Trong lĩnh vực khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2012 (Trang 78 - 80)

2.3.3 .Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo

2.3.4. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ

Trong thời đại ngày nay khoa học, công nghệ được coi là chìa khóa để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển xã hội văn minh, hiện đại. Vì vậy nên lĩnh vực này đã được ưu tiên đầu tư phát triển mạnh ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, khoa học, công nghệ cũng được coi là chìa khóa để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH nên ngày càng được ưu tiên đầu tư phát triển. Trong những thập niên gần đây cùng với thành tựu của đất nước đã đạt được trong lĩnh vực khoa học, công nghệ việc thực hiện quyền phụ nữ trong lĩnh vực này cũng có những chuyển biến đáng kể.

Đội ngũ cán bộ khoa, học công nghệ ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Nếu như năm 2007, tỷ lệ nữ có trình độ thạc sỹ chiếm 30,53%; có trình độ tiến sỹ chiếm 17,1%; tỷ lệ nữ được phong hàm phó giáo sư chiếm 11,67% và giáo sư chiếm 5,1% [57, tr.8]. Thì đến năm 2012, tỷ lệ nữ có trình độ thạc sỹ chiếm gần 40%; có trình độ tiến sỹ chiếm 21,4%; tỷ lệ nữ được phong hàm phó giáo sư chiếm 37,67% và giáo sự chiếm 14,08% [50]. Tỷ lệ trên đây có sự khác nhau giữa các ngành, nghề.

Hiện nay, cán bộ nữ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ chiếm 42,2%. Họ là lực lượng đã tham gia tích cực vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, ứng dụng vào sản xuất và hoạt động thực tiễn đem lại lợi ích trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, từ năm 2002 - 2006, có 49/2.440 đề tài khoa học cấp Nhà nước do nữ làm chủ nhiệm đã được nghiệm thu (đạt 2,01%) và 174 đề

79

tài cấp Nhà nước do 50% nữ trở lên tham gia thực hiện (đạt 7,13%). Từ năm 2007 - 2009, có 42 đề tái thuộc chương trình cấp nhà nước do các nhà khoa học nữ chủ trì cũng được nghiệm thu, 25 đề tài độc lập cấp nhà nước và 18 đề tài, dự án hợp tác quốc tế theo Nghị định thư. Theo Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, từ năm 2000 - 2010, có khoảng 20% đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước do các nhà khoa học nữ chủ trì. Tính đến tháng 4/2010, đã có 34 cá nhân và 15 tập thể nữ được tặng Giải thưởng Kovalepxkaia - giải thưởng cao quý dành cho các cá nhân, tập thể nữ có những đóng góp to lớn, xuất sắc trong lĩnh vực khoa học, công nghệ của đất nước [51, tr.143].

Ngoài ra, kết quả hoạt động khoa học, công nghệ còn được ghi nhận trên các lĩnh vực được chuyển giao, tập huấn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho hàng triệu lượt lao động nữ và cán bộ, hội viên phụ nữ ở các cấp. Từ đó, từng bước nâng cao năng lực, kỹ năng chuyên môn góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trên thực tế.

* Một số hạn chế, tồn tại của việc thực hiện quyền phụ nữ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Mặc dù tỷ lệ nữ cán bộ khoa học tuy có tăng lên trong những năm gần đây nhưng còn chậm và mỏng chưa tương ứng với lực lượng và tiềm năng của phụ nữ, cũng như yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Số lượng nữ cán bộ khoa học có chức danh khoa học, học hàm, học vị còn rất ít so với nam giới, tạo ra khoảng cách giới rõ rệt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Tỷ lệ nữ cán bộ khoa học, công nghệ làm lãnh đạo, quản lý còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của chị em, nhất là ở khu vực các học viện, trường đại học và cao đẳng. Các công trình, đề tài của nữ cán bộ khoa học còn ít, chưa có nhiều công trình nghiên cứu góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước như: Công nghiệp, công nghệ cao, an toàn thực phẩm, năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu...

Chế độ chính sách đối với cán bộ khoa học nói chung, nữ cán bộ khoa học nói riêng còn nhiều bất cấp, đời sống còn nhiều khó khăn nên nhiều người chưa thực sự chuyên tâm làm công tác nghiên cứu khoa học. Nhiều VBQPPL về khoa học, công nghệ còn thiếu và chưa đồng bộ, nhất là chế độ chính sách trọng dụng các

80

nhà khoa học (kể cả với các nhà khoa học nữ); cải cách thủ tục hành chính trong giải ngân vốn dành cho khoa học công nghệ; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học; quy chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn... Tất cả đều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực hiện quyền phụ nữ trên lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2012 (Trang 78 - 80)