài hoa:

“Ôm lấy nồi lấy chảo Rế như cái đài hoa”

Đặc biệt, trong những bài thơ nho nhỏ - (“Lời tạm biệt của tác giả, gửi đến các bạn đọc nhỏ tuổi thân yêu”), Phạm Hổ đã có sự ví von rất chân thành và xúc động về tâm huyết của ông dành cho các em trong suốt cuộc đời làm thơ của mình:

“Suốt đời tôi chỉ mơ Được làm cho các em Những bài thơ nho nhỏ Như những hòn bi xanh đỏ

Như những quả quýt, quả cam các em tay bóc vỏ, miệng cười Như những chú gà con chạy nhảy lon ton bên mẹ,

Các em đặt lên tay, vuốt ve bồng bé,

Như những ô cửa xinh xinh mở cùng bốn phía Đón hương lúa thơm và tiếng hát chim trời…”

(Những bài thơ nho nhỏ)

Đó là những hình ảnh so sánh vừa gần gũi, đơn sơ lại vừa thiêng liêng cao cả. một bên là niềm mơ ước suốt đời của nhà thơ với một bên là những điều giản dị nhất, tình cảm nhất mà ông muốn đem lại cho trẻ thơ. Đối với Phạm Hổ, không gì vui hơn, hạnh phúc hơn là được làm thơ cho các em, dành tặng cho chúng những đồ chơi mà chúng thích, để trên môi các em luôn nhoẻn cười…Đó là niềm mơ ước, là khát khao của một con người suốt đời sáng tác cho thiếu nhi. Tấm lòng đó thật đáng trân trọng, đáng quý biết bao. 3.2 Cách tổ chức bài thơ

Nói theo cách nói của Phan Ngọc thì “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản”, trong thơ câu và dòng nhiều khi không trùng khít, có câu thơ bao

gồm nhiều dòng, có câu thơ chỉ là một tiếng, có thể là câu đặc biệt, các kiểu câu trùng điệp, câu vắt dòng, câu đảo ngữ… chính việc sử dụng những câu “bất

bình thường” như vậy đã tạo ra được những giá trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn ngữ thơ ca.

3.2.1 Hình thức đối thoại

Nhà nghiên cứu Phong Lê rất có lý khi cho rằng: “thế giới bao la ngày càng rộng lớn và lý thú, các em hăm hở, băn khoăn trước vô vàn câu hỏi, không thể tính cả cuộc đời có bao nhiêu câu hỏi. Những câu hỏi ở tuổi thiếu nhi, theo tôi là bức xúc nhất và ẩn ý nhiều thú vị” [23, tr 28]

Một người thợ chụp ảnh, một người thư kí trung thành – Phạm Hổ đã giúp các em ghi lại những câu hỏi, chụp lại những nét ngây thơ nhất trong lúc các em đưa ra câu hỏi và ngạc nhiên trước hiện tượng muốn được hỏi. Phạm Hổ đã tái hiện những mẩu đối thoại đó vào trong thơ, bằng cách ghi lại câu chuyện của các nhân vật, nhằm nêu và cắt nghĩa nhanh nhất những thắc mắc của các em, thể hiện rõ nét ngây thơ của trẻ để mở ra trước mắt các em những điều mới lạ. Các em như một tờ giấy trắng, mọi thứ xung quanh em đều trở nên mới lạ, việc đặt ra những câu hỏi, những thắc mắc là hoàn toàn đúng. Trẻ em có muôn vàn những thắc mắc về thế giới quanh mình. Thế giới đó vừa hiện thực, vừa là mơ ước, là hôm nay và ngày mai, những gì gần gũi mà xa xôi, những gì là quen thuộc mà mới mẻ lạ lùng… Chính vì vậy việc đối thoại là vô cùng cần thiết. Trong thơ viết cho các em, có tới một phần tư số bài Phạm Hổ làm theo hình thức này.

Bằng những câu hỏi – đáp, nhà thơ đã khơi gợi ở các em tính độc lập trong tư duy, khả năng hiểu biết về thế giới xung quanh. Qua đó, các em nhận thấy thiên nhiên và cuộc sống bỗng trở nên sinh động. Đó là sự ngạc nhiên của bướm em khi nhìn thấy những giọt sương long lanh trên cánh hoa đã hỏi chị:

“- Chị ơi vì sao Hoa hồng lại khóc? - Không phải đâu em, Đấy là hạt ngọc”.

(Bướm em hỏi chi)

Là sự băn khoăn của cua con khi nhìn thấy cây lúa đang rì rào bỗng im lặng, bé níu tay mẹ hỏi:

“Dưới ánh trăng đêm - Cô lúa đang hát Sao bỗng lặng im”

Trẻ thơ nhìn cuộc đời thật ngây thơ, ngộ nghĩnh và đáng yêu biết nhường nào, vì ngây thơ, vì ngỡ ngàng trước cuộc sống nên các em hay hỏi. Khi các em hỏi rồi thì thích được trả lời, nhà thơ Phạm Hổ hiểu rõ được tâm lý ấy của trẻ thơ và ông đã trả lời cho các em theo cách riêng của mình, vô cùng lý thú nhưng hợp với cách nhìn, cách nghĩ của trẻ thơ. Và câu trả lời của

“Cua mẹ” đã xâu chuỗi mọi vấn đề, vừa có tình, vừa triết lý: “Chú gió đi xa

Lúa buồn không hát”

(Lúa và gió)

Một chú gà con thông minh, lém lỉnh, ham học hỏi, thấy vật lạ không hiểu chú hỏi luôn:

“Tròn nhẵn, trắng hồng Quả gì thế mẹ

Hay là đá chăng? ”

(Gà con và quả trứng)

Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Hổ sáng tác thơ dựa trên các tình huống đối thoại mà ở hình thức đối thoại nào tác giả cũng mang đến cho trẻ hiểu biết, giáo dục tình cảm cho trẻ hết sức tinh tế. Một câu hỏi tưởng chừng

như rất khó giải thích nhưng lại được Phạm Hổ trả lời thật độc đáo: “Đào đỏ, mai vàng

Mẹ ơi ! Ai nhuộm Đủ các màu hoa? Nhuộm các loài hoa Ấy là bác đất

Lặng im, thật thà”.

(Đất và hoa)

Có lẽ xây dựng hình thức đối thoại là một cách thể hiện phù hợp với trẻ thơ, những thắc mắc, những câu hỏi đặt ra thể hiện rõ những nét hồn nhiên trong suy nghĩ của trẻ nhỏ. Điều đó được diễn tả thành công qua mẩu đối

thoại của “Thỏ dung máy nói”:

“Thỏ đây! Ai nói đấy! Mèo à! Mèo thế nào? Tớ không trông thấy cậu Nhỡ đứa khác thì sao?”

Đọc bài thơ ấy hẳn các bạn nhỏ thấy mình nhiều lúc cũng đa nghi giống như chú thỏ dùng máy nói, cứ nhất định muốn người ở đầu kia xuất đầu lộ

diện thì chú ta mới tin tưởng đó là bạn mình – Trẻ thơ “ngốc nghếch” mà lại

thật đáng yêu là vậy.

Bằng những câu hỏi đáp trong mỗi bài thơ, Phạm Hổ đã gợi cho các em sự liên tưởng và suy nghĩ về điều kỳ diệu của tạo hoá cũng như sự khéo léo của con người. Điều này rất hợp với bản tính tò mò, thích khám phá thế giới của các em. Bởi những câu hỏi, những thắc mắc của các em sẽ không bao giờ dứt…Tái hiện những mẩu đối thoại này, Phạm Hổ đã mở ra trước mắt các em bao điều kỳ lạ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ (Trang 84 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)