PHẦN 2 : NỘI DUNG
2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ
2.2.2 Xây dựng nhân vật bằng kỹ thuật dòng ý thức
Với Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ, James Joyce đã đánh mất đi một người kể chuyện thuộc về một thế giới toàn vẹn như tiểu thuyết truyền thống.
Thế giới nghệ thuật bị vỡ ra trong những cái nhìn khác nhau. Xây dựng nhân vật Stephen, nhà văn đã không chú trọng vào hình dáng hay lí lịch, tính cách rõ ràng. Chân dung nhân vật bị mờ đi ở nhiều đường nét. Điều này lí giải vì sao vắng bóng người kể chuyện toàn tri. Người kể chuyện đã không bộ lộ thái độ, nhân cách của mình mà gần như trung hòa, thản nhiên trước hiện tượng mô tả. Đối với nhân vật, người kể chuyện không bình luận về cách xử thế, không miêu tả diện mạo. Tâm lí nhân vật không còn hiện lên rõ nét, cụ thể trên nội dung câu chữ. Thay vì miêu tả nhân vật, James Joyce thiên về gợi mở tâm lí nhân vật thông qua kỹ thuật dòng ý thức.
Dòng ý thức là một kĩ thuật tự sự nhằm khắc họa nhân vật với chiều sâu bên trong. Người viết không tuân theo quyết định luận xã hội thông thường mà xây dựng nhân vật giống như một ý niệm, có tính chất trừu tượng với dòng suy nghĩ tức thời. Tính chất trừu tượng này được xuất hiện từ thời của Kafka. Ông đã tạo ra những kiểu nhân vật khó xác định về mặt quy luật tâm lí, dường như chống lại sự thật của cái bình thường hàng ngày. Nhà văn xóa mờ đi nhân vật, từ cái tên đến hình dáng.
Các sự kiện xuất hiện trong tâm lí của Stephen:
- Khi còn bé nói sẽ cưới Eileen làm vợ, bị cô Dante hăm dọa: có sự phân biệt tôn giáo.
- Vào trường học, bị bạn bè đẩy xuống rãnh nước hôi thối và nhày nhụa: bắt đầu hình thành cảm giác sợ hãi, ám ảnh bởi sự ẩm ướt.
- Nghe cô Dante và ông Casey tranh cãi kịch liệt về tôn giáo: ở Stephen bắt đầu hình thành tư tưởng vô tôn giáo, vô thần. Chính vì tư tưởng nảy mà cậu bị bạn bè cho là thằng “dị giáo”.
- Khi ở trường làm vỡ kính bị thầy phạt, gặp thầy hiệu trưởng đòi công bằng: cậu bắt đầu hình thành sự đấu tranh trong thế giới nội tâm và chiến thắng. - Gia đình kinh tế suy yếu, chuyển nhà: Stephen lờ mờ thấy được sự cay đắng.
- Phạm tội với cô gái mại dâm: Stephen luôn có cảm giác tội lỗi khiến cậu lo lắng, nghĩ đến cái chết, gặp ác mộng.
- Đến nhà thờ xưng tội. Ban đầu Stephen cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng khi bước vào quá trình “hành xác”, cậu lại nhận thấy một sự không hài lòng và đầu hàng. Chính vì vậy, khi được đề nghị tham gia giáo hội, Stephen đã từ chối. Bước vào đại học khi gia đình suy sụp về kinh tế khiến Stephen luôn chán nản. Và từ đây, cậu hình thành tư tưởng nghệ sĩ, muốn được nói, được bàn luận về cái đẹp. Ở Stephen luôn có sự đấu tranh nội tâm, lo lắng, sợ hãi và trăn trở. Những sự kiện này đã tác động đến tâm lí của Stephen và tạo nên loại hình nhân vật thiên về gợi mở tâm lí.
Xây dựng nhân vật thông qua kỹ thuật dòng ý thức được James Joyce thể hiện nổi bật chính là ở sự phân mảnh, Stephen chỉ còn là một ý niệm, như một lát cắt rời rạc:
Trong Chân dung một nghê ̣ sĩ thời trẻ , nhân vật Stephen đã mất đi dần cái dáng vẻ bề ngoài cùng những đặc điểm nhận dạng của nó . Nhà văn hướ ng ngòi bút vào thế giới bên trong tâm hồn làm cho hành động của nhân vật chỉ là những suy nghĩ, nhằm khám phá những bí ẩn sâu thẳm trong cõi lòng nhân vâ ̣t. Đó là diễn biến của mô ̣t tra ̣ng thái tâm hồn . Sự vâ ̣n đô ̣ng của hành đô ̣ng không phải diễn ra ở bên ngoài mà chủ yếu chỉ xảy ra ở bên trong dòng chảy ý thức của nhân vật . Nhằm khắc ho ̣a mô ̣t chân dung tinh thần của nhân vâ ̣t – người nghê ̣ sĩ. Đây là mô ̣t cách tân trong lối viết tiểu thuyết của James Joyce.
Về ngoại hình, tính cách, nhà văn không đi vào miêu tả hình dáng cụ thể cũng như đúc sẵn cho Stephen một nhân cách đặc trưng mà nhân vật chỉ là những ý niêm, lát cắt rời rạc. Chúng ta chỉ hình dung ra một cậu bé rụt rè với cặp kính cận khi ở trường thể hiện qua chi tiết Stephen bị phạt vì không viết bài do kính vỡ. Một chàng thanh niên với đầy ắp nỗi cô đơn, luôn muốn lảng tránh cộng đồng. Chân dung của Stephen chỉ được hiện lên qua những nét vẽ
mờ nhạt, hiện dần lên qua những ý niệm, tư tưởng, những câu chuyện tưởng nhưng không ăn nhập với nhau. Dòng chảy ý thức không tuân thủ theo bất kì trật tự nào, gặp đâu kể đó, chuyện nọ xọ chuyện kia. Sự vận động của Stephen không diễn ra ở bên ngoài mà chủ yếu chỉ xảy ra ở bên trong thế giới nội tâm nhân vật. Sự kiện của tác phẩm không phải là hành động mà là dòng chảy suy nghĩ bất tận. Đang ở sân trường, Stephen lại nhớ về mẹ, cô Dante: “Một cậu học sinh đã từng nhìn thấy một con chuột cống to rơi xuống nước váng bẩn đó. Mẹ cậu đang ngồi cạnh bếp lửa cùng với cô Dante đợi Brigid mang đến một ấm ché. Mẹ cậu đặt chân lên thanh chắn của lò sưởi... Cô Dante biết rất nhiều thứ” [tr.12]. Rồi sau đó, Stephen lại quay về với thực tại ở trường.
Dòng suy nghĩ miên man cứ chảy bất tận trong tâm trí của Stephen. Những hình ảnh liên tiếp hiện ra. Cả thực cả mơ, cả quá khứ, hiện tại, tương lai cùng hòa vào dòng chảy. Hiện tại, quá khứ, tương lai cùng xuất hiện một sự kiện, cùng khoảnh khắc tạo nên một khoảng thời gian đồng hiện trong tâm thức. Hiện tại đang ở trường, Stephen mơ đến lâu đài, rồi nghĩ đến tương lai được trở về nhà dịp Giáng Sinh sắp tới. Chân dung Stephen hiện lên qua những dòng chảy đó, cứ thế hoàn thiện dần trong mắt người đọc. Năm chương là năm giai đoạn gắn với sự trưởng thành của nhân vật. James Joyce xây dựng nhân vật Stephen giống như dựng nên một bức chân dung với những nét vẽ đậm nhạt khác nhau. Điều cốt yêu mà nhà văn muốn đề cập chính là những rung động sâu thẳm nhất trong tâm hồn người nghệ sĩ nói riêng và con người nói chung. Bất cứ ai khi đọc tác phẩm cũng đều thấy mình trong đó, thấy hình bóng của mình phảng phất trong hình bóng của Stephen với những dòng suy nghĩ miên man không giới hạn.
Sự trưởng thành trong tâm hồn của Stephen được thể hiện qua mô-tip phạm tội - ăn năn, mô-tip nóng - lạnh, được lặp đi lặp lại. Mỗi thời điểm một không gian khác nhau nhưng đều lặp lại một chu kỳ giống nhau.
Theo khảo sát chủ quan của người đọc, mô-tip nóng - lạnh được sử dụng đến trên 20 lần trong cuốn tiểu thuyết này:
“Màu trắng của phòng vệ sinh làm cậu cảm giác lạnh lẽo và sau đó nóng dần lên... Cậu cảm thấy lạnh và sau đó ấm lên một chút: và rồi cậu nhìn thấy những cái tên in trên hai cái vòi. Thật kì lạ” [tr.13].
“Cậu cảm thấy toàn thân nóng lên và bối rối trong khoảnh khắc”... “Làn nước đó thật lạnh lẽo và nhày nhụa” [tr.16].
“Ánh nắng mặt trời lạnh lẽo và khó chịu” [tr.24]. “Có ánh sáng mặt trời lạnh lẽo ngoài cửa sổ” [tr.28].
“Cha hiệu trưởng đưa tay qua chiếc đầu lâu trên bàn và nắm lấy tay Stephen. Cậu cảm thấy một bàn tay lạnh lẽo và ẩm ướt” [tr.72].
Sử dụng mô-tip này, nhà văn như muốn nhấn mạnh tới những cảm giác sơ khai của tâm hồn con người. Đó là những cảm nhận hết sức đời thường. Stephen được vẽ lên thông qua những cảm giác, thị giác rời rạc. Ban đầu là hình dung về “khuôn mặt râu ria của cha”; mùi thơm của mẹ... Sau đó là xúc giác gắn với cảm nhận về cái nóng - lạnh. Stephen luôn ám ảnh về cái lạnh lẽo trong nhà vệ sinh, cái vòi nước nóng lạnh, rồi vũng nước bẩn. Tuy nhiên, ở mô-tip này, Stephen chỉ dừng lại ở mức độ cảm thấy chứ chưa biết hay suy nghĩ sâu sắc hay suy luận. Cảm nhận đối tượng bằng giác quan là loại cảm nhận đầu tiên của con người về thế giới, gần gũi với bản chất của vạn vật. Trực giác trở thành phương tiện đắc dụng để từ ngoại hình vào bản chất bên trong tâm hồn hồn nhiên nhưng sâu sắc của Stephen. Đây là loại cảm giác hướng đến giá trị đích thực chứ không phải thứ cảm giác mang tính xét đoán.
Ngoài mô-tip nóng lạnh thì phạm tội - ăn năn cũng là mô-tip xuyên suốt tác phẩm và gắn với sự trưởng thành trong tâm hồn của Stephen. Mỗi một giai đoạn sự phạm tội và hối lỗi lại khác nhau. Qua mỗi một lần phạm tội, Stephen lại khám phá thêm được nhiều điều ở thế giới bên trong bản thân mình.
Khi còn nhỏ, Stephen phạm tôi khi nghĩ rằng lớn lên sẽ lấy một kẻ ngoại đạo: “Khi nào chúng lớn lên cậu nhất định sẽ lấy Eillen” [tr.7]. Để rồi sau đó, cậu bị cô Dante trừng phạt bắt xin lỗi. Không viết bài khi kính bị vỡ, Stephen bị thầy phạt và cậu đã phản ứng lại sự trừng phạt bất công đó. Bị đám bạn trêu, cậu phản ứng lại gay gắt và rồi lại phạm lỗi, cậu nhận ra mình không giống họ, không thể hòa đồng cùng họ nhưng vẫn bắt buộc phải hòa đồng. Điều này khiến Stephen nhận thấy mình như một kẻ giả dối. Một trong những lần phạm tội lớn nhất của Stephen chính là phạm phải điều răn của Chúa. Cậu quyết định tự trừng phạt mình để mong Chúa tha tội: “Cuộc sống hàng ngày, công việc và suy nghĩ của cậu không thể rửa sạch tội cho cậu, những khoan dung thần thánh đã ngừng lại không làm mới mẻ tâm hồn cậu nữa... Niềm kiêu hãnh ở trong chính tội lỗi cậu, sự kính sợ không có tính yêu với Chúa, nói với cậu rằng, lỗi lầm của cậu quá trầm trọng để có thể chuộc tội một phần hay toàn bộ bằng một sự tôn kính sai trái với thực tại. Tất cả đều nhìn thấy và tất cả đều biết” [tr.129]. Toàn bộ chương IV dành cho sự ăn năn của nhân vật. Và rồi, kết thúc, Stephen lại phạm lỗi khi gặp cô gái - con chim biển đã làm đứt sợi dây mong manh nối giữa anh và Chúa.
Stephen đã phải trải qua những dằn vặt trong tâm hồn và những trải nghiệm của thực tế để chọn cho mình một con đường tương lai. Anh muốn thoát khỏi sự ràng buộc của Chúa, muốn lao vào cuộc đời mạo hiểm ngoài kia. Đến chương V, ta thấy một Stephen trưởng thành hơn. Anh đã đủ hiểu biết để khám phá ra bản thân mình. Sau những dằn vặt, sống khép mình, cuối cùng Stephen lựa chọn trở thành một nghệ sĩ sáng tác theo Chân - Thiện - Mỹ. Stephen nhận ra rằng: “Đất nước này và cuộc sống này đã sinh ra tớ, tớ phải thể hiện bản thân mình như là chính tớ” [250]khi nói với một người bạn của mình. Ở đây, anh đã manh nha nhận ra được giá trị to lớn và
cốt lõi của nghệ thuật chính là giá trị thẩm mỹ: “Nghệ thuật là sự sắp xếp của con người những sự kiện có thể nhận thức được bằng giác quan hoặc chỉ có thể nhận thức được bằng trí óc cho một mục đích thẩm mỹ” [tr.256].
Xuyên suốt tác phẩm, Stephen được hiện dần lên qua những ý niệm, tư tưởng, những câu chuyện tưởng chừng như không ăn nhập với nhau. Mỗi nét vẽ phơi bày trần trụi mọi ngóc ngách trong tâm hồn của nhân vật, tạo nên bức chân dung tinh thần của người họa sĩ, trong đó ẩn chứa sự bùng phá của vẻ đẹp thẩm mỹ.
Tiểu kết: Thông qua việc tìm hiểu cách tổ chức kết cấu, có thể thấy được những đóng góp của James Joyce trong kỹ thuật viết tiểu thuyết hiện đại. Nhà văn vừa sử dụng lối viết truyền thống khi chia cuốn tiểu thuyết ra làm 5 chương với độ dài ngắn và những cột mốc cuộc đời nhân vật chính - từ tuổi thơ đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, điểm mới cũng như tài năng của James Joyce ở chỗ, nhà văn không phát triển câu chuyện cuộc đời Stephen qua những sự kiện, biến cố rõ ràng mà bằng những mảnh ghép sáng tối giống như một bức tranh có những cung bậc màu sắc khác nhau. Kết cấu lắp ghép tạo ra thời gian đồng hiện, ba chiều quá khứ, hiện tại, tương lai xuất hiện cùng một lúc trong dòng ý thức nhân vật. Nhân vật chỉ tồn tại như một mảnh ghép, và tồn tại qua dòng ý thức.
Nhà văn James Joyce đã thực sự thành công khi xây dựng nhân vật Stephen bằng kĩ thuật dòng ý thức, sự lặp lại của các hình ảnh giàu tính tượng trưng giống như điệp khúc trong một bản nhạc, vừa tạo âm vang day dứt vừa tạo tính chất đa nghĩa cho tác phẩm. Giá trị tạo nên nhân vật không còn nằm ở chỗ miêu tả ngoại hình, tạo cho họ một tính cách rõ ràng mà nó được thể hiện qua những dòng suy nghĩ bên trong nhân vật. James Joyce gần như “tẩy trắng” nhân vật Stephen để người đọc phải sống cùng những trăn trở của nhân vật mới có thể hình dung ra con người anh ta. Kĩ thuật dòng ý thức một mặt
làm Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ có những biến đổi sâu sắc so với tiểu thuyết truyền thống về mặt nhân vật, cốt truyện, kết cấu, đồng thời, đưa nó đến gần hơn với thể nghiệm mới của các loại hình nghệ thuật hiện đại như hội họa, âm nhạc.
CHƢƠNG 3: ĐIỂM NHÌN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT
TRONG CHÂN DUNG MỘT NGHỆ SĨ THỜI TRẺ