Thế giới loài vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ (Trang 48 - 63)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Hình tượng trong thơ Phạm Hổ

2.2.2. Thế giới loài vật

Qua quá trình đọc và tìm hiểu thơ Phạm Hổ, chúng ta dễ nhận thấy là thơ Phạm Hổ nói nhiều về chủ đề tình bạn. Bạn đối với ông không chỉ là thiên nhiên

mà còn là loài vật. Phạm Hổ thừa nhận: “Tôi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con người”, trong hơn 10 tập thơ viết cho các em, Phạm Hổ đã có 6 tập

nói về tình bạn. Chỉ có bạn các em mới thực sự có được nét đồng điệu trong hoạt động vui chơi và học tập. Ở bạn, các em có thể thoải mái tâm sự những vui, buồn, những ngây thơ, dại khở, những tò mò, những câu hỏi mà…chỉ bạn của chúng mới có thể trả lời được.

Dấu hiệu nhận biết chủ đề tình bạn trong thơ Phạm Hổ trước hết là ở việc

đặt tên cho các tập thơ: Chú bò tìm bạn, Bạn trong vườn, Những người bạn im lặng, Những người bạn ồn ào... đi vào văn bản, ta thấy cảm hứng tình bạn như

sợi chỉ xanh xuyên suốt ở hầu hết mọi bài thơ, tập thơ. Dù viết về điều gì, Phạm Hổ cũng đều gợi lên cho các em một câu chuyện tình bạn. Một chú bò đi lang

thang trong chiều với tiếng “ậm...ò...” đã trở thành hình ảnh đáng yêu trong nỗi

thiết tha gọi bạn.

Bài thơ Chú bò tìm bạn được Phạm Hổ viết vào năm 1952. Bài thơ được

khơi nguồn từ hình ảnh những chú bò chiều chiều ra sông uống nước, đâu đó trong không gian chiều muộn vang vọng tiếng “ậm... ò...”. Tứ thơ chợt đến, bài thơ hiện ra sau những thăng hoa của cảm xúc.

“Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát

Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình, ngỡ ai Bò chào: - Kìa anh bạn Lại gặp anh ở đây!

Nước đang nằm nhìn mây Nghe bò cười nhoẻn miệng Bóng bò chợt tan biến Bò tưởng bạn đi đâu Cứ ngoái trước nhìn sau Ậm...ò tìm gọi mãi...”

(Chú bò tìm bạn)

Trong cảm quan dân gian, chú bò là biểu tượng của tính lơ ngơ: “Lơ ngơ như bò đội nón”, sử dụng hình ảnh chú bò để nói về các em nhỏ là một sự lựa

chon thông minh và gần gũi. Trong thơ Phạm Hổ, chú bò vẫn có cái lơ ngơ, ngơ ngác khi đi tìm bạn nhưng thật đáng yêu. Sự đáng yêu của chú bò ở chỗ chú bò biết chào hỏi, chú biết cuời và ngộ nhất là bò ngơ ngác vì tưởng bạn mình đi đâu, chú không hề hay biết đó chính là cái bóng của mình. Chú cứ ngỡ buổi chiều mát đó có một anh bạn nào đến thăm chú. Từ niềm vui nho nhỏ đó, từ khát khao tiềm ẩn là sự mong chờ một người bạn, bò cứ ngỡ bạn chỉ đến thăm mình một lát rồi lại đi luôn, không chào tạm biết. Bò ta cứ tìm hoài, tìm mãi…mà chẳng thấy bạn đâu. Tình cảm ngây ngô, trong sáng của chú bò thật đáng mến, đáng yêu.

Sự kết bạn của chú bò trong bài thơ cũng chính là cách kết bạn của trẻ thơ, không cần phải hỏi tuổi tên, quê quán, gia cảnh của bạn, chúng có thể dễ dàng đến chơi với nhau một cách thân thiết, vô tư, không vụ lợi. Và thật là buồn khi không thấy bạn đâu, một thứ tình bạn ta thấy rằng chỉ tồn tại khi còn con trẻ.

Sau bài thơ này, cảm hứng tình bạn như một dòng chảy tuôn trào mang những hạt phù sa màu mỡ vào cánh đồng thơ Phạm Hổ. Kết quả, cánh đồng thơ ấy cứ lấp lánh lên những sắc màu đáng yêu của tình bạn.

Thơ Phạm Hổ còn có cả một thế giới những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu. Trong thế giới này, Phạm Hổ đã tập hợp đầy đủ các con vật với nhiều đặc điểm khác nhau. Chúng cũng là những người bạn nhỏ của con người, của các em. Bước vào thế giới đó, các em như lạc vào thế giới của những câu chuyện vừa gần gũi vừa hấp dẫn, bổ ích, mở ra cho tâm hồn các em nhiều điều mới lạ kì thú. Bằng sự quan sát tinh tế, Phạm Hổ đã phát hiện ra đặc điểm riêng của mỗi con vật. Ông đã chọn ra những chi tiết độc đáo để miêu tả một cách ấn tượng những người bạn loài vật đáng yêu, đáng quý. Nắm bắt được tâm lí trẻ em, thơ Phạm Hổ không đi tìm hiểu đời sống và những hoạt động của loài vật mà ông chủ yếu khai thác những nét tính cách, vẻ đẹp riêng của chúng. Qua đôi mắt trẻ thơ, các con vật được ông nhắc đến vừa phong phú, đa dạng lại mang những nét tính cách ngây thơ, hồn nhiên. Từ những vần thơ Phạm Hổ, các em không chỉ khám phá về nững con vật rất đáng yêu mà còn thích thú khi gặp được chính mình ở đó.

Vườn thơ Phạm Hổ như một vườn bách thú. Ông sưu tập nhiều loài vật nuôi trong gia đình và gần gũi với con người. Đó là những chú chó, chú mèo, chú con gà, chú con vịt, chú con trâu, con bò… bên cạnh những con vật đáng yêu này Phạm Hổ còn đưa ra bộ sưu tập với nhiều loài động vật ở chốn rừng xanh như: hươu, nai, thỏ, voi… hay những con vật gắn liền với sông nước như: vịt, ếch, nhái, dế, chuột, cá… có thể thấy, thơ Phạm Hổ là một xã hội loài vật rất đông vui và luôn rộn rã tiếng hót, tiếng cười. Một xã hội luôn nhộn nhịp, ríu rít nhưng lại rất đoàn kết, luôn sống bên cạnh con người, bên cạnh các em nhỏ. Chúng không chỉ có ích cho con người mà còn là những người bạn thân thiết của các em. Chúng đều là những con vật hiền lành, dễ gần, dễ mến.

Nếu trong Chú bò tìm bạn Phạm Hổ đã gửi đến cho các em những bài học đáng quý và xúc động về tình bạn thì ở trong Thỏ dùng máy nói, nhà thơ lại để

cho trẻ bắt gặp một chú thỏ đa nghi, làm tổn thương tình bạn. Thỏ nhất định muốn bạn ở đầu dây bên kia phải xuất đầu lộ diện và nói thật nhiều thì chú mới tin:

“Thỏ đây! Ai nói đấy? Mèo à? Mèo thế nào?

Mình không trông thấy cậu Nhỡ đứa khác thì sao?”

(Thỏ dùng máy nói)

Một chú thỏ đa nghi, hơi ngốc một chút, nhưng vô cùng đáng yêu với sự cẩn trọng nhiều khi không cần thiết của thỏ.

Ta bắt gặp nhân vật chú vịt trong thơ Nguyễn Duy Quế hơi ngốc một chút :

“Lớp vịt ngồi lặng yên Mé cầu ao sau nhà Cô Ngan say sưa giảng :

- O tròn như trứng gà ! Vịt nghe như nghe….sấm Vừa học trước quên sau Giảng hoài mà chẳng thấm Như nước đổ lên đầu

Cô giáo Ngan nhanh trí Vội sửa lại giáo trình Và cả lớp đồng tình :

- O tròn như trứng vịt ”

(O tròn như trứng vịt)

Dân gian ta có câu : nước đổ đầu vịt, câu nói ấy hoàn toàn đúng trong thơ của Nguyễn Duy Quế. Nhưng bạn Vịt trong thơ Phạm Hổ lại là một người thông minh, khéo léo đã giúp được Ngỗng trở nên ham học bằng một mẹo vô cùng đơn giản :

“ Ngỗng không chịu học Khoe biết chữ rồi

Vịt đưa sách ngược Ngỗng cứ tưởng xuôi Cứ giả vờ đọc nhẩm Làm vịt phì cười Vịt khuyên một hồi - Ngỗng ơi ! Học ! Học !”

Học thầy không tày học bạn, bằng tất cả sự chân thành của Vịt, như đã thấm nhuần đối với Ngỗng, Ngỗng trở nên chăm học hơn. Ngỗng của chúng ta bây giờ đã rất chịu khó học bài và còn phát kiến ra cách nhớ chữ vô cùng đơn giản,

tiếng Ngỗng ôn bàii mỗi lúc một khác :

“Thấy trứng trong ổ Ngỗng đọc: “O!O!” Thấy gáo trên vò Ngỗng quờ (q) quờ học. Thấy lưỡi câu sắt Ngỗng nhẩm chữ i, i Nhìn sừng trâu đi Ngỗng cờ (C), cờ mãi”

Với cách miêu tả dí dỏm, cụ thể, sinh động, cách quan sát tỉ mỉ, khả năng liên tưởng chính xác, Phạm Hổ đã khiến cho các em thấy được sự ham học, ham khám phá của ngỗng. Từ đây, những bài học chữ cái tiếng Việt đã tự nhiên đi vào trí nhớ, trí tưởng tượng của các em. Được biết thêm về việc học của ngỗng, được học chữ, được thỏa sức quan sát những vật dụng hàng ngày các em vô

cung thích thú, các em đã có được tình yêu với Tiếng Việt và có thêm nhu cầu

khám phá những điều thú vị của ngôn ngữ, bởi “Tiếng Việt giàu và đẹp”.

Hình ảnh những chú con gà trong thơ Phạm Hổ thật ngộ nghĩnh đáng yêu,

có đôi chút tinh nghịch, hóm hỉnh và hài hước: Gà đẻ, Gà ấp, Gà nuôi con, Gà con và quả trứng... có lẽ, gà là con vật gắn bó nhất với con người. Những con

gà mái cũng mang trong nó đầy tình yêu thương, sự chờ mong, đón đợi những đứa con sắp chào đời của mình, rồi nó nghĩ:

“Trứng nào nở trước? Trứng nào nở sau? Mấy cô gà trắng? Mấy chú gà nâu?”

(Gà ấp)

Và cứ thế gà mẹ chờ mong, mơ về một ngày không xa sẽ được gặp con,

gà mẹ vẫn ấp ủ những đứa con của mình mà “Quên diều lép thóc”. Đối với

người mẹ được cho ra đời những đứa con, được chăm sóc chúng, nuôi dạy chúng nên người là một niềm hạnh phúc lớn lao vô bờ. Đó là tất cả niềm vui của mẹ, là niềm hạnh phúc cũng như tương lai của mẹ.

Không phụ lòng gà mẹ:

“ Ổ trứng lặng im

Giờ kêu “Chiêm! Chiếp!”

(Gà nở)

Những chú gà con khỏe mạnh đã chào đời, còn:

“Gà mẹ xơ xác Đôi mắt có quằng”

Sự vất vả đó với mẹ có há gì? Mẹ là người sẽ hi sinh tất cả để cho con, sẽ nhận về mình những điều khó nhọc nhất để các con được sung sướng. Hạnh phúc của mẹ chỉ đơn giản là được nhìn thấy:

“Quanh đôi chân mẹ Một rừng chân con”

(Gà nở)

Bằng biện pháp nói quá đã đặc tả được sự hãnh diễn và niềm vui sướng của gà mẹ khi thấy các con mau lớn trưởng thành và luôn ở bên mình. Mượn hình ảnh của gà mẹ tác giả đã nói hết cho các em nhỏ hiểu và biết được tầm quan trọng cũng như sự hi sinh lớn lao của người mẹ đối với con cái. Cũng qua đây giáo dục các em phải biết yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ - những người đã sinh thành nuôi nấng chúng ta nên người.

Một bài học rất khó dạy và khó tiếp thu cũng đã được Phạm Hổ cải biên trở nên dễ hiểu, rất gần gũi và ngấm thật sâu vào lòng bạn đọc. Biệt tài không phải ai cũng có.

Những chú gà con như những em bé hiếu động, ham học hỏi thích khám phá, thích đưa ra những câu hỏi:

“Tròn nhẵn, trắng hồng, Quả gì thế mẹ Hay là đá chăng? Mổ xem thử nhé!” “Chính là con đó Những ngày trước xa Con nằm trong vỏ Lớn dần chui ra…” (Gà con và quả trứng)

Đâu đó trong tác phẩm của Phạm Hổ ta lại thấy một chú gà con đã phát

hiện ra Gà trống đẻ trứng như một điều kì diệu mà nó mới phát hiện ra, chú ta

liền chạy ngay tới khoe với mẹ:

“Gà con mách mẹ:

- Ô này mẹ ơi Con vừa thấy bố Đẻ được trứng rồi!”

Chẳng qua là chú ta chưa hiểu điều bí ẩn của cuộc sống, chưa phân biệt được đâu là quả trứng, đâu là quả bóng bàn khiến:

“Gà mẹ phì cười Cạnh chân gà bố Đang nằm rỉa đuôi Bóng bàn một quả Ai đã ném rơi!”

Đâu chỉ thích khám phá, những chú gà con còn luôn hiếu động, thích nghịch ngợm và nhiều khi không nghe lời nữa:

“Gà mẹ hỏi gà con - Đã ngủ chưa đấy hả Cả đàn gà nhao nhao - Ngủ cả rồi đấy ạ”

(Ngủ rồi)

Đọc bài thơ, chúng ta không khỏi bật cười vì sự ngây thơ, đáng yêu. Chỉ

có trẻ con khi ngủ rồi vẫn có thể “nhao nhao” đáp lại “Ngủ cả rồi đấy ạ”. Một

lần nữa chúng ta thấy được sự yêu thương, thấy được sự thấu hiểu đặc điểm, tính cách của trẻ thơ thì nhà thơ mới có thể viết nên những dòng thơ chân thực như thế.

Không chỉ có những chú gà hay thắc mắc hỏi han, mà cả những chú bò cũng không kém phần ngơ ngác:

“Mẹ uống sữa lúc nào Mà sữa đầy vú mẹ? Còn con bú nhiều thế Sữa lại chạy đi đâu? Ơ kìa, mẹ không nói Lại cứ cười là sao?”

(Bê hỏi mẹ)

Một câu hỏi vô tư làm mẹ khó trả lời, bê con còn quá nhỏ không thể giải thích quá hàn lâm với bê con về hiện tượng có sữa của bò mẹ, lúc này đây bò mẹ chỉ biết cười vui mừng sung sướng trước sự ham học hỏi, thích tìm tòi khám phá của người con.

Vừa thắc mắc đấy thì ta lại thấy một chú bê bắng nhắng, cực kì ngộ nghĩnh, nũng nịu và háu ăn, chú ta cứ ríu rít như đứa trẻ sơ sinh suốt ngày đòi rúc mẹ:

“- Nhanh cho con bú tí Đói, đói rồi mẹ ơi!

- Gi mà nhặng lên thế Mới nhả vú đây thôi

- Nhả vú là đói rồi

- Mẹ ơi, Con bú tí!!!”

(Bê đòi bú)

Một thứ logic chỉ có ở trẻ thơ của chú Bê trong bài thơ cùng tên sở dĩ có

sự nhầm ao bèo với bãi cỏ vì chú ta nhanh nhẩu đoảng chứ sao, nhận được một bài học trực quan bê con sẽ không bao giờ tái phạm lỗi như vậy nữa. Trẻ em

cũng vậy, chẳng có bài học nào bằng bài học trực quan, lần này sai nhưng lần sau sẽ biết để mà tránh:

“ Đám đất phẳng phiu Cỏ xanh xanh biếc “Nhảy vào đây chơi Em vui phải biết!” Bỗng bê: “Ối chết!” Uống nước một hồi Lên hồ nhìn lại “Đúng ao bèo rồi!”

(Bê)

Mọi điều không tưởng vẫn hoàn toàn có thể xảy ra trong thơ Phạm Hổ, đó không chỉ là sự trả lời chính xác câu hỏi của gà mẹ khi đã ngủ mà ông còn

chứng minh được câu thành ngữ “ghét nhau như chó với mèo” là sai, sự thật

hoàn toàn trái ngược. Con chó, con mèo nào có ghét nhau? Chúng chơi với nhau

thật thân thiết, xem nhau như anh em và còn Rủ nhau chơi ú tim: “Giờ đến phiên chó trốn

Mèo đảo mắt tìm quanh Chó nấp đâu giỏi gớm Bỗng kìa chỗ khe tủ Chó để lộ cái đuôi Rón rén mèo đến nơi Óa! chộp ngay lưng bạn..”

(Chơi ú tim) Dù đã bị tìm thấy song:

Cứ nhe răng ra cười

“Không! Mình nấp giỏi thật Lỗi chỉ tại cái đuôi”

(Chơi ú tim)

Chú chó vẫn không nhận mình thua, chó đã nấp rất kín vào khe tủ và rất yên trí là mình nấp kín rồi (bởi mình không nhìn thấy đối phương đâu cả) và bị

phát hiện thì “Lỗi chỉ tại cái đuôi”, nếu không có cái đuôi thì mèo còn lâu mới bắt

được chó. Một sự đổ lỗi có lí lẽ, lập luận rõ ràng, một lí lẽ chỉ có ở trẻ thơ mới có được. Và cứ thế chúng trở thành những người bạn thực sự thân thiết.

Một góc cạnh khác lại được khai thác từ những con vật đáng yêu trong

bài Mèo và tro bếp:

“Tro bếp làm đệm Mèo ta khoanh tròn Cả hai cùng ấm Cùng ngủ thật ngon”

Đó là tình bạn trong nhà, cả hai cùng thắm thiết, thân tình, ấm áp qua mùa đông lạnh giá. Tình bạn có sức mạnh sưởi ấm những trái tim. Đó là tình bạn từ trong góc bếp nhỏ, trong sáng, hồn nhiên, không vụ lợi. Qua đây nhà thơ đã dạy cho các em biết thế nào là một tình bạn đẹp.

Đó là tình bạn của các loài vật trong nhà. Các loài vật trong thế giới thơ của ông còn là những loài ở dưới nước:

“Có cô rong xanh Đẹp như tơ nhuộm Giữa hồ nước trong Nhẹ nhàng uốn lượn

Đuôi xanh, đuôi hồng Quanh cô rong đẹp Múa làm văn công.”

(Rong và cá)

Thơ Phạm Hổ chan chứa hương vị đồng quê, đó là vì trong những vần thơ ông đã đưa nhiều hình ảnh của các loài vật trên đồng ruộng quê nhà như: cua, cá, dế mèn... Trong không gian của đồng lúa, dưới ánh trăng vàng, những đêm hè hiện lên hình ảnh hai mẹ con nhà cua, cua con thì ngây thơ, cua mẹ thì dịu hiền:

“Cua con hỏi mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ (Trang 48 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)