Trong lĩnh vực văn hóa thông tin, thể dục thể thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2012 (Trang 80 - 82)

2.3.3 .Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo

2.3.5. Trong lĩnh vực văn hóa thông tin, thể dục thể thao

Trong những thập niên gần đây những thành tựu của sự nghiệp đổi mới xây dựng CNXH đã tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện quyền của mình trong lĩnh vực văn hóa thông tin, thể dục, thể thao ngày càng đầy đủ và phong phú hơn góp phần nâng cao rõ rệt đời sống tinh thần, chất lượng cuộc sống của phụ nữ.

- Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin:

Thực hiện chủ trương tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về văn hóa, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển văn hóa, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc đã góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân. Việc thực hiện Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Phong trào Xây dựng gia đình văn hóa đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nâng cao đời sống văn hóa toàn xã hội, góp phần xây dựng gia đình trở thành môi trường quan trọng giáo dục nhân cách thành viên, đơn vị sản xuất năng động phát triển, điểm sáng văn hóa cơ sở. Đến tháng 6 năm 2010, cả nước có 15.453.422/22.628.167 gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ trên 20%. Đến nay, Việt Nam đã có 4.663 xã có nhà văn hóa, 38.543/99.658 thôn có nhà văn hóa, sân thể thao. Trên 36% dân số tham gia các hoạt động văn nghệ quần chúng và sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ theo sở thích [17, tr.83].

Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa đã tạo thêm nhiều cơ hội cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần cho phụ nữ và hướng tới mục tiêu bình đẳng giới. Các loại hình hoạt động văn hóa phát triển ngày một phong phú, đa dạng mang bản sắc dân tộc trên phạm vi toàn quốc. Với mục tiêu bảo đảm bình đẳng giới và quyền phụ nữ trong lĩnh vực văn hóa và thông tin, trong năm 2011, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí đã thực hiện tốt chức

81

năng của mình là tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong đó có tập trung tuyên truyền các nội dung về bình đẳng giới. Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng phát triển nhanh chóng về loại hình, phong phú về nội dung đã trở thành diễn đàn quan trọng để người dân nói chung và phụ nữ nói lên tiếng nói của mình, tham gia phát hiện những tiêu cực của xã hội và đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

- Trong lĩnh vực thể dục, thể thao

Để đẩy mạnh hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, Hội LHPN Việt Nam phát động "Phong trào mỗi hội viên phụ nữ chọn cho mình một môn thể thao thích hợp để tập luyện hàng ngày". Đồng thời, tổ chức các câu lạc bộ thể dục, thể thao và tổ chức nhiều cuộc thi đấu giao hữu dành riêng cho phụ nữ với các môn thể thao như: Chạy việt dã, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông.... Đến năm 2003, cả nước có khoảng 1000 câu lạc bộ thể dục, thể thao với các loại hình câu lạc bộ thái cực quyền, dưỡng sinh, thẩm mỹ... [12, tr.49].

Đối với thể thao có thành tích cao, theo thống kê cho thấy, các nữ vận động viên Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong các cuộc thi đấu quốc tế, đóng góp vào thành tích chung của nền thể thao nước nhà. Năm 2000, tại Ô- lim - píc Xít - ni, Trần Hiếu Ngân giành Huy chương Bạc Taekwondo - huy chương đầu tiên của Việt Nam trên đấu trường Ô-lim-pích. Từ năm 2001 đến nay, các vận động viên nữ luôn chiếm 38 - 46% thành phần đoàn thể thao Việt Nam và quan trọng hơn là họ đã giành từ 40 - 60% số Huy chương Vàng trong các kỳ SEAGAME và ASIAD [2, tr.18]. Năm 2009, tại SEAGAME 25, có 98 vận động viên nữ đạt huy chương trong tổng số 215 huy chương của Đoàn thể thao Việt Nam - chiếm 45,5% (gồm 36/83 Huy chương Vàng, 36/75 Huy chương Bạc và 26/57 Huy chương Đồng), trong đó nổi bật là thành tích của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã giành được Huy chương Vàng tại giải thi đấu này. Tại Đại hội thể thao trong nhà ASEAN Indoor Game lần thứ 3 (AIG 3), Đoàn Việt Nam đứng vị trí thứ 2/42 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Đại hội với 42 Huy chương Vàng, 30 Huy chương Bạc và 22 Huy chương Đồng. Hầu hết các môn thi đấu tại AIG 3 đều có sự góp mặt của các vận động viên nữ.

82

Trong tổng số 8 vận động viên của Việt Nam được ghi nhận phá kỷ lục tại SEAGAME 25 và AIG 3 có sự góp mặt của 2 nữ vận động viên do những thành tích xuất sắc mà các chị đã đạt được [15].

* Một số hạn chế, tồn tại của việc thực hiện quyền phụ nữ trong lĩnh vực

văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao.

Cho đến nay, ở nhiều cấp, ngành vẫn chưa chú trọng lồng ghép nội dung "bình đẳng giới" với mục tiêu, nội dung, tiêu chí bình xét thi đua các phong trào, cuộc vận động "Xây dựng gia đình văn hóa", "Làng văn hóa", "Khu phố văn hóa", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"... Chưa có những tác phẩm văn học, nghệ thuật, phim ảnh, ca khúc, mỹ thuật...có chất lượng đả phá quan niệm "trọng nam, khinh nữ" trong gia đình và xã hội. Hiệu quả hoạt động của nhiều thư viện, bưu điện văn hóa xã, nhà văn hóa ở cơ sở hiện còn thấp, người dân ít đến sinh hoạt, thậm chí có nơi chỉ được sử dụng khi họp thôn, bản, tổ dân phố. Tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện hút, mại dâm) văn hóa phẩm đồ trụy, bạo lực, độc hại vẫn diễn biến rất phức tạp ở nhiều địa phương, gây bức xúc cho nhân dân và tác động xấu đến lối sống nhiều nam, nữ thanh thiếu niên.

Một số hoạt động thể dục, thể thao vẫn còn "khoảng cách giới". Điển hình như tình trạng "phân biệt đối xử" trong đầu tư, cổ vũ và trao thưởng giữa đội bóng đá nam và đội bóng đá nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2012 (Trang 80 - 82)