.Trong lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2012 (Trang 68 - 72)

Việc thực hiện quyền phụ nữ trong lĩnh vực chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo cơ sở, chi phối việc xác lập vị thế của người phụ nữ trong xã hội. Phụ nữ thực hiện quyền chính trị của mình thông qua việc tham gia vào hệ thống chính trị, tham gia các hoạt động lãnh đạo, ra quyết định, quản lý và tham gia các hoạt động chính trị - xã hội khác theo quy định của pháp luật.

69

- Phụ nữ trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Tỷ lệ đảng viên nữ trong Đảng có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Năm 2005, tỷ lệ đảng viên nữ chiếm 20,9% đến năm 2010, đạt 32,8% [13]. Ở cấp Trung ương, qua 5 kỳ Đại hội Đảng, tỷ lệ nữ ủy viên BCHTW tăng giảm không ổn định: Khóa VII 8,21%; khóa VIII 10,58%; khóa IX 8,6%; khóa X 7,5% và khóa XI là 8,57%. (xin xem phụ lục bảng 1). Mặc dù tỷ lệ nữ tham gia BCHTW khóa XI (nhiệm kỳ 2011 - 2016) chỉ tăng so với khóa trước hơn 1%, nhưng trong nhiệm kỳ này đã có bước tiến mới. Đó là lần đầu tiên trong một nhiệm kỳ Đại hội có tới 02 đồng chí nữ tham gia Bộ Chính trị (chiếm 12,5%) và 02 đồng chí nữ tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng chiếm (20%). Ở cấp tỉnh, 3 nhiệm kỳ qua, tỷ lệ nữ tham gia BCH Đảng cũng không ổn định khi tăng, khi giảm. Cụ thể, nhiệm kỳ 2001 - 2005 là 11,32%; nhiệm kỳ 2006 - 2010 là 11,75% nhưng đến nhiệm kỳ 2011 - 2015 giảm xuống còn 11,30% (xin xem phụ lục bảng 2). Tuy nhiên, cũng qua ba nhiệm kỳ đó, tỷ lệ nữ tham gia BCH Đảng bộ cấp huyện và cấp xã có xu hướng tăng đều qua từng nhiệm kỳ, trong đó cấp xã tăng nhanh hơn cấp huyện. Cụ thể, qua 3 nhiệm kỳ 2001 - 2005; 2006 - 2010; 2011 - 2015 cấp huyện tăng từ 12, 89% - 14.75% - 15,16%; cấp xã tăng từ 11,88 - 15,08 - 18% (xin xem phụ lục bảng 3,4).

- Sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử cấp Trung ương và địa phương: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Khóa IX nhiệm kỳ 1992 - 1997, chiếm 18,84%; khóa X đạt 26,22%; khóa XI đạt 27,31%; khóa XII giảm còn 25,76%; khóa XIII hiện nay giảm tiếp còn 24,4% (xin xem phụ lục bảng 5).Mặc dù tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trong các khóa gần đây có xu hướng giảm, nhưng trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (2011 - 2016), tỷ lệ nữ trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tăng (so với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI, XII) và lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có 2 Phó Chủ tịch Quốc hội là nữ. Hiện nay Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong khu vực và thế giới (hiện đứng thứ 43/143 quốc gia trên thế giới và giữ vị trí thứ 2 (sau Lào) trong 8 nước ASEAN có nghị viện). Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp tăng dần đều qua các nhiệm kỳ từ năm 1994 đến 2016 (nhiệm kỳ 1994 - 2004; 2004 - 2011; 2011 - 2016). Tỷ lệ nữ Đại biểu HĐND cấp

70

tỉnh tăng từ 22,33% đến 25,70%; cấp huyện tăng từ 20,12% đến 24,62%; cấp xã tăng từ 16,10 đến 27,71% (xin xem phụ lục bảng 6). Tính đến năm 2011, tỷ lệ nữ Chủ tịch HĐND ở cấp tỉnh là 1,56%, cấp huyện 3,92% và cấp xã là 4,09% (xin xem phụ lục bảng 7).

- Phụ nữ trong vai trò lãnh đạo cấp quốc gia và trong hệ thống cấp bậc quản : Nhiều khóa liền Việt Nam đều có nữ phó chủ tịch nước. Tỷ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan quản lý ở Trung ương tăng giảm không ổn định qua các nhiệm kỳ từ năm 1999 - 2004 đến tháng 12/2011. Bộ trưởng và tương đương 11,29% - 9,09%; thứ trưởng và tương đương 12,85% - 8,27%; vụ trưởng 12,10% - 9,73%; phó vụ trưởng 8,10% - 19,04% (xin xem phụ lục bảng 8). Ở cấp tỉnh, nữ chủ tịch UBND cấp tỉnh giảm từ 3,13% nhiệm kỳ 2006 - 2010 xuống còn 1,59% nhiệm kỳ 2011 - 2016; nữ phó chủ tịch UBND cấp tỉnh giảm từ 16,8% xuống còn 12,11%. Tuy nhiên, cũng qua hai nhiệm kỳ 2006 - 2010 và 2011 - 2016, tỷ lệ nữ chủ tịch UBND cấp huyện và cấp xã có xu hướng tăng đều, trong đó, cấp xã tăng nhanh hơn cấp huyện. Cụ thể, ở cấp huyện, tăng từ 3,62% lên 4,74%; cấp xã tăng từ 3,42% lên 5,61% (xin xem phụ lục bảng 9).

- Tỷ lệ phụ nữ tham gia các tổ chức chính trị - xã hội trong những thập niên gần đây có xu hướng ngày càng tăng. Theo Báo cáo Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2012 - 2017), đến tháng 3/2012 cả nước có 317 cán bộ nữ tham gia BCH Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (Hội LHPN Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam) chiếm 30,57%, trong đó nữ chủ tịch (16,67%); nữ phó chủ tịch (27,59%). Chưa kể số cán bộ nữ từ các cấp Hội, đoàn thể khác là thành viên của Mặt trận (Hội Luật gia Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ). Đây là lực lượng rất quan trọng trong việc tham mưu, giúp mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, lãnh đạo, chỉ đạo, tập hợp động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện pháp luật; phản biện chính sách; xây dựng pháp luật; giám sát thực hiện pháp luật về quyền phụ nữ trong các cơ quan, các cấp.

71

- Phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị - xã hội khác: Trong các đợt bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, tỷ lệ cử tri (bao gồm cả nam và nữ) tham gia bỏ phiếu rất cao. Ví dụ, năm 1997 đạt 99,9% - năm 2007 đạt trên 99% - năm 2011 đạt 99,51% (Quốc hội khóa VIII). Đảng, Nhà nước tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo các văn kiện của Đại hội Đảng (khóa X và khóa XI); góp ý sửa đổi Hiến pháp và dự thảo VBQPPL đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia, tạo nên không khí sinh hoạt chính trị sôi nổi. Ở các cấp, ngành, nhất là cơ sở, cũng thường xuyên tổ chức lấy ý kiến nhân dân địa phương góp ý cho cán bộ, đảng viên, bầu chức danh lãnh đạo, quản lý; xây dựng quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; xây dựng hương ước, quy ước ở địa phương. Trong các hoạt động đó, phụ nữ luôn có vai trò tích cực tham gia thảo luận, đề xuất ý kiến có chất lượng góp phần thúc đẩy bình đẳng giới từ cộng đồng.

* Một số hạn chế, tồn tại trong thực hiện quyền phụ nữ trong lĩnh vực chính tri:

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt và đề ra nhiều biện pháp giúp phụ nữ thực hiện quyền chính trị của mình ngày càng hiệu quả hơn. Song, trên thực tế việc thực hiện quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam trong những thập niên gần đây chưa có sự chuyển biến rõ nét. Sự tham gia và đại diện của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở cấp Trung ương tăng giảm không ổn định, xu hướng chung là giảm. Ở cấp địa phương có triển vọng hơn. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ nữ lãnh đạo các cấp ở Việt Nam chưa đạt được chỉ tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra. Trong khu vực hành chính, các số liệu cho thấy phần lớn phụ nữ phải đối mặt với rào cản vô hình ở cấp phó và ít có phụ nữ có thể đạt được những vị trí cao hơn. Nhiều lãnh đạo cấp ủy và chính quyền các cấp, các ngành chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ công tác cán bộ nữ có vị trí quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng. Cán bộ lãnh đạo (nhất là người đứng đầu) ở nhiều cấp, ngành, đoàn thể chưa thực sự tin tưởng, tạo cơ hội cho cán bộ nữ phát huy năng lực của mình. Báo cáo của Chính phủ chỉ rõ: "Các mục tiêu về tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới chưa được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện một cách thường xuyên còn có những

72

biểu hiện phân biệt đối xử với cán bộ, công chức nữ trong tuyển dụng, đào tạo và bổ nhiệm" [11].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2012 (Trang 68 - 72)