Nhân vật trong văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết chân dung một nghệ sĩ thời trẻ của james joyce (Trang 51 - 52)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ

2.2.1 Nhân vật trong văn học

Trong các tác phẩm văn học nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng nhân vật luôn được coi là một yếu tố quan trọng vì nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Theo 150 thuật ngữ văn học, nhân vật là “một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy” [tr.242]. Mỗi nhà văn có một sở trường riêng trong cách thức xây dựng nhân vật của mình.

Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân

vật, nhà văn có mục đích gán liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện.

Trong tác phẩm văn học thường có một hoặc nhiều nhân vật. Ðể nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau.Xét từ góc độ nội dung tư tưởng có nhân vật chính diện đại diện cho lực lượng chính nghĩa, nhân vật phản diện đại diện cho lực lượng phi nghĩa. Xét về góc độ kết cấu dựa vào tầm quan trọng chia thành nhân vật chính - người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm, nhân vật phụ - những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Xét ở góc độ thể loại có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch.

Nhân vật trong tiểu thuyết thế kỉ XIX thường hiện diện trong sự xác định rõ ràng: tên tuổi, nghề nghiệp, tính cách, tâm lí, hành động rõ ràng. Quan hệ nhân quả thành sợi dây lớn nhất kết buộc nhân vật vào trong tiến trình, giải thích cho hiện tại đang là của nó. Nhân vật thường được gắn với điểm nhìn bên ngoài, một điểm nhìn luôn tỉnh táo và “thấu suốt”. Chính vì vậy, người kể chuyện ngôi thứ ba trong tiểu thuyết thế kỉ XIX giống như một vị Chúa tối cao. Tuy nhiên, đến với Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ, James Joyce đã đưa ra một trải nghiệm mới về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhân vật của James Joyce mang khuynh hướng gợi mở hơn là miêu tả. Nhân vật được xây dựng bằng kỹ thuật dòng ý thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết chân dung một nghệ sĩ thời trẻ của james joyce (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)