Trong lĩnh vực y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2012 (Trang 82 - 84)

2.3.3 .Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo

2.3.6. Trong lĩnh vực y tế

Việc thực hiện quyền phụ nữ trong lĩnh vực y tế nói chung và công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội, quan tâm bảo vệ thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Đồng thời, nâng cao sức khỏe, thể chất cho nguồn nhân lực, góp phần xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam. Vì vậy, trong những năm gần đây việc thực hiện quyền phụ nữ trong lĩnh vực này có những tiến bộ rõ nét.

Hệ thống y tế từng bước được đổi mới và hoàn thiện, được đầu tư trang thiết bị và đội ngũ cán bộ. Đến cuối năm 2007, 100% số xã, phường, thị trấn trong cả nước có cán bộ y tế, trong đó số xã có bác sỹ tăng từ 65,4% năm 2003 lên 67,4%

83

năm 2007. Số thôn bản có nhân viên y tế tăng từ 79,8% năm 2003 lên 84,9% năm 2007. Tính đến năm 2007 có 93,6% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. Khoảng 500 cô đỡ thôn bản đã được đào tạo tại Bệnh viện phụ sản Từ Dũ đã và đang hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ tại một số vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số [17, tr.76]. Đến năm 2010, mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản từ Trung ương đến cơ sở được củng cố và kiện toàn. Cả nước đã có 12 bệnh viện chuyên khoa phụ sản và 12 bệnh viện chuyên khoa nhi. Bên cạnh hệ thống y tế công lập còn có hàng chục nghìn cơ sở y tế tư nhân, trong đó có 2 bệnh viện phụ sản [2, tr.19]. Các tổ chức xã hội và mạng lưới cung cấp dịch vụ cộng đồng cũng được huy động đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đa dạng của người dân và nhu cầu chăm sóc sức khỏe phụ nữ.

Cho đến nay, công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ nói chung, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em nói riêng đã được chú trọng. Cùng với những tiến bộ của y học nước nhà sức khỏe phụ nữ không ngừng được cải thiện. Chính sách mới về y tế đã tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận tốt hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt khi mang thai. Số phụ nữ được khám chữa bệnh phụ khoa tăng hàng năm. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai và tiêm phòng uốn ván đã tăng rõ rệt trong thời gian qua. Tỷ lệ phụ nữ sinh con được sự trợ giúp của cán bộ y tế có chuyên môn cũng tăng lên. Năm 2006 đạt 93,9% - năm 2009 đạt 94,8% - năm 2010 đạt 96,9%. Với những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân và những bước tiến trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã giúp tuổi thọ trung bình của người dân ngày một tăng, trong đó phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới. Năm 2012, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đạt 75,6 tuổi (tăng 3,6 tuổi so với 2007) [40, tr.2].

Trong lực lượng lao động toàn ngành y tế, lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao (61%). Phụ nữ ngành y tế với Phong trào Người thầy giỏi phải như mẹ hiền đã nỗ lực phấn đấu, rèn luyện y đức, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và học tập nâng cao trình độ, đóng góp lớn cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong đó có phụ nữ và trẻ em.

84

* Một số hạn chế, tồn tại của việc thực hiện quyền phụ nữ trong lĩnh vực y tế:

Mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều yếu kém. Ở tuyến tỉnh, nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản bị xuống cấp; ở tuyến huyện, khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ chưa đạt chỉ tiêu là 80% (năm 2006 đạt 65,05% - năm 2007 đạt 67,38% - năm 2008 đạt 65,1% - năm 2009 đạt 67,7% - tháng 9/2010 đạt 68,8%). Vì vậy, ở những vùng này, nhiều phụ nữ phải đẻ tại nhà và tỷ suất tử vong mẹ hiện vẫn còn giảm chậm. Bên cạnh đó, tình trạng nạo phá thai của nhóm dân số vị thành niên đang gia tăng, báo động nguy cơ lớn đối với sức khỏe bà mẹ trong tương lai.

Mặc dù số lượng nữ cán bộ, nhân viên y tế chiếm tỷ lệ lớn trong ngành (chiếm hơn 60%) nhưng tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở các cấp còn thấp, chưa tương xứng với sự đóng góp, nỗ lực của chị em. Theo Báo cáo của Bộ Y tế tháng 01/2011 [6, tr.14-15]. Ở cấp bộ, năm 2005 có nữ bộ trưởng, 04 thứ trưởng (25%), 17 nữ vụ trưởng và tương đương (11,8%), 42 nữ phó vụ trưởng và tương đương (19%). Đến năm 2010, có 02 nữ/5 thứ trưởng (40%), 02/19 vụ trưởng và tương đương (10,5%), 10 nữ/46 phó vụ trưởng và tương đương (21,7%). Tính chung tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo từ cấp vụ và tương đương trở lên là 17,2%. Ở các đơn vị trực thuộc bộ và các sở y tế địa phương hiện có 99 nữ/541 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp (chỉ chiếm 18,92).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2012 (Trang 82 - 84)