PHẦN 2 : NỘI DUNG
3.1 Cách tổ chức điểm nhìn trần thuật trong Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ
3.1.2 Sự đan xen, di chuyển giữa các điểm nhìn
Trong Chân dung một nghê ̣ sĩ thời trẻ , James Joyce đã sử du ̣ng thành thạo sự đan xen liên tục giữa hai điểm nhìn bên trong và bên ngoài . Bức chân dung được nhìn dưới góc đô ̣ người kể chuyê ̣n và chính Stephen. Cách tiếp cận ở hai điểm nhìn này giúp người đọc có cái nhìn phong phú và linh hoạt hơn.
Tác phẩm bắt đầu từ điểm nhìn bên ngoài với sự xuất hiện cùa hàng loạt những đa ̣i từ “nó” (ngụ ý chỉ nhân vật Stephen), rồi sau đó di chuyển dần vào điểm nhìn bên trong của nhân vâ ̣t. Khi đó người kể chuyê ̣n và nhân vâ ̣t là mô ̣t. Điều này giúp người đo ̣c cảm nhâ ̣n được những rung đô ̣ng tinh tế trong tâm hồn. Bức chân dung của chàng trai được nhìn từ hai góc đô ̣: vừ a của người kể chuyện vừa là của chính nhân vâ ̣t Stephen Dedalus, và có cả điểm nhìn phức hợp của các nhân vật tạo nên hiệu quả khắc họa vô cùng phong phú.
3.1.2.1 Di chuyển điểm nhìn giữa ngƣời kể chuyện và nhân vật
Đây là hình thức chủ yếu được James Joyce sử dụng trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình. Trong trường hợp này, người kể hàm ẩn đã mượn giọng của nhân vật để kể. Như vậy, anh ta có thể dễ dàng thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật, hòa vào thế giới của nhân vật mà không cần một lời giới thiệu nào. Cách trần thuật này tạo nên cảm giác gần gũi giữa nhân vật và người đọc. Nhận thấy điều đó, trong gần như toàn bộ cuốn tiểu thuyết của mình, James Joyce luôn có sự đan xen, dịch chuyển giữa điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong, tức dịch chuyển từ người kể chuyện sang nhân vật và ngược lại.
Khảo sát tác phẩm , cứ sau mô ̣t câu miêu tả khách quan của người kể chuyê ̣n là tới mô ̣t lời tự nhủ hoă ̣c tâm sự của chính nhân vâ ̣t . Sự luân chuyển đó thể hiê ̣n ở cách xưng hô “nó” , “anh ấy” , “cậu”, “Stephen”... rồi chuyển sang câu tự cảm thán không có chủ ngữ và mô ̣t đinh ngữ nào nhất đi ̣nh:
“Đó không phải là những lời nói hay ho gì (3). Mẹ cậu đã từng nói với cậu là không nên nói chuyện với những học sinh nghịch ngợm trong trường (3). Đúng là một người mẹ tuyệt vời! (1)” [tr.10].
“Đám tang thật đẹp và cũng thật buồn! (1). Một sự rùng mình lan truyền khắp người cậu (3)! Cậu muốn khóc thầm nhưng không phải khóc cho bản thân mình mà cho những câu hát, thật đẹp và thật buồn giống như âm nhạc (3). Tiếng chuông! Tiếng chuông! Tạm biệt! Ôi tạm biệt! (1) [tr.29].
“Thầy hiệu trưởng sẽ đứng về phía cha giáo vụ và cho rằng đó là một trò lừa bịp của trẻ con: cha giáo vụ sẽ vẫn đến lớp cậu hàng ngày và mọi chuyện lại lặp lại khủng khiếp còn hơn cả trước đó vì ông ta tức giận về việc một học sinh đến gặp cha hiệu trưởng và tố cáo ông ta (3). Các học sinh xúi giục cậu ta đến gặp thầy hiệu trưởng nhưng chúng lại không chịu đi (3). Chúng đã quên tất cả mọi chuyện rồi (3). Không! (1). Tốt nhất là hãy giấu mình vì khi ta còn trẻ và nhỏ bé ta thường trốn chạy bằng cách này. (1) [tr.68].
Nhìn vào những đoạn văn trên, những câu được đánh dấu thứ tự (3) tức là điểm nhìn của người kể chuyện, ngôi thứ ba. Những câu được đánh dấu thứ tự (1) là điểm nhìn trượt vào nhân vật. Điểm nhìn giữa người kể chuyện và nhân vật được thay đổi liên tục, đan xen nhuần nhuyễn trong từng đoạn.
Cũng có khi điểm nhìn trần thuật ngôi thứ nhất trùng khít với điểm nhìn của người kể chuyện hàm ẩn tạo ra “cái tôi hàm ẩn” trong tác phẩm. Vai trò người kể chuyện hàm ẩn không lộ rõ: vừa giấu mặt, vừa lộ diện. Ở đây khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật gần như là zero. Sự di chuyển hòa nhập làm một giữa người kể chuyện và nhân vật được thể hiện qua những động từ như “cảm thấy”, hay miêu tả cảm giác như:
“Một nỗi sợ hãy chạy dọc suốt cơ thể nó”; “Nó cảm thấy cơ thể mình nhỏ bé và yếu ớt”;
Về hình thức, câu văn được người kể chuyện kể lại với đại từ ngôi thứ ba “nó”. Tuy nhiên, cảm xúc đã trượt vào bên trong của nhân vật. Sự di chuyển điểm nhìn từ nhân vật ngôi thứ nhất sang điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện hàm ẩn cho ta thấy được sự sáng tạo trong kỹ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn James Joyce. Sự di chuyển cho thấy tác giả không chỉ đứng ngoài câu chuyện mà còn thâm nhập vào thế giới bên trong của câu chuyện. Sự thay đổi điểm nhìn như vậy sẽ tạo cho câu chuyện có tính khách quan, mạch truyện được biến hóa linh hoạt, cuốn hút người đọc. Qua đó, James Joyce thể hiện được cái nhìn đa chiều, nhiều góc độ về tôn giáo, về thẩm mỹ, về đạo đức và lòng yêu nước qua nhân vật Stephen.
3.1.2.2 Di chuyển điểm nhìn sang ngôi thứ hai
Tiểu thuyết truyền thống thường sử du ̣ng mô ̣t điểm nhìn. Thông thường sử du ̣ng điểm nhìn thứ 3 hoă ̣c thứ nhất , ít sử dụng ngôi thứ 2. Trong Chân dung một nghê ̣ sĩ thời trẻ, điểm nhìn di chuyển linh hoa ̣t từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ hai. Đa ̣i từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít xuất hiê ̣n với tần xuất không nhỏ trong tiểu thuyết:
“Có nhiều tên nước ngoài đáng yêu trong đó và những bức ảnh của những thành phố lạ lẫm và cả những con tàu. Nó sẽ làm bạn cảm thấy rất hạnh phúc” [tr.32].
“Tất cả học sinh đều im lặng. Không khí thật lặng lẽ và bạn có thể nghe tiếng gạy cricket nhưng chậm hơn lúc trước: pick, pick” [tr.55].
Sử du ̣ng điểm nhìn ngôi thứ hai sẽ ta ̣o tính đối thoa ̣i cho tác phẩm . Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai “ba ̣n” , ngoài chỉ người đo ̣c còn hàm ý sự phân thân của nhân vật.
3.1.2.3. Sự di chuyển điểm nhìn giữa các nhân vật
Ngoài trần thuật theo điểm nhìn ngôi thứ ba, tác phẩm còn được trần thuật theo điểm nhìn của các nhân vật. Chúng tôi gọi đó là điểm nhìn đa bội.
Các điểm nhìn được di chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác tạo nên một hợp thể phức điệu của điểm nhìn tạo sự đa thanh cho tác phẩm. Cách tổ chức điểm nhìn này có thể bắt gặp trong tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ của nhà văn W. Faulkner. Vẫn là Caddy nhưng trong con mắt của người anh trai và hai người em lại có những cách nhìn khác nhau. Người anh Quentin thì đắm chìm vào trong những kí ức đau buồn của cô em gái Caddy. Bởi thế Caddy dưới cái nhìn của Quentin tồn tại muôn hình vạn dạng, đó là mùi kim ngân, là mùi đóa hồng, là sự ám ảnh về tội lỗi. Người em trai Jason thì nhìn Caddy bằng sự hằn học đầy toan tính và lòng căm ghét vì đã làm đổ vỡ công việc của hắn. Đến Benjy – người em út cảm nhận chị Caddy như mùi hương lá cây, trong quá khứ chị đáng yêu và hiền hậu, hai mươi năm sau chị là một thiếu phụ phóng đãng. Sự di chuyển điểm nhìn giữa các nhân vật sẽ làm cho câu chuyện trở nên phong phú hơn.
Nhà văn James Joyce không chỉ dừng lại ở một điểm nhìn của người kể chuyện hay nhân vật Stephen mà còn luôn chú ý luân chuyển các điểm nhìn tới các nhân vật khác trong tác phẩm. Điều này làm cho tác phẩm có bề sâu, tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về các nhân vật. Cùng là một con người, một sự vật nhưng qua nhiều điểm nhìn khác nhau sẽ cho ra những giá trị khác nhau.
Cùng một vấn đề về cái đẹp, tư tưởng tự do nhưng giữa thầy trưởng khoa và Stephen lại có cái nhìn khác nhau:
Thầy trưởng khoa cho rằng căn bản của cái đẹp và tư tưởng tự do phải là học thức: Cần phân biệt giữa vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp vật chất. Và cần phải biết được cái đẹp nào là cái đích với mỗi loại hình khác nhau.... Trước tiên cần phải lấy một cái bằng đại học. Coi đó như là mục tiêu đầu tiên. Sau đó, dần dần con sẽ nhìn ra con đường của mình. Lúc đầu có thể rất vất vả nên cần nhiều nỗ lực [tr.233].
Còn Stephen Dedalus cho rằng: Tới một chừng mực mà đôi mắt cảm thấy rõ, cái mà con người muốn nói ở đây là sự hiểu biết về mỹ học, nó sẽ là cái đẹp... Con cũng chắc chắn rằng không có một cái gì như tư tưởng tự do bởi vì mọi tư tương đều bị giới hạn bởi chính những quy định riêng của chúng ta. [tr.229].
Hay vẫn là con người Stephen đó, nhưng qua con mắt của bạn bè cậu có thể là người lập dị, là một người thông minh hay tầm thường. Stephen trong mắt bạn bè khi nói về lí tưởng, đức tin:
Trong mắt của Cranly: Tớ nghĩ cậu là một thằng cực kỳ giả dối bởi vì khuôn mặt của cậu thể hiện rõ cậu đang rất bối rối. [tr.240].
Cậu bạn MacCam: Tớ tin rằng cậu là một thằng rất tài năng nhưng cậu chưa được học chân giá trị của lòng vị tha và trách nhiệm của con người cá thể [tr.245].
Cậu sinh viên người di-gan: “Tớ tin tưởng con người. Tất nhiên rồi, tớ không biết là cậu có tin tưởng con người. Tớ ngưỡng mộ cậu, Stephen. Tớ ngưỡng mộ tư tưởng độc lập của con người không lệ thuộc vào tôn giáo” [tr.244] Trong chương III, bài thuyết giảng của cha tu viện trưởng về địa ngục, tội lỗi, sự phán xét và cái chết, các điểm nhìn được di chuyển liên tục giữa nhân vật Stephen và cha tu viện tạo nên một hợp thể phức điệu của các điểm nhìn. Mỗi bài thuyết giảng tạo nên sự hỗn độn, sợ hãi trong tâm trí Stephen. Những ý nghĩ của nhân vật chồng chéo lên nhau khiến người đọc không phân biệt được đau là lời của cha tu viện, đâu là của Stephen. Lúc này, toàn bộ thế giới bên trong của nhân vật được phơi bày, từ những khao khát tầm thường, sự sợ hãi đến sự biện hộ cho tội lỗi của mình và cái đích cuối là sự thú nhận chân thành.
Cuốn tiểu thuyết Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ của nhà văn James Joyce không chỉ có một điểm nhìn duy nhất mà còn đan xen luận chuyển giữa
rất nhiều điểm nhìn. Sự gia tăng các điểm nhìn và di chuyển điểm nhìn từ người kể sang nhân vật, từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba trong tác phẩm đã khắc họa thành công sự thay đổi tinh tế trong tâm hồn người nghệ sĩ trẻ Stephen. Qua đó tác giả bộc lộ những quan niệm, những triết lí nhân sinh về con người, về thời cuộc về sáng tác. Sự chuyển giao điểm nhìn cho đọc giả và nhân vật giúp đọc giả có thể đào sâu vào những sự kiện trong tác phẩm, những nghĩ suy của nhân vật. Với việc dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, nhà văn đã tạo ra được cái nhìn đa sắc, không chỉ là những dòng văn miêu tả thông thường mà nó còn gợi mở những cảm giác, suy nghĩ của nhân vật. James Joyce đã chứng tỏ được tài năng của mình trong việc kể chuyện, dẫn chuyện và đặc biệt là khả năng thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật.