Những em bé đáng yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ (Trang 40 - 48)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Hình tượng trong thơ Phạm Hổ

2.2.1. Những em bé đáng yêu

Đến với thơ của Phạm Hổ ta thấy gần gũi, thân thuộc, đó là những câu chuyện bình dị trong cuộc sống hàng ngày, tình cảm gia đình đầm ấm, bạn bè thân thiết, hay trò chơi ngày bé mà ai cũng đã từng trải nghiệm…tất cả đã tạo cho Phạm Hổ nguồn cảm hứng bất tận trong quá trình sáng tác. Nhà thơ Vũ Duy

Thông đã từng nói: “Đọc thơ Phạm Hổ viết cho các em, ấn tượng đầu tiên để lại: đây là con người yêu mến trẻ thơ đến mức đắm đuối, không bao giờ no chán; một người luôn khao khát tìm đến trẻ thơ để hiểu và yêu chúng hơn nữa; một người muốn- không phải đóng vai một thầy giáo nghiêm nghị cất lời căn dặn những lời trái phải – mà là một người bạn chân thành của trẻ.” [29, tr 51]

Khi còn nhỏ, với trẻ thơ còn gì sung sướng hơn khi được hòa mình với

thiên nhiên và được chơi trò chơi thả Diều trên những cánh đồng rộng thênh thang, được chơi trò Ú tim để xem ai khéo léo và thông minh hơn, được, Nhảy dây … thú vị hơn trò chơi đóng vai thành người lớn Bé đi cày giống bố. Chính

các em tự nghĩ ra trò để chơi, tự mình làm chủ thế giới của mình. Không gian của đồng quê là nguồn cảm hứng cho trí tưởng tượng của các em được thỏa sức thực hiện. Bé thấy bố đi cày, bé muốn học để giúp bố và rồi:

“Chuối xanh một quả Cắm bốn chân tre Thành con trâu đực Nhìn giống giống ghê…”

(Bé đi cày)

Từ những thứ dân dã với quả chuối xanh, que tăm được làm từ tre cộng thêm chút khéo léo vậy là bé cũng có một chú trâu và được đi cày giống bố. Đồ chơi của con trẻ đơn thuần là những thứ như thế nhưng nó cũng đủ làm cho trí tưởng tượng của trẻ em được phong phú hơn.

Chán với mảnh vườn nhà, bé lại muốn đi xa khám phá, bé thả hồn theo chiếc thuyền đưa bé đi khắp thế giới, ở đó có bao điều mới lạ:

“Bé nhìn thuyền lênh đênh Tưởng mình ngồi trên ấy Mỗi đám cỏ thuyền qua Là một làng xóm đấy!”

(Thuyền giấy)

Niềm đam mê làm bé chẳng để ý tới thời tiết xung quanh, trời mưa bé cũng không để ý tới:

“Thuyền phăng phăng trên nước Bé băng băng trên bờ

Bé theo thuyền, theo mãi Mặc ông trời chuyển mưa…”

(Thuyền giấy)

Sự đam mê khám phá, khiến bé tưởng như chính mình đang được trên chiếc thuyền để phiêu du đến những làng khác, sự đam mê được du ngoạn được

hiểu biết bé bất chấp tất cả, bé “Mặc ông trời chuyển mưa” bé vẫn “băng băng”

đi tìm kiếm và khám phá điều mới lạ.

Tuổi thơ của trẻ em làng quê Việt luôn gắn liền với những buổi chiều chăn trâu, thả diều trên cánh đồng xanh rộng. Hình ảnh của những cánh diều bay lên trong gió chiều như chắp cánh thêm cho chính ước mơ của bé sau này sẽ được bay cao, bay xa hơn nữa:

“Diều từ mặt đất Diều cất mình lên

Đảo đảo, nghiêng nghiêng Rồi diều lên thẳng

Mai nối dài dây Cho diều, diều nhớ Để em cùng diều Bay cao, cao nữa…”

(Thả diều)

Trò chơi nhảy dây là trò chơi không thể thiếu trong kí ức tuổi thơ của mỗi đứa trẻ, không có bạn thì nhảy dây chẳng vui, bé gọi cây mà chân cây dưới đất, bé đành nhảy với ông mặt trời :

“Có cây lại vắng bạn Nhảy một mình chẳng vui! Muốn rủ cây cây bảo : Chân chôn dưới đất rồi!!!

A! May quá! Thích quá Đã có ông mặt trời! Trong vòng dây vun vút Ông cùng em nhảy đôi”

(Nhảy dây)

Xem một cái cây là bạn thì đó là chuyện rất bình thường, nhưng “rủ” cây

chơi nhảy dây cùng khi vắng bạn thì ý tưởng ấy chỉ có của trẻ thơ. Và thật bất

ngờ tới phì cười với câu trả lời “chân chôn dưới đất rồi”. Bé không chịu chơi

một mình nên rủ ông mặt trời cùng chơi. Với sự có mặt của ông mặt trời đã làm cuộc chơi của bé vui hơn.

Trong mỗi chúng ta chắc có lẽ đã quá quen thuộc với những trò chơi trong thơ Phạm Hổ, đâu đó sẽ nhìn thấy chính mình trong những trò chơi ấy.

Cái hay và cái tài của Phạm Hổ không chỉ là gợi cho ta nhớ lại mà còn là hướng dẫn, giúp chụp lại những khoảnh khắc đáng yêu nhất, ngây thơ nhất của chúng ta khi tham gia cuộc chơi đó. Đọc thơ Phạm Hổ giúp người lớn thấy vui khi được nhìn lại, nghĩ lại mình ngày đó mà không khỏi tủm tỉm cười, những em nhỏ thì có thêm những trò chơi mới để chơi để được hòa mình với thiên nhiên, để được thỏa sức khám phá và tưởng tượng.

Điều hay và độc đáo ta thường thấy là nhà thơ đã biến những kiến thức tưởng chừng như khô khan nhất thành điều thân thương, gần gũi nhất. Tuổi nhỏ các em yêu thầy cô giáo, kính trọng và nghe lời thầy cô, đối với các em điều thầy cô dạy là đúng và hay. Hiểu được tâm lý đó của trẻ thơ, Phạm Hổ đã viết những bài thơ dung dị như chính lời cô giáo dạy, đó sẽ là hành trang đầu đời của bé, là bài học đường đời đầu tiên, là những con chữ i, t :

“Mẹ mẹ ơi, cô bảo: “Hăm bốn chữ cái Học thật thuộc rồi Chúng sẽ ở lại Với con suốt đời…”

(Học chữ)

Trong dân gian ta có một bài học chữ được cấu tạo bởi những hình ảnh dễ nhớ, gần gũi :

“O tròn như quả trứng gà Ô thời đội mũ

Ơ thời thêm râu ”

Vẫn trên tinh thần ấy, song hành với việc học chữ là học số, những con số như cựa quậy khi được nhà thơ lồng ghép với các sự vật có ở xung quanh giúp việc học và ghi nhớ thật dễ dàng:

Bong bóng xà phòng Vỡ tan , biến mất Mặt trời chỉ một Chiếu sáng đời đời

Chín (9) cái đầu rồng Mười (10)ngón tay hồng Làm nên tất cả!”

Những thông tin mẹ đưa ra chưa hẳn là đúng, cô giáo con mới đúng cơ, một lời trẻ thủ thỉ tâm sự, hay như muốn kể lại cho mẹ nghe về một điều rất lí thú về vấn đề mới được cô dạy đó là nếp vệ sinh cá nhân sạch sẽ từ việc giữ sạch đôi bàn tay sạch:

“Mẹ mẹ ơi, cô bảo: “Bàn tay như búp lan Phải giữ tay cho sạch Tay bẩn lo rửa ngay

Tránh bẩn sang áo, sách…”

(Bàn tay như búp lan)

Và nếu chẳng may mà sách có bẩn, bé nghĩ ngay tới việc Giặt sách. Thật

tức cười và trớ trêu thay, không biết phải nên khóc hay cười trước hoàn cảnh của cậu bé mượn sách anh đi chơi chẳng may dây bẩn, với suy nghĩ non nớt ngây thơ của bé, sau một hồi hoảng sợ và suy nghĩ bé quyết định:

“Cạnh chỗ bé ngồi Chậu đang đầy nước Bé nhúng sách vào Giặt mau cho sạch”

Trẻ em bao giờ cũng hồn nhiên, trong sáng và tinh nghịch. Trong bất kì hoàn cảnh nào thì bản chất đó không thay đổi. Dù phải chứng kiến những cái chết đau thương của các em thơ trong các trận càn, Phạm Hổ viết về các em vẫn là sự hồn nhiên, sự vươn lên, biết biến đau thương thành hành động, luôn tin

vào ngày mai tươi sáng, vẫn hồi hộp xem Sen nở, Soi gương, chải tóc làm duyên, bé Rình xem mặt trời tìm tòi, khám phá những bí ẩn cuộc sống:

“Sáng mát mẹ phơi áo Chiều xế mẹ lấy vào Bé sờ áo hỏi mẹ Nước trên áo đi đâu”

(Rình xem mặt trời)

Đây là một vấn đề không lạ song với bản tính hiếu động, ham khám phá, muốn tìm hiểu, hay thắc mắc việc đưa ra câu hỏi như vậy là điều dễ hiểu. Trước thiên nhiên và cuộc sống, các bé sẽ đặt ra hàng ngàn câu hỏi tại sao và vì sao?

Những câu hỏi sẽ đi cùng các em suốt quãng đời niên thiếu, giúp các em trưởng thành hơn, lớn khôn hơn, nhận thức được nhiều hơn những vấn đề từ đơn

giản đến phức tạp trong tự nhiên và trong cuộc sống. Câu hỏi của em bé Rình xem mặt trời rất ngây thơ nhưng chính nó lại là động lực thúc đẩy trong các em một

niềm đam mê khám phá. Bằng câu trả lời hóm hỉnh của người mẹ vừa chính xác vừa pha lẫn chút tếu táo làm khơi gợi trong bé sự sự tò mò, bất ngờ:

“Mẹ cười chỉ mặt trời: - Ông mặt trời uống đấy Bé tìm mẹ hỏi thêm

- Uống lúc nào không thấy”

(Rình xem mặt trời)

Và rồi bé quyết định để tìm ra chân lí, để được chứng kiến tận mắt và rồi kiểm định lại về những điều mẹ nói:

“Hôm sau múc bát nước Bé để chỗ vắng người Vào nhà nấp khe cửa Bé rình xem mặt trời”

(Rình xem mặt trời)

Luôn là vậy, những em bé trong sáng tác của Phạm Hổ là những em bé hiếu động, thích vui chơi và ham học hỏi, những câu hỏi và hành động của bé nhiều khi khiến người lớn cảm thấy khó trả lời và cũng không ít lần phì cười

trước sự ngây ngô, hồn nhiên ấy. Bài Soi gương nhà thơ đã tái hiện lại một cuộc

đối thoại ngắn của hai bố con. Đó là một bạn nhỏ thật thà, hồn nhiên hỏi cha mình:

“Có ai khóc nhè

Mà soi gương không bố”

(Soi gương)

Bằng sự nhanh trí, thông minh cùng với cách trả lời dí dỏm khôn ngoan nhưng lại vô cùng đơn giản, dễ hiểu, người cha đã không chỉ giải đáp được những thắc mắc của người con mà còn nhẹ nhàng nhắc nhở các bé rằng khóc nhè là điều không nên:

“Một đứa khóc đủ rồi Soi chi thành hai đứa”

(Soi gương)

Một em bé đáng yêu nữa, thích làm nũng với mẹ, thích được mẹ yêu chiều:

“Mẹ bế con tí thôi! Lát nữa con bế mẹ!” Em nghe mà phì cười Em nói gì lúc bé?”

(Bé)

Đọc thơ của Phạm Hổ người lớn đọc thì phải ngầm nghĩ, trẻ em đọc thì thấy mình trong đó, thấy vui và thấy khoái. Liệu rằng ngày bé mình có thể không nhỉ? Một câu hỏi thôi nhưng được đặt ra khá nhiều khi càng đi sâu tìm hiểu tác phẩm của Phạm Hổ.

Bên cạnh những em bé thông minh, thích khám phá, Phạm Hổ còn dành nhiều vần thơ để viết về các em nhỏ với những suy nghĩ đúng, sai trong cuộc sống. Đó chính là sự lựa chọn trắng đen mà trẻ cần phải biết để hình thành dần nhân cách, một bé Trọng “hét ầm” lên đòi theo bố mẹ đi làm, dù đã được bà dỗ dành thì cậu ta cũng vẫn: “Cứ đạp lung tung Suýt làm bà ngã Rồi Trọng ăn vạ Nằm lăn cù lù….” (Hay vòi)

Phạm Hổ không đưa ra sự phán xét hay nhận định về hành động của Trọng mà đã để cho Trọng tự biết nhận định về hành động của mình:

“Vòi mẹ quấy bà Chẳng hề nào hay Đỗ đen, đỗ trắng Chọn hạt nào đây”

(Hay vòi)

Không đưa ra một mệnh lệnh, không yêu cầu các em phải thế này, phải thế kia, không phân định trắng đen, trái phải, tác giả đã để cho trẻ tự nhận biết

được sự việc “Vòi mẹ quấy bà” là hành động như thế nào để rồi trẻ tự biết “Chọn hạt nào” nếu muốn trở thành con ngoan, muốn được mọi người quan

Không mang tính giáo điều, không trực tiếp khuyên răn, Phạm Hổ như một nhà sư phạm cần mẫn, tỉ mẩn, nhẹ nhàng thủ thỉ, dần dần giáo dục các em bằng cách trải nghiệm để tự rút ra bài học cho riêng mình, các em từ đó có được

những kĩ năng sống một cách tự nhiên. Phạm Hổ luôn tâm niệm: “Thơ cần có ý nghĩa tốt về xã hội, các em đọc thấy thích về phần tiếp thu của các em, người lớn đọc cũng có chuyện để ngẫm nghĩ”[28,109].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)