Giọng điệu dằn vặt, tự trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết chân dung một nghệ sĩ thời trẻ của james joyce (Trang 77 - 89)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

3.2 Giọng điệu trần thuật

3.2.3 Giọng điệu dằn vặt, tự trách

Ngoài giọng điệu suy tư, thì dằn vặt tự trách cũng là giọng điệu xuất hiện khá dày trong cuốn tiểu thuyết. Đó là cảm giác tội lỗi khi không có tình cảm với những giáo điều của tòa thánh La Mã: “Thế thì còn gì để cầu nguyện

khi cậu biết rằng tâm trí cậu thèm khát sau chính sự phá hủy nó? Một niềm kiêu hãnh nào đó, một nỗi kính sợ nào đó ngăn cản cậu hiến dâng cho Chúa ngay cả bài cầu nguyện buổi đêm, mặc dù cậu biết rằng đó là sức mạnh của Chúa khi lấy đi cuộc sống của cậu trong lúc cậu ngủ và đẩy mạnh linh hồn cậu xuống địa ngục trước khi cậu có thể van xin lòng nhân từ độ lượng. Niềm kiêu hãnh ở trong chính tội lỗi cậu, sự kính sợ không có tình yêu với Chúa, nói với cậu rằng lỗi lầm của cậu quá trầm trọng để có thể chuộc tội một phần hay toàn bộ bằng một sự tôn kính sai trái với thực tại” [tr.129].

Hay đó là cảm giác tội lỗi, dằn vặt khi phạm phải điều răn của Chúa, mà gặp gỡ cô gái mại dâm. Stephen đắm chìm trong những suy nghĩ tội lỗi:

“Cậu đã phạm tội trầm trọng không chỉ một lần mà rất nhiều lần, và cậu biết điều đó, khi cậu còn đứng trong hiểm nguy của sự nguyền rủa bất diệt chỉ cho lần phạm tội đầu tiên của cậu, bằng tất cả những tội lỗi tiếp theo, cậu đã tăng lên gấp bội tội lỗi và sự trừng phạt của mình. Cuộc sống hàng ngày, công việc và suy nghĩ của cậu không thể rửa sạch tội cho cậu, những khoan dung thần thánh đã dừng lại không làm mới mẻ tâm hồn cậu nữa” [tr.129].

Giọng điệu dằn vặt như những lời nhân vật tự trách, tự phân mình ra để mà đối thoại với chính mình, với chính tội lỗi mình đã gây ra:

“Điều đó có phải là sự thực không? Stephen Dedalus đã làm những điều xấu xa đó ư? Lương tâm cậu thở dài trong tiếng trả lời. Đúng vậy! Cậu đã làm những điều đó, bí mật, bẩn thỉu, lần này đến lần khác, và ngày càng chai lì không chịu ăn năn hối lỗi, cậu dám đội mặt nạ của thần thánh trước tủ đựng bánh thánh trong khi linh hồn bên trong lại đang sống với đầy sự đồi trụy. Sao Chúa không đánh chết cậu? Toàn bộ tội lỗi tiến đến gần cậu, thở vào cậu, nghêng người cúi xuống quanh cậu từ mọi phía. Stephen cố gắng quên chúng đi trong khi ra dấu thánh, chụm chân vào sát nhau hơn, nhắm mi mắt lại: nhưng mọi ý thức của linh hồn không quay trở lại” [tr.171].

Có thể thấy, ở mỗi diễn ngôn, Stephen luôn bị đặt trong tình thế day dứt, băn khoăn dẫn đến chấn thương. Lời xưng tội của Stephen chỉ dừng lại ở mức độ lấp lửng, thể hiện sự bất lực trước tên gọi của tội lỗi. Sự xưng tội “nửa vời” dẫn đến sự thất bại “Anh sẽ không bao giờ được giải thoát khỏi nó một cách hoàn toàn cho dù có sống trong sạch đến đâu hay đạo đức hoàn hảo thế nào đi chăng nữa”. Stephen như đối thoại với chính bản thân mình, tự thấy hổ thẹn với những tội lỗi mình gây ra. Để rồi cậu quyết định sám hối trước Chúa. Tuy nhiên, mọi sự xám hối của Stephen cuối cùng lại thất bại. Cậu không thể làm theo những điều răn của Chúa. Stephen muốn bứt phá ra thế giới ngoài kia. Điều này chính là khởi nguồn của việc, cậu lựa chọn con đường sáng tác cho mình sau này.

Ngoài ra, James Joyce còn sử dụng lối viết bất chấp ngữ pháp với những câu văn dài triền miên nhằm thể hiện ý nghĩ miên man bất tận của nhân vật: “Có những vấn đề về danh dự ở đây cũng giống như những câu hỏi như vậy, đối với cậu thật tầm thường. Trong khi tâm trí cậu theo đuổi những ảo ảnh vô hình và chuyển từ những sự đeo đuổi như thế sang sự chần chừ do dự, cậu nhớ lại giọng nói đều đều của cha mình và các thầy giáo, động viên khuyến khích cậu trở thành một người đàn ông mạnh mẽ và nam tính trên tất cả mọi thứ khác; khích lệ cậu trở thành một tín đồ công giáo mẫu mực trên tất cả mọi thứ khác... Trong thế giới trần tục như cậu nhìn nhận được, giọng nói trần tục có thể mời gọi cậu giúp cha dựng lại địa vị sụp đổ của cha mình bằng sức làm việc của mình và trong khi đó thì giọng nói của những người bạn cùng trường thúc giục cậu trở thành một học sinh ngoan, che chở cho những người khác khi họ bị trách mắng hay xin tha thứ cho họ và có nỗ lực cao nhất để xin nghỉ học cho học sinh trong trường” [tr.104].

Quan sát câu văn trên, Jamese Joyce đã sử dụng những câu dài, triền miên, dấu câu tự do. Người đọc như căng lên cùng những dòng tâm tư của nhân vật

cứ dài mãi dài mãi. Nhà văn đã tôn trọng những suy nghĩ của nhân vật, khôi phục lại nguyên si ý nghĩ của nhân vật. Nó giống như một mớ hỗn độn, xáo trộn của nhân vật được nhà văn ghi lại với sự phá vỡ quy ước văn phạm.

Tiểu kết: Nghiên cứu điểm nhìn trong Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ

của James Joyce, người viết nhận thấy, nhà văn đã có sự thay đổi linh hoạt trong việc dịch chuyển điểm nhìn. Nếu như tiểu thuyết truyền thống thường sử dụng một điểm nhìn (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba) thì James Joyce đã thành công khi sử dụng cả ba điểm nhìn: điểm nhìn ngôi thứ nhất, điểm nhìn ngôi thứ ba và điểm nhìn ngôi thứ hai trong tác phẩm.

Sự đan xen, di chuyển giữa các điểm nhìn sẽ giúp người đọc khám phá được chiều sâu tâm lý nhân vật, có cái nhìn đa chiều về nhân vật, về vấn đề được đề cập. Điểm nhìn bên trong gắn liền với miền tiềm thức, tức vùng giao thoa giữa phần vô thức và ý thức của chính nhân vật Stephen. Điểm nhìn bên ngoài là cái nhìn khách quan của người kể chuyện kể về cuộc đởi và các giai đoạn phát triển của Stephen. Còn điểm nhìn thứ hai tạo ra tính đối thoại cao khi Stephen tự thú trước Chúa vì những sai lầm mắc phải. Với việc dịch chuyển điểm nhìn này, sẽ thu hút người đọc muốn khám phá và tìm thấy mình ở đâu đó trong câu chuyện.

Không chỉ điểm nhìn mà nhà văn James Joyce còn sử dụng đa dạng giọng điệu trần thuật trong Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ. Giọng điệu là phương thức giúp nhà văn truyền tải thông điệp tới người đọc. Nếu như quãng thời thơ ấu ở trường dòng được kể với giọng điệu phẫn uất mỗi khi bị sử phạt thì ở thời niên thiếu chủ yếu được kể bằng giọng điệu dằn vặt, tự trách. Bởi khi đó, chàng thanh niên Stephen đã mắc phải tội lỗi nghiêm trọng, phạm vào điều răn của Chúa. Bản thân anh đã cố gắng làm theo những điều răn đó, hối lỗi nhưng rồi lại không thể thực hiện được. Để phơi bày thế giới nội tâm của nhân vật, James Joyce đã sử dụng kỹ thuật dòng ý thức bằng việc sử dụng

biện pháp độc thoại nội tâm. Có thể thấy, với việc sử dụng linh hoạt điểm nhìn cùng giọng điệu trần thuật, nhà văn James Joyce đã phơi bày mọi ngóc ngách tâm hồn nhân vật Stephen. Những rung cảm, trăn trở, sự mong manh trong tâm hồn của Stephen cũng chính là những rung cảm, cảm xúc của một người nghệ sĩ.

KẾT LUẬN

James Augustine Aloysius Joyce (1882 -1941) được xem là một trong số những nhà văn có ảnh hưởng nhất tới các tác giả văn xuôi thế kỉ 20. Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ dù là tiểu thuyết đầu tay nhưng đã cho người đọc thấy được những cách tân trong lối viết của nhà văn. Thông qua việc lựa chọn điểm nhìn, ngôi kể, ngôn ngữ, giọng điệu và cách kết cấu, ta nhận thấy sự sống động, chân thực, lối cuốn trong tiểu thuyết của James Joyce. Trần thuật trong tiểu thuyết Chândung một nghệ sĩ thời trẻ khá linh động. Đó là sự dịch chuyển điểm nhìn, sự đan xen giữa độc thoại và đối thoại của chính nhân vật, sự thay đổi không gian và thời gian đột ngột, kết cấu lỏng lẻo.

Khảo sát vấn đề nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ của James Joyce để nghiên cứu chúng tôi gắng chỉ ra những sáng tạo về nghệ thuật của một tác giả tài năng trong nền văn học ở những điểm sau:

Cách xây dựng cốt truyện trong tác phẩm đã bắt đầu hình thành kiểu kết cấu lắp ghép theo hướng tiểu thuyết hiện đại. James Joyce đã giảm bớt tính chất khuôn khổ về cốt truyện, kịch tính, hành động trong tác phẩm. Cùng với việc giảm nhẹ yếu tố “mực thước” của cốt truyện, James Joyce còn chú ý gia tăng thêm yếu tố kì ảo vào trong tác phẩm hiện thực của mình. Nhà văn đã bỏ qua lối viết có mở đầu - cao trào - kết thúc mà ông thiết lập một cốt truyện lỏng lẻo, phân mảnh. Các sự kiện gần như bị “tẩy trắng” trong tác phẩm. Đây là một trong những hướng đi vừa kế thừa truyền thống vừa mang tính hiện đại.

Nhà văn James Joyce đã thực sự đổi mới cách viết, cách xây dựng nhân vật. Trong Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ, nhân vật không còn có hình dáng, tính cách cụ thể mà nhà văn đã xây dựng nhân vật Stephen bằng kĩ thuật dòng ý thức. Nhân vật được xây dựng từ những dòng suy nghĩ miên man bất tận. Những kí ức hỗn độn nối liền nhau liên tục chảy trong dòng ý thức, người

nghệ sĩ đã đắm mình vào dòng chảy của ý thức đó để khắc họa bức chân dung tinh thần của chính. Như ông từng nói: “Mỗi cuộc đời đều nằm trong rất nhiều ngày, ngày nối tiếp ngày. Chúng ta bước qua bản thân mình, gặp những tên cướp, những hồn ma, những người khổng lồ, người già, thanh niên, phu nhân, góa phụ, những người đồng tính. Nhưng chúng ta luôn luôn gặp bản thân mình”. James Joyce được xem là một tác gia tiêu biểu của dòng ý thức với khát vọng nắm bắt khoảnh khắc hiện tại thoáng qua khải thị tinh chất vĩnh cửu của nó.

Bên cạnh đó là việc lựa chọn và thay đổi linh hoạt các điểm nhìn đã giúp nhà văn phản ánh hiện thực ở những tầng sâu nhất thông qua tác phẩm của mình. Cuộc sống luôn được nhìn trong sự vận động đa chiều do tính khách quan trong phản ánh đã đưa lại cho người đọc những nhận thức mới. Cách phối hợp linh hoạt giữa các giọng điệu trần thuật, việc sử dụng đa dạng các kiểu giọng điệu làm cho người đọc có cảm giác đang đắm chìm trong một bản giao hưởng nhiều cung bậc. Trong đó giọng điệu chủ đạo là giọng văn châm biếm hóm hỉnh mang nhiều nét tự trào của một bút pháp bậc thầy.

James Joyce là nhà văn luôn có ý thức làm mới mình, ông học hỏi các trào lưu, khuynh hướng sáng tác của phương Tây như chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, những đổi mới trong tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Trên cơ sở vận dụng những hiểu biết đó, nhà văn có những sáng tạo riêng của mình. Ông được xem là một trong những nhà văn tiên phong trong phong trào hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Tất cả những nỗ lực để thể nghiệm và đổi mới đó trong tiểu thuyết Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ của James Joyce xuất phát từ mong muốn của ông là muốn bứt lên được cách kể và phản ánh của tiểu thuyết truyền thống để có thể đem lại cho bạn đọc những giá trị nghệ thuật đích thực. Thể nghiệm kĩ thuật mới cũng cho thấy sáng tạo là cuộc phiêu lưu không ngừng và luôn đòi hỏi nỗ lực phi thường của người cầm bút. Chính vì

vậy, văn chương của James Joyce đến với người đọc không phải bằng sự tô hồng mà bằng chính tài năng của ông. Họ có thể thấy chính mình trong đó và mải mê theo dõi diễn biến câu chuyện mà nhà văn đang kể.

Tìm hiểu Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ dưới góc nhìn trần thuật học, người có thể nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của cuộc cách mạng về lối viết của tiểu thuyết Phương Tây hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1]. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (2004), 150 từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[2]. Bakhtin, M.M (1992), Phạm Vĩnh Cư (tuyển chọn, dịch và giới thiệu), luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Bộ văn hóa thông tin thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

[3]. Bakhtin, M. (1992), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cƣơng ngôn ngữ học, tập hai, ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Lê Đình Cúc (2001,) Văn học Mỹ - mấy vấn đề về tác giả, NXB KHXH, Hà Nội.

[6]. Lê Nguyên Cẩn (chủ biên), Nguyễn Linh Chi (biên soạn) (2006), Tác gia tác phẩm văn học nƣớc ngoài trong nhà trƣờng: James Joyce, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

[7]. Lê Nguyên Cẩn (2011), Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honoré De Balzac, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Văn Dân (2000), Những bước tiến hóa của văn học phi lý, Tạp chí Văn học nƣớc ngoài (số 2), tr.11-12.

[9]. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

[10].Trương Đăng Dung (2013), Tác phẩm văn học nhìn từ lý thuyết tiếp nhận, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

[11].Đặng Anh Đào (2000), Balzac và cuộc săn tìm nhân vật chính diện trong bộ tấn trò đời, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[12].Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật Tiểu thuyết Phƣơng Tây đƣơng đại, NXB ĐHQG, Hà Nội.

[13]. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Văn học Phƣơng tây, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[14].Phan Cự Đệ (2001), Mấy vấn đề phƣơng pháp luận khi nghiên cứu thể loại tiểu thuyết, Tạp chí Văn học quân đội (số 2), tr.20-21.

[15]. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình (qua một số nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới), NXB Văn học, Hà Nội. [16].James Fairhall (1993), James Joyce và vấn đề lịch sử, Cambridge

University Press.

[17]. William Faulkner (2008), Âm thanh và cuồng nộ, Phan Đan, Phan Linh Lan dịch, NXB Văn học, Hà Nội.

[18].Khương Việt Hà (2005), Các khuynh hướng phản tự nhiên trong văn học Nhật Bản đầu thế kỷ XX, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 8), tr.15-16. [19].Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2000), Từ

điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[20].Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[21].Đặng Thị Hạnh (2000), Một vài gƣơng mặt văn xuôi Pháp thế kỷ XX, NXB Đà Nẵng.

[22].Đỗ Đức Hiểu (1978), Phê phán văn học hiê ̣n sinh chủ nghĩa, NXB Văn học, Hà Nội.

[23].Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2004), Từ điển văn học bộ mới, NXB Thế giới, Hà Nội.

[24]. Đỗ Đức Hiểu (2006), Thi pháp học hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. [25].Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo

[26]. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ – phong cách – thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[27].Trúc Huỳnh (dịch), 3O tiểu thuyết đầu tay gây chấn động lịch sử văn học, phần 1, www.shortlist.com (http://bookaholic.vn/30-tieu-thuyet-dau-tay-gay-

chan-dong-lich-su-van-hoc-phan-1.html (ngày 9/4/2015)

[28].Ilin, I.P, và Tzurganova, E.A (chủ biên) (2002), Các khái niệm và thuật ngữ của các trƣờng phái nghiên cứu văn học, NXB ĐHQG, Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch.

[29].Nguyễn Xuân Kính (2007), Thi pháp ca dao, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[30].Khrapchenko, M.B (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.

[31].Khrapchenko, M.B (2002), Những vấn đề lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu), NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.

[32].Kundera, Milan (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch), NXB Đà Nẵng.

[33]. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2009), Phong cách học Tiếng việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[34].Thomas H. Landess (1979), James Joyce và tính giác ngộ thẩm mỹ, tạp chí Modern Age (số 2), tập 23.

[35].Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học phƣơng tây thế kỷ XX, NXB Văn học – Trung tâm văn hóa Đông - Tây ngôn ngữ, Hà Nội.

[36]. Haruki Murakami (2006), Đom đóm, Sđd, tr37-38, NXB Đà Nẵng.

[37].Hữu Ngọc (chủ biên) (1982), Từ điển tác gia văn học và sân khấu nƣớc ngoài, NXB Văn hóa, Hà Nội.

[38].Nhiều tác giả (1963), Lịch sử Văn học Phƣơng Tây, hai tâ ̣p, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[39].Nhiều tác giả (1983), Số phận của tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội.

[40]. Nhiều tác giả (1986), Lịch sử văn hóa và khoa học của nhân loại, tập 5, NXB Robert Laffont, Paris.

[41]. Lê Lưu Oanh, Nguyễn Thị Bình (2000), Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 những vấn đề thể loại, Công trình nghiên cứu khoa học, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[42]. Hoàng Phê (chủ biên) (1988), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết chân dung một nghệ sĩ thời trẻ của james joyce (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)