NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2012 (Trang 87)

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 3.1. NHẬN XÉT

3.1.1. Thành tựu và những tác động

Đảm bảo quyền phụ nữ là một trong những mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ ngay từ khi thành lập. Đó cũng là mục tiêu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới từ năm 1986 đến năm 2012, bằng việc xác định đường lối, chủ trương và chỉ đạo tổ chức thực hiện, Đảng đã lãnh đạo Nhà nước và xã hội bảo đảm cho người phụ nữ được hưởng thụ những quyền cơ bản của mình ngày một tốt hơn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Thông qua bức tranh sinh động về quyền phụ nữ ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, có thể khái quát những thành tựu chủ yếu của Đảng trong lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ như sau:

3.1.1.1. Đảng đã đề ra được những đường lối, chủ trương đúng đắn và tiến

bộ trong lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam.

Chủ trương về đảm bảo thực hiện quyền phụ nữ của Đảng trong từng thời kỳ cụ thể được hình thành trên cơ sở bám sát những yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn cách mạng. Trong thời kỳ xây dựng CNXH, đặc biệt từ đổi mới đến nay, chủ trương thực hiện quyền phụ nữ gắn với thực hiện nhiệm vụ đổi mới xây dựng CNXH, tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao sức khỏe thể chất, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị

88

trường định hướng XHCN, tham gia có hiệu quả vào các hoạt động quản lý, lãnh đạo. Đồng thời, nâng cao chất lượng cuộc sống để phụ nữ được thụ hưởng ngày càng đầy đủ quyền của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Bên cạnh chủ trương tạo cơ hội và điều kiện để nâng cao địa vị, vai trò của phụ nữ là chủ trương kiên quyết đấu tranh bảo vệ phụ nữ khỏi những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, biến đổi môi trường quốc tế, bạo lực Những chủ trương đảm bảo thực hiện quyền phụ nữ ngày càng được bổ sung đầy đủ, bao quát mọi lĩnh vực cho thấy Đảng đã giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của người phụ nữ với việc thụ hưởng quyền lợi của người phụ nữ; giữa quyền của phụ nữ với quyền con người, quyền công dân của tất cả mọi người dân Việt Nam; giữa nhu cầu, nguyện vọng của người phụ nữ với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của đất nước cho phép. Do đó, những chủ trương của Đảng có giá trị chỉ đạo thực tiễn cao đã khơi dậy, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới xây dựng CNXH.

Chủ trương, đường lối của Đảng trong lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ còn được xây dựng dựa trên cơ sở tiếp nhận những thành tựu trong cuộc đấu tranh vì quyền phụ nữ của thế giới. Tiêu biểu như Hội nghị thế giới về phụ nữ lần thứ 4 do LHQ tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng 9 năm 1995 đã thông qua Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ và tăng cường quyền lực cho phụ nữ toàn thế giới. Bản Cương lĩnh cũng khuyến nghị việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động quốc gia ở mỗi nước. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của những tư tưởng chỉ đạo của Hội nghị Bắc Kinh, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng đã đưa ra chủ trương cụ thể: "Đối với phụ nữ, xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 "[27, tr.506]. Tiếp đến Hội nghị cấp cao Thiên niên kỷ được LHQ tổ chức vào năm 2000 tại Niu - oóc (Mỹ) với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao của 189 nước trên thế giới đã thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu, trong đó có mục tiêu thứ ba là: "Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ". Do vậy, tại Đại hội lần thứ IX (2001), Đảng đã chủ

89

trương: "Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới…"[27, tr.669]. Trên cơ sở sự tác động của những tư tưởng tiến bộ trong cuộc đấu tranh cho quyền phụ nữ của thời đại cùng với những thành tựu nghiên cứu khoa học chuyên sâu về phụ nữ, giải quyết các vấn đề của phụ nữ theo "cách tiếp cận giới" nên ở Việt Nam từ sau năm 1992, nhất là từ năm 2000 trở lại đây trong các văn bản của Đảng và Nhà nước đã dùng cụm từ "bình đẳng giới" với nội hàm có sự phát triển theo quan điểm GAW, CEDAW thay thế cho cụm từ "bình đẳng nam, nữ" hoặc "quyền bình đẳng của phụ nữ" trước đó.

3.1.1.2. Từng bước hoàn thiện các cơ chế bảo đảm quyền phụ nữ

Quyền phụ nữ nằm trong quyền con người. Do đó, cơ chế bảo đảm quyền phụ nữ trước hết nằm trong cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Đề cập tới chức năng của hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta,

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng năm 1991 đã khẳng định toàn bộ hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện từng bước nền dân chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Thưc hiện quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh, trong thời kỳ đổi mới trên cơ sở lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chúng ta đã từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, tính tích cực chủ động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng được nâng cao đã đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân trong đó bao gồm cả quyền phụ nữ ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở nước ta đã xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ bao gồm: Hội LHPN Việt Nam, UBQG Vì sự tiến bộ của phụ nữ, Vụ Bình đẳng giới.

Để đảm bảo cho việc hiện thực hóa quyền phụ nữ trên thực tế, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng tăng cường pháp chế XHCN. Pháp chế là việc thực hiện pháp luật của các tổ chức và cá nhân trong xã hội một cách nghiêm chỉnh và thống nhất. Muốn có pháp chế trước hết phải có pháp luật. Có thể nói, từ thời kỳ đổi mới tới nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

90

về quyền phụ nữ ở Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc so với các thời kỳ trước. Đặc biệt từ khi Luật bình đẳng giới được ban hành. Trên cơ sở đạo luật chuyên ngành về bình đẳng giới, các VBQPPL khác tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới nhằm hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo quyền phụ nữ ở Việt Nam. Trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý được triển khai khá đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với nhiều hình thức phong phú, thiết thực. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về quyền phụ nữ được tiến hành thường xuyên, tập trung vào những lĩnh vực bức xúc của cuộc sống, qua đó đã khắc phục được nhiều sơ hở, khiếm khuyết của các văn bản pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quyền phụ nữ ở Việt Nam .

3.1.1.3. Những thành tựu trong phát triển giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền phụ nữ đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức tôn trọng, thực thi quyền phụ nữ.

Trước hết, việc nâng cao dân trí là yêu cầu cấp bách và cần thiết để bảo đảm quyền phụ nữ. Thực tế gần 30 năm đổi mới (1986 – 2012) cho thấy việc đẩy mạnh cải cách nội dung chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại cùng với đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường hợp tác nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục đào tạo; đấu tranh khắc phục những tiêu cực phát sinh trong dạy và học; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập đã góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực đem lại những nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về quyền phụ nữ. Đặc biệt, ở nước ta đã có một số trường đại học và cơ quan đào tạo đã bước đầu đưa môn Giới và phát triển vào chương trình đào tạo và lồng ghép yếu tố giới vào một số môn học như: Đại học Lao động - Xã hội; Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Đại học Mở bán công; Đại học Thăng Long; Học viện Phụ nữ Việt Nam; Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã trực tiếp nâng cao nhận thức cho người học, từ đó góp

91

phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về bình đẳng giới và thực thi quyền phụ nữ.

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền phụ nữ được các tổ chức chính trị - xã hội với vai trò hàng đầu là Mặt trận Tổ quốc, Hội LHPN Việt Nam chú trọng đẩy mạnh. Truyền thông xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về bình đẳng giới cho toàn xã hội đã được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú tùy theo đặc điểm đối tượng, địa bàn khác nhau. Đồng thời, gắn tuyên truyền pháp luật về quyền phụ nữ, bình đẳng giới với đấu tranh xóa bỏ định kiến giới, đề cao và tôn vinh truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đề cao trách nhiệm của thế hệ đi trước trong giáo dục con cháu, động viên con cháu chấp hành các quy định của pháp luật, xây dựng gia đình hòa thuận, sống có văn hóa, thực hiện bình đẳng giới. Những biện pháp đó đã góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong đó có nhận thức của bản thân giới nữ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

3.1.1.4. Nghiên cứu khoa học về phụ nữ và hợp tác quốc tế trong thực hiện quyền phụ nữ đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam.

Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong những năm gần đây, khoa học nghiên cứu về phụ nữ đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đông đảo các nhà khoa học và của toàn xã hội. Đến nay, Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu dưới góc độ giới được thực hiện và công bố như: Chính sách, pháp luật lao động nhìn dưới góc độ bình đẳng giới; tuổi nghỉ hưu của lao động nữ ở Việt Nam; bình đẳng giới trong chính sách bảo hiểm xã hội; giới và biến đổi khí hậu; bạo lực gia đình Những kết quả nghiên cứu bước đầu này, mặc dù còn hạn chế, nhưng đã thiết thực góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc hoạch định, điều chỉnh, bổ sung chính sách và pháp luật về đảm bảo quyền phụ nữ.

Cùng với sự phát triển của khoa học nghiên cứu về phụ nữ và giới, trong thời kỳ đổi mới hợp tác quốc tế về thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam được đẩy mạnh và thu được kết quả to lớn. Hợp tác quốc tế giúp nước ta tranh thủ được nguồn viện

92

trợ tài chính ngày càng nhiều. Bên cạnh sự hỗ trợ về nguồn tài chính cho công tác này, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện cho Việt Nam có thêm nhiều cơ hội được học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện pháp luật về quyền phụ nữ từ tổ chức quốc tế cũng như pháp luật các nước, tạo điều kiện hỗ trợ cho nhau trong mục tiêu bảo đảm thực hiện quyền phụ nữ trên toàn thế giới ngày một tốt hơn.

3.1.1.5. Những thành tựu trong sự nghiệp đổi mới đã tạo những điều kiện đảm bảo cho quyền phụ nữ được thực thi ngày một tốt hơn.

Thành tựu to lớn và có ý nghĩa nền tảng bảo đảm cho việc thực hiện quyền con người bao gồm cả quyền phụ nữ là duy trì môi trường hòa bình, ổn đinh từ khi đất nước thống nhất (1975) đến nay. Chính từ thực tiễn lịch sử dân tộc ta đã chỉ rõ rằng việc đảm bảo quyền con người, quyền phụ nữ không thể tách rời độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và phát triển. Bên cạnh đó, ở Việt Nam việc phát huy nền dân chủ XHCN đã đảm bảo cho phụ nữ thực hiện các quyền của mình ngày một tốt hơn. Trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến năm 2012, các cơ chế và chính sách mới đã mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, mọi người dân được phép tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Để thúc đẩy việc đảm bảo thực thi những giá trị quyền con người, Đảng và Nhà nước đã hoàn thiện nền dân chủ XHCN mà trước hết là hoàn thiện chế độ bầu cử nhằm tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực vào hoạt động bầu cử, lựa chọn được những người đại diện có đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức. Việc thực hiện cơ chế để đảm bảo "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã được chú trọng. Nhà nước tạo ra những cơ chế đa dạng cho việc thúc đẩy dân chủ trực tiếp, làm cho các cá nhân và đoàn thể xã hội có thể tham chính trực tiếp vào công việc của Nhà nước như: Hoạch định chính sách; trưng cầu dân ý; tham gia đóng góp ý kiến cho các quyết sách của chính quyền từ Trung ương tới địa phương. Qua đó góp phần đảm bảo tốt hơn những giá trị quyền công dân của phụ nữ.

Một thành tựu rất quan trọng trong quá trình đổi mới xây dựng CNXH ở Việt Nam là tăng trưởng kinh tế đã gắn liền với thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội. Đảng và Nhà nước luôn coi phát triển kinh tế là trọng tâm, là tiền đề quan trọng

93

cho việc thực thi dân chủ và quyền con người bao gồm cả quyền phụ nữ. Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện thắng lợi nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trên 7%/năm. Đặc biệt, sau 20 năm đổi mới, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gấp 5 lần (từ 200 USD/người vào năm 1990 lên 1.024 USD/người năm 2008); tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giảm 4 lần (từ 60% vào năm 1990 xuống 13,8% năm 2008). Việt Nam được LHQ và cộng đồng quốc tế ghi nhận là một trong những nước có thành tích giảm nghèo ấn tượng nhất, đã đạt và vượt nhiều Mục tiêu thiên niên kỷ [53]. Thực tế, những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam đạt được trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thời kỳ đổi mới đã khẳng định rằng: Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, mặc dù vẫn còn có những biểu hiện lệch lạc nhất định, nhưng tăng trưởng kinh tế đã tạo ra những tiền đề quan trọng để giải quyết những vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện quyền của phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2012 (Trang 87)