PHẦN 2 : NỘI DUNG
3.2 Giọng điệu trần thuật
3.2.1 Giọng điệu trăn trở, suy tư
Đây là giọng điệu chủ đạo trong Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ. Giọng điệu suy tư, trăn trở thể hiện tài năng, tâm huyết và sự từng trải của nhà văn James Joyce. Không trăn trở sao được khi chàng thanh niên Stephen ấy luôn muốn bứt phá tìm ra chính bản thể, tìm ra chân lý của cuộc sống, niềm đam mê của mình với nghệ thuật.
Đó là nỗi trăn trở về viễn cảnh một Dublin tăm tối. Stephen luôn cảm thấy lo âu, bất an về một xã hội cậu đang sống. Khi tác phẩm được hoàn thành thì Đại chiến I bắt đầu. Hoàn cảnh chiến tranh của Ailen lúc bấy giờ đã tác động không nhỏ đến nhân vật. Những dự cảm về số phận con người đã tạo nên một Stephen luôn lo âu: “Bản tính tinh tế nhạy cảm của cậu vẫn còn bị tổn thương dưới những ngọn roi thần thánh và cuộc sống bần cùng. Tâm trí cậu vẫn băn khoăn lo âu và chán nản vì một viễn cảnh tăm tối của Dublin. Cậu đã vươn lên sau hai năm đầy ảo tưởng mơ màng để tìm thấy chính mình giữa khung cảnh mới. Mọi sự kiện và con người đã tác động, ảnh hưởng đến cậu một cách sâu sắc, làm cậu chán nản hay say mê thích thú. Dù say mê hay chán nản thì cậu bị lấp đầy bằng những suy nghĩ cay đắng và bất an. Mọi khoảng thời gian rảnh rỗi còn lại ở trường đã qua cùng với những bài diễn văn mang tính chất
chế nhạo và bạo lực của những người cách mạng đã làm cho tâm trí cậu xáo động trước khi chúng mê hoặc những bài viết phác thảo của cậu” [tr.97]. Joyce đã lột trần bộ mặt đạo đức giả (hoặc đương đầu) với bọn vương quyền trưởng giả. Đó là bước đi của Stephen Dedalus trên những dặm trường, những bước đi là những bước dẫm nát chế độ mà hầu như biểu lộ một cách sống thực trong tiểu thuyết. Nó thể hiện tình yêu nước tha thiết, một khát khao đến cháy bỏng trong Stephen.
Hay đó là những trăn trở về một lối sống giả tạo, Stephen luôn cảm thấy cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình, trong trường dù đám bạn vây xung quanh. Điều đó khiến anh cảm thấy ngột ngạt và giả tạo làm sao: “Một sự bất mãn mơ hồ xuất hiện trong tâm hồn cậu khi cậu nhìn những bến cảng trên sông trong một buổi chiều tối âm u. Cậu tiếp tục suy tư mông lung ngày này qua ngày khác như thể cậu thực sự cố kiếm cho được ai đó lảng tránh cậu.... Nguyên nhân gây ra nỗi dày vò, cay đắng này rất nhiều: rất gần và rất xa. Cậu bực tức với chính mình vì còn quá trẻ và là con mồi của tính khí bốc đồng ngu ngốc không ngừng. Cậu cũng bực tức với sự thay đổi của số phận mà chúng đã thay đổi thế giới của cậu sang một tầm nhìn dơ dáy và giả tạo... Cậu ghi chép lại tỉ mỉ những gì nhìn thấy, chắt lọc riêng ra những gì dành cho cậu và tự mình nếm trải những khổ hạnh trong bí mật” [tr.83].
“Những ảo tưởng quái dị đi thẳng vào kí ức cậu. Chúng lại nhảy múa trước mặt cậu một cách bất ngờ và dữ dội không dùng từ ngữ nào tả xiết. Ngay sau đó, cậu tự hiến dâng cho những ảo tưởng này và để chúng tràn ngập tâm trí cũng như đè bẹt khả năng hiểu biết của mình. Cậu luôn tự hỏi xem chúng từ đâu đến, từ sào huyệt nào của những hình bóng kỳ quái, và rồi cậu luôn nhún nhường, khiêm tốn đới với những ảo tưởng khác, bồn chồn và ghê sợ chính bản thân khi chúng lướt qua cậu” [tr.112]. Cách nhà
văn đặt tên cho nhân vật chính cũng thể hiện ý đồ chọn lựa giọng điệu trần thuật: Stephen là tên của tín đồ tuẫn tiết đầu tiên cứu Chúa, Dedalus là tên xuất phát từ nhân vật nghệ sỹ huyền thoại Daidalos – người phát minh ra đôi cánh làm bằng sáp ong và lông chim để bay lên gần mặt trời, để rồi cuối cùng nhận cái chết thảm thương.
Stephen cũng trăn trở về chính những giáo điều mà hàng ngày cậu được học, về việc lựa chọn tôn giáo: “Một con chiên khiêm tốn trong một loạt các tranh luận ầm ĩ, một người Anh đáng thương trên đât Ireland. Cậu xem ra đã đi vào giai đoạn lịch sử của các thầy tu khi có sự thể hiện mưu đồ lạ lùng, chịu đựng, ghen tị, đấu tranh và sỉ nhục. Tất cả đã trải qua, rồi cuối cùng là một tinh thần đờ đẫn, vô vọng. Từ cái gì cậu đặt ra những điều trên? Có thể cậu đã được sinh ra và nuôi dưỡng trong số những người không tuân phục nhà thờ chính thống, nhìn thấy sự cứu rỗi linh hồn trong Chúa Giê-xu và ghê tởm những gì hình thành phô trương vô nghĩa... Liệu cậu đã tìm ra tôn giáo thực sự trong sự bất ngờ khi đi đến đích giống như một cuộn sợi bông có một vài sợi chỉ mỏng manh bị thổi vào những bàn tay cục cằn hay giữa đám diễu hành của Chúa Thánh Thần? Hay Chúa Giê-xu chạm vào cậu và gọi mời cậu đi theo..” [tr.232]. Sau nhiều trăn trở, suy tư, cuối cùng Stephen đã lựa chọn cho mình hướng đi riêng là “vô thần”. Cậu không theo tiếng gọi của bất kì tôn giáo nào, mà muốn tự mình lựa chọn cái đẹp giữa cuộc đời này.
Những trăn trở, suy tư hàng ngày mà Stephen tỉ mỉ ghi chép lại đã giúp cậu dần hình thành tâm hồn nghệ sĩ từ lúc nào không hay. Giọng điệu trăn trở, suy tư mang màu sắc của những câu châm ngôn về lẽ đời. Đó là những cay đắng, nỗi cô đơn mà Stephen từng trải nghiệm và quan sát. Những lời văn mang màu sắc suy tư không hề gượng ép hay giả tạo bởi nó xuất phát từ sự trải nghiệm của nhà văn. Những suy tư ấy được bật ra rất tự nhiên như vốn sẵn có từ trước trên từng trang giấy.