Về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2012 (Trang 105 - 116)

3.2.1 .Về hoạch định chủ trương, đường lối

3.2.2. Về tổ chức thực hiện

3.2.2.1. Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền phụ nữ

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền phụ nữ là yêu cầu thiết yếu đầu tiên đảm bảo cho Đảng lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ ngày càng đạt hiệu quả cao. Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền phụ nữ, tạo ra được khung pháp lý tương đối toàn diện ghi nhận và bảo vệ quyền của phụ nữ. Tuy nhiên, trong hệ thống đó vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Cụ thể, vẫn còn một số quy định của pháp luật chưa thực sự phù hợp với nguyên tắc hiến định về quyền bình đẳng nam, nữ/bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục đào tạo... Công tác rà soát, sửa đổi, bổ sung VBQPPL về bình đẳng giới chưa kịp thời nên nhiều văn bản đã có còn mâu thuẫn, chồng chéo; một số văn bản mới được xây dựng, ban hành chưa tuân thủ quy trình lồng ghép giới; chưa đánh giá đầy đủ dự báo tác động của văn bản đến nam và nữ; chưa có báo cáo đánh giá kết quả rà soát liên quan đến bình đẳng giới trong phạm vi quản lý của mình. Trong thời gian tới, việc hoàn thiện pháp luật cần khẩn trương khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện pháp luật về quyền phụ nữ đỏi hỏi phải sửa đổi, bổ sung một số chế tài xử phạt những hành vi xâm hại phụ nữ, vi phạm quyền của phụ nữ, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới theo hướng nghiêm khắc hơn, đa dạng hơn để đủ sức dăn đe, ngăn chặn nhiều loại chủ thể và nhiều loại hành vi vi phạm như hiện nay. Đảm bảo bất cứ sự xâm phạm nào đến quyền của phụ nữ, cản trở sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

3.2.2.2. Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và thực thi quyền phụ nữ.

Qua thực tiễn Đảng lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ cho thấy, mặc dù ở nước ta đã có một khung pháp lý tương đối hoàn thiện về quyền phụ nữ, nhưng trên

106

thực tế vẫn có một bộ phận không nhỏ phụ nữ không được hưởng đầy đủ các quyền của mình đã được pháp luật ghi nhận. Thực tế đó khẳng định, yếu tố đảm bảo cho quyền phụ nữ không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật mà quan trọng hơn cả là những quy định của pháp luật đó phải thực sự đi vào cuộc sống, phải được thực hiện nghiêm túc và triệt để trong cuộc sống. Vì vậy, trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền phụ nữ cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL về bình đẳng giới nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về quyền phụ nữ đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, nên tập trung vào hoạt động tuyên truyền, giáo dục ở những vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những nhóm đối tượng còn hạn chế trong nhận thức và thực hiện trách nhiệm đối với phụ nữ.

3.2.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ

Bên cạnh các giải pháp về pháp luật, để nâng cao hiệu quả Đảng lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và phát huy vai trò các tổ chức đại diện cho phụ nữ, hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Trước hết, cần tiếp tục kiện toàn về tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức được Đảng, Nhà nước giao trọng trách nhằm đảm bảo bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ Việt Nam như: Hội LHPN Việt Nam, Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Uỷ Ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện phát triển tổ chức và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảm bảo bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong các lĩnh vực, ngành nghề cụ thể như: Nhóm nữ nghị sĩ Quốc hội Việt Nam; Hội đồng doanh nhân nữ thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Ban Nữ công của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Ban Công tác phụ nữ công an của Bộ Công an và Ban Công tác phụ nữ quân đội của Bộ Quốc phòng...

3.2.2.4. Nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, chiến lươc, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Cần đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ngày 24/12/2010. Giai đoạn

107

2011 - 2015 cần tập trung thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới với mục tiêu: "Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới, từng bước thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020". Việc đẩy mạnh thực hiện Chiến lược, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới với những giải pháp toàn diện, trong đó chú trọng đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân đã góp phần hữu hiệu xóa bỏ định kiến giới, nâng cao nhận thức của người dân về tôn trọng và thực thi quyền phụ nữ. Tuy nhiên, để thực hiện thành công chiến lược, chương trình quốc gia về bình đẳng giới cần tăng cường xã hội hóa và phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động về bình đẳng giới. Đồng thời, chú trọng công tác tổng kết rút kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện các chương trình, chiến lược đó.

3.2.2.5. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bình đẳng giới.

Nghiên cứu khoa học về phụ nữ và bình đẳng giới cung cấp những cứ liệu khoa học cho hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về thực hiện quyền phụ nữ và thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ. Do đó, để nâng cao hiệu quả Đảng lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này. Việc phát triển nghiên cứu khoa học về phụ nữ và bình đẳng giới được khẳng định là xu hướng tiến bộ của thời đại, đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh vì quyền phụ nữ. Trong thời gian tới, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về phụ nữ cần tập trung nghiên cứu phát hiện và giải quyết những trở ngại liên quan đến việc thực thi quyền phụ nữ. Đồng thời, chú ý nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình thí điểm triển khai thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của phụ nữ ở một số địa phương để tiến hành nhân rộng.

108

Đảm bảo thực hiện quyền phụ nữ, bình đẳng giới không chỉ là vấn đề quốc gia mà còn là vấn đề mang tính toàn cầu. Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm học tập, chia sẻ kinh nghiệm về hoàn thiện và triển khai thực hiện thực hiện pháp luật quyền phụ nữ và vận động nguồn lực hỗ trợ thực hiện chính sách, pháp luật về quyền phụ nữ.

3.2.2.6. Đảm bảo thực hiện quyền phụ nữ trên cơ sở phấn đấu xây dựng môi trường sống, điều kiện sống tốt đẹp hơn, an toàn hơn cho mọi công dân trong xã hội.

Vì quyền phụ nữ là quyền con người của phụ nữ cho nên những điều kiện, tiền đề đảm bảo thực hiện quyền con người cũng chính là những điều kiện, tiền đề cần thiết bảo đảm thực hiện quyền phụ nữ. Đảm bảo thực hiện quyền con người phải dựa trên cơ sở thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ trong sự phát triển giữa các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa mỗi con người cụ thể với quốc gia dân tộc mình; quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người nhằm tạo ra môi trường, điều kiện sống lý tưởng đảm bảo cho mỗi người dân được thụ hưởng các quyền con người, quyền công dân của mình một cách đầy đủ và bền vững nhất. Đồng thời được bảo vệ trước mọi nguy cơ gây nguy hiểm và mọi sự xâm hại. Muốn vậy, trước hết cần gắn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo kết hợp với đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính; hạn chế những tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường; ngăn chặn tệ nạn xã hội; phối hợp giải quyết có hiệu quả những vấn đề toàn cầu như: Ô nhiễm môi trường; biến đổi khí hậu; bùng nổ dân số; dịch bệnh và tội phạm xuyên quốc gia...

Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, xu hướng đảm bảo quyền con người thiết thực nhất là loại trừ đói nghèo, bệnh tật và tệ nạn xã hội, tội ác chiến tranh, bảo vệ môi trường sinh thái, chấm dứt xung đột vũ trang, duy trì hòa bình và ổn định. Đồng thời, đảm bảo quyền con người Đảng, Nhà nước cần tiếp tục có những bước đi mang tính đột phá, kiên quyết hơn nữa trong chống tham nhũng, quan liêu, thanh lọc bộ máy công quyền phát huy dân chủ thực chất. Đó là con

109

đường ngắn nhất để bảo vệ và khẳng định quyền con người, phấn đấu vì một cuộc sống hoàn thiện hơn của con người trong đó có phụ nữ.

KẾT LUẬN

Đảm bảo quyền phụ nữ là chủ trương xuyên suốt và nhất quán trong toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ khi ra đời cho đến nay. Chủ trương đó xuất phát từ bản chất nhân văn tiến bộ của Đảng và mục tiêu, bản chất ưu việt của chế độ XHCN mà Việt Nam đang phấn đấu xây dựng. Vì vậy, trong suốt quá trình cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN chủ trương, đường lối của Đảng về đảm bảo thực hiện quyền phụ nữ đều được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, do điều kiện hoàn cảnh của đất nước trong mỗi giai đoạn cụ thể khác nhau nên nội dung và kết quả Đảng lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ có khác nhau. Cho đến nay, có thể khẳng định đổi mới là thời kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi đảm bảo cho việc thực hiện quyền con người nói chung và quyền phụ nữ nói riêng hơn bất cứ thời kỳ nào trước đó. Tuy nhiên, giai đoạn 5 năm đầu thời kỳ đổi mới (1986 - 1991) sự tiến bộ trong thực hiện quyền phụ nữ nói riêng chưa mang tính cách mạng, tính bước ngoặt. Bởi trong hoàn cảnh lịch sử đặc thù những năm đầu đổi mới, đất nước còn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, quyền con người, quyền công dân trên thực tế chưa được đảm bảo thì những hạn chế trong việc thực thi quyền phụ nữ mang tính tất yếu. Từ năm 1991 đến năm 2012 thực hiện đường lối đổi mới xây dựng CNXH của Đảng, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Từ một nước nghèo, nước kém phát triển Việt Nam đã vươn lên vị trí hàng các nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao đi đôi với những bước tiến về tiến bộ và công bằng xã hội. Trong bối cảnh đó qua 5

110

kỳ Đại hội Đảng (Đại hội VII, VIII, IX, X và XI) chủ trương, chính sách của Đảng về đảm bảo thực hiện quyền phụ nữ ngày càng bao quát và đầy đủ và cụ thể hơn. Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền phụ nữ; kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ; ưu tiên đầu tư ngày càng lớn cho các chương trình, chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới đưa tới những tiến bộ vượt bậc trong việc thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam. Mặc dù, còn có những hạn chế nhất định trong chỉ đạo thực hiện những chủ trương của Đảng về đảm bảo quyền phụ nữ, nhưng thực tế quá trình thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam cho phép khẳng định những thành tựu là chủ yếu và những thành tựu đó mang tình cách mạng, tính bước ngoặt. Xét trên bình diện tổng thể, chưa bao giờ trong lịch sử (từ khi chế độ phụ hệ xác lập) quyền phụ nữ được tôn trọng và đảm bảo thực hiện đầy đủ như hiện nay. Từ thực tế quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ đã để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong xây dựng chủ trương, đường lối và tổ chức chỉ đạo thực hiện những chủ trương, đường lối đó. Với quyết tâm chính trị cao cùng với những bài học kinh nghiệm quý báu đã có được, tin chắc rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ ngày càng thành công trong sứ mệnh cao cả lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ nói riêng và xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh nói chung.

111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Báo cáo số 119/BGDĐT - TCCB ngày 10/1/2011 Về chuẩn bị báo cáo việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo số 23/BC - CP ngày 9/3/2011 của Chính phủ Về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2010.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Đề án kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp ngành, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo ngày 25/9/2012 Về việc lồng ghép giới trong dự án Luật đất đai (sửa đổi).

5. Bộ Tư pháp (2005), Việt Nam với vấn đề quyền con người, Hà Nội

6. Bộ Y tế (2011), Báo cáo số 28/BC - BYT ngày 14/01/2011 Về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới từ tháng 3/2009 - tháng 12/2010. 7. Chính phủ (1997), Quyết định Số: 822/TTg ngày 04 tháng 10 năm 1997 của

Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000.

8. Chính phủ (1998), Báo cáo quốc gia lần thứ 2 về thực hiện Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW).

112

9. Chính phủ (2000), Báo cáo quốc gia lần thứ 3 và lần thứ 4 về thực hiện Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW).

10. Chính phủ (2002), Quyết định số 19/2002/QĐ - TTg ngày 21/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010.

11. Chính phủ (2006), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện bình đẳng giới 5 năm (2001 - 2005) lần đầu tiên trình Quốc hội, tháng 6/2006

12. Chính phủ (2007), Báo cáo quốc gia lần thứ 5 và lần thứ 6 về thực hiện Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2012 (Trang 105 - 116)