Giọng điệu bi quan, phẫn uất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết chân dung một nghệ sĩ thời trẻ của james joyce (Trang 76 - 77)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

3.2 Giọng điệu trần thuật

3.2.2 Giọng điệu bi quan, phẫn uất

Là một chàng trai nhạy cảm trước thời cuộc, luôn cảm thấy cô đơn, trong cảm nhận của Stephen không tránh khỏi những suy nghĩ bi quan, u ám về cuộc sống xung quanh mình.

Trong tâm trí Stephen, cậu luôn bị ám ảnh về cái chết, cuộc sống dường như thật ngắn ngủi khi bị ốm ở ngôi trường mà cậu cảm nhận như nhà tù giam lỏng: “Có ánh sáng mặt trời lạnh lẽo ngoài cửa sổ. Cậu lo lắng điều gì sẽ đến nếu cậu chết. Ta có thể chết giống như vậy trong một ngày nắng đẹp. Cậu có thể chết trước khi mẹ cậu đến. Sau đó cậu sẽ có một buổi tang lễ tại nhà nguyện giống buổi tang lễ mà các học sinh khác đã nói với cậu” [tr.28]. Hay: “Cậu không chết nhưng bị phai nhạt dần đi giống như một màn sương mỏng dưới ánh mặt trời”.

“Sự sợ hãi mơ hồ trở thành nỗi kinh hoàng của tâm hồn như giọng nói khàn khàn của người thuyết giáo thổi cái chết vào linh hồn cậu. Cậu cảm thấy cái chết lạnh lẽo, chạm tới điểm tận cùng và trườn vào tim cậu” [tr139].

Chính sự bi quan đó đã khiến tâm hồn Stephen bị chai sạn trước mọi cảm xúc: “Cậu không có niềm vui cùng bạn bè, không có sức mạnh của một người đàn ông cũng không phải là một đứa con hiếu thảo. Chẳng có gì lay động trong tâm hồn cậu mà thay vào đó là sự thèm khát lạnh lùng, tàn nhẫn và không có tình yêu. Tuổi thơ của cậu đã mất hoặc đã chết và với nó, tâm hồn cậu có thể có niềm vui giản dị và cậu đang trôi dạt giữa cuộc sống giống như bề mặt ngoài căn cỗi của mặt trăng” [tr.119].

Bi quan về cuộc đời, bi quan về số phận khiến Stephen hoài nghi về mọi thứ xung quanh mình. Cậu thậm chí còn hoài nghi về chính dòng máu của mình với những người trong gia đình. Với cậu không có tình cảm chân thành giữa đám bạn ở trường và càng không có tình yêu.

Bên cạnh giọng điệu bi quan, James Joyce còn có những dòng văn thể hiện thái độ phẫn uất, bất mãn của Stephen về những gì đang diễn ra xung quanh cậu. Đó là sự bất mãn khi bị phạt ở trường: “Điều này thật tàn nhẫn và không công bằng bởi lẽ bác sỹ đã khuyên cậu ấy không nên đọc sách mà không có kính. Hơn nữa, cha Arnall nói rằng cậu không phải làm bài cho đến lúc có cặp kính mới. Lại còn gọi cậu ấy là kẻ lừa đảo trước mặt cả lớp và bị đánh đòn trong khi cậu luôn là một trong những người đạt điểm cao nhất nhì lớp. Làm sao mà cha giáo vụ lại có thể cho rằng đó là một trò lừa đảo?” [tr.65].

Nỗi bực tức khi bị gọi là kẻ lừa đảo cứ ám ảnh trong tâm trí thơ ngây của cậu bé Stephen khiến cậu có cảm giác đau đớn và hoài nghi: “Điều đó không đúng. Thật tàn nhẫn và không côn bằng. Khi ngồi trong phòng ăn, cậu cảm thấy đau đớn triền miên trong kí ức về nỗi tủi nhục cho đến khi cậu bắt đầu nghi ngờ không biết có cái gì trên mặt cậu vì thế mà cha Dolan đã gọi cậu là kẻ lừa đảo và cậu ước gì có một chiếc gương nhỏ để soi và kiểm tra lại. Nhưng chắc là không thể có cái gì đó trên mặt được: thật bất công và tàn nhẫn” [tr.66].

Stephen cảm thấy chán ghét, bất mãn với những việc lộn xộn xung quanh mình và trong chính ngôi nhà của mình: “Stephen cảm thấy ghê tởm và khinh ghét cái nơi cậu đang sống: tiếng huýt sáo của cha cậu, những lời trách móc của mẹ cậu, quá nhiều tiếng gào thét, gàn dở bên kia bức tường mà cậu không nhìn thấy ai là tác giả giống như những tiếng nói hăm dọa xúc phạm và hạ thấp niềm kiêu hãnh về tuổi trẻ của cậu. Cậu chửi rủa và đẩy những tiếng vang của chúng ra khỏi trái tim cậu....” [tr.215]. Tất cả những điều đó khiến tâm hồn cậu trĩu nặng bởi cuộc sống nghèo khổ tồi tàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết chân dung một nghệ sĩ thời trẻ của james joyce (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)