5. Cấu trúc luận văn
1.2. Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
1.2.2. Ngôi kể thứ ba
Kể kiểu khách quan hóa, chủ thể hoàn toàn ở ngoài cốt truyện, không thuộc vào thế giới của các nhân vật truyện, mà chỉ thực hiện việc theo dõi nhân
vật, dẫn dắt đứng sau và quan sát kể lại, không trực tiếp tham gia vào các sự kiện, biến cố của truyện. Do tính chất hướng ngoại của nhân vật nên điểm nhìn của chủ thể kể chuyện hầu hết từ bên ngoài. Chủ thể kể chuyện ở ngôi thứ ba luôn có một vị trí tốt nhất để theo dõi dẫn dắt nhân vật. Nhân vật có những cơ hội để phát biểu, suy ngẫm hoặc hồi tưởng. Chủ thể kể chuyện chi phối toàn bộ tác phẩm từ lời dẫn truyện, cách kể, cách tả đến cả lời trữ tình ngoại đề.
Đối lập với truyện kể ở ngôi thứ nhất người kể xuất hiện trực tiếp xưng “tôi” hoặc “chúng tôi” thì ngôi kể thứ ba là người kể chuyện không biểu thị trực tiếp bằng đại từ ở ngôi thứ nhất. Lựa chọn ngôi kể thứ ba, người kể chuyện chứng kiến toàn bộ câu chuyện, người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện, không tham gia vào các hoạt động diễn biến của truyện và kể lại nên câu chuyện, người kể không xưng bằng các từ: tôi, tớ, ta nên câu chuyện có tính khách quan. Trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều chủ yếu nhà văn lựa chọn ngôi kể thứ ba để kể chuyện. Người kể chuyện có nhiệm vụ dẫn dắt câu chuyện phát triển theo dụng ý của nhà văn. Người kể chuyện ở đây chỉ chứng kiến câu chuyện như vậy còn nguyên nhân câu chuyện nhiều khi cũng không nắm được.
Truyện ngắn Hai người đàn bà xóm Trại tác nhà văn đã kể lại câu chuyện men theo dòng suy tưởng và hồi ức của nhân vật về những kỉ niệm không bao giờ phai trong tâm trí của hai người đàn bà ở xóm Trại. Nhà văn đã ngược thời gian và không gian để trở về quá khứ. Câu chuyện được kể theo dòng hồi tưởng không ngớt, luôn ào ạt hiện về trong tâm trí của hai người đàn bà cô đơn. Hai người đàn bà đang sống lặng lẽ như hai cái bóng trong ngôi nhà trống trải, đơn sơ vào những chiều nắng nhạt hay những đêm cuối đông lạnh lẽo bên bếp lửa leo lét cháy. Cuộc sống của họ thật đáng thương. Cách kể chuyện này không có gì mới mẻ, những con người, những cảnh đời như bà Ân, bà Mật chúng ta bắt gặp rất nhiều trong thời kỳ
chiến tranh, và ngay cả thời kỳ hậu chiến cũng không thiếu những người vợ liệt sĩ lầm lũi sống. Nhưng Nguyễn Quang Thiều bằng chất giọng trữ tình sắc sảo, ông đã cho thấy sự thấu hiểu tâm tư, tình cảm, những khát vọng của người phụ nữ trẻ khi họ chỉ được sống những ngày hạnh phúc ngắn ngủi, còn cả cuộc đời họ phải sống trong cô đơn, đau khổ. Cách kể chuyện của tác giả khiến cho người đọc thấy vô cùng xúc động. Người đọc như đang được sống với nhân vật của nhà văn để cảm thông chia sẻ với những cô đơn bất hạnh, sự chờ đợi mòn mỏi của người phụ nữ. Người đọc còn cảm thấy lo âu, hồi hộp theo từng bước tiến triển của câu chuyện, những lời đối thoại, độc thoại, những cảm giác những hình ảnh gợi nhớ về kỉ niệm bên người chồng làm tiếp nối dòng suy tưởng của hai người đàn bà được Nguyễn Quang Thiều xâu chuỗi kể liền mạch, lô gic đầy sức thuyết phục. Để viết được một tác phẩm truyện ngắn hay, có giá trị Nguyễn Quang Thiều phải tìm được một cách trần thuật hợp lí đó là lựa chọn ngôi kể thứ ba để câu chuyện kể của mình mang tính khách quan hấp dẫn người đọc.
Truyện ngắn Gió dại nhà văn đã chọn ngôi kể thứ ba để kể về người con gái mồ côi tên May, cô đã trải qua những tháng ngày đau khổ khi cố kiếm cho mình một mái ấm gia đình. Khi bị đuổi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng vì cho rằng cô là con hoang, cô đã gặp rất nhiều người mà cô nghĩ rằng đó là ân nhân của đời mình, nhưng thực tế không phải thế, những người giúp cô đều có mục đích và âm mưu riêng của họ. Đầu tiên là cô được bà chủ quán cưu mang, cô rất biết ơn và tin tưởng ở bà, thậm chí cô đã từng coi bà là mẹ của mình. Nhưng rồi mọi thứ cũng rõ ràng khi bà ép cô lấy đứa con trai bệnh tật của bà. Bà ta ép cô phải ở chung phòng với cậu con trai dị dạng ấy, ban đầu cô cũng sợ nhưng rồi cô cũng đồng cảm và xót thương cho anh ta, cô có lòng nhân ái bao la. Thế nhưng cô vẫn quyết tâm ra đi khỏi nhà bà chủ quán. Sau đó cô May đã được một vị lãnh đạo Uỷ ban
nhân dân huyện cưu mang, bà ta đã nhận cô làm con nuôi của bà. Cô đã đặt niềm tin và hi vọng vào bà, nào ngờ bà lại là một kẻ đồng tính, bệnh hoạn. Người đàn bà này cũng chỉ là nạn nhân của chiến tranh “Đúng, ngày ấy ác liệt và thiếu thốn tưởng không sống nổi. Cái họ thiếu nhất là giọng nói và bóng dáng của người đàn ông. Nhiều lúc buồn quá họ tổ chức trò chơi lễ cưới. Ngày ấy bà thường phải đóng đàn ông. Vì bà có dáng người cứng và khuôn mặt thô. Mỗi lần như thế bà phải giả giọng nói của người đàn ông. Bà phải tỏ tình, nâng niu, sửa soạn phòng cô dâu [56, tr. 75]. Trải qua những năm tháng đau khổ của chiến tranh “Đêm đêm bà mơ thấy “đám cưới” của mình trong cánh rừng Trường Sơn khắc nghiệt. Bà thấy “cô dâu” của bà trở về cả người đẫm máu và được cài kín bằng những bông hoa dại của rừng Trường Sơn”. Người đàn bà này đã nhiều lần ôm ghì và vuốt ve May như đang âu yếm “cô dâu” của bà năm xưa (56, tr. 76). Qúa thất vọng, đau đớn cô đã trở về làng trong đêm mưa như trút nước. Trong đêm mưa tầm tã ấy cô đã được một người đàn bà điên cưu mang, che chở, thật bất ngờ khi người đàn bà điên ấy lại chính là mẹ đẻ của cô. Tình mẫu tử như một thứ bản năng khiến hai mẹ con cô nhận ra nhau. Câu chuyện kể hấp dẫn, kết thúc có hậu khiến người đọc như được thăng hoa bởi tình mẫu tử ấm áp, thiêng liêng.
Trong Bầy chim chìa vôi bằng ngôi kể thứ ba, nhà văn đã cho người đọc thấy một cảm giác hồi hộp lo lắng, trái tim như thắt lại lo sợ cho những chú chim non bé bỏng. Với ngôi kể này, nhà văn đã cho người đọc hòa nhập vào tâm hồn của hai đứa trẻ Mên và Mon: “Từ mặt nước sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. Hai đứa bé không kêu lên được tiếng nào, người chúng như đang ngùn ngụt tỏa hơn nóng” [56, tr. 195]. Câu chuyện kể lại một đêm mưa lũ, nước sông dâng lên mỗi lúc một nhanh, và rồi bầy chim non đập cánh một nhịp quyết
định bay lên trên biển lũ mênh mông. Bình minh rực rỡ của một ngày mới đã khiến hai đứa trẻ suốt đêm tìm cách cứu bầy chim đã được chứng kiến một cảnh tượng đẹp kì vĩ đó. Cách kể chuyện nhẹ nhàng, đầy chất thơ khiến người đọc cũng như được được thanh lọc tâm hồn bởi lòng nhân ái bao la của những đứa trẻ. Nhà văn đã chọn ngôi kể thứ ba làm cho câu chuyện hấp dẫn người đọc, câu chuyện mang tính khách quan hơn.
Ở truyện Lạc loài, tác giả dùng ngôi kể thứ ba kể về câu chuyện của một người giúp việc ngày đêm làm việc nhưng canh cánh một nỗi lòng tìm đứa em trai bị thất lạc trong những năm nạn đói 1945. Mở đầu truyện kể về thời điểm hiện tại “Hàng ngày, vào lúc năm rưỡi chiều thì xe ông Thuấn về tới nhà. Xe ông dừng lại trước cánh cửa sắt sơn xanh và thúc ba hồi còi. Chỉ sau một phút cánh cửa rít lên, nặng nề mở. Chiếc La- da màu sữa từ từ trườn vào sân. Người mở cửa là một bà già tóc bạc gần hết, nhưng chân tay vẫn còn nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Anh lái xe đã quá quen với bà nên chẳng chào hỏi gì, cứ lẳng lặng đánh xe vào rồi lẳng lặng cho xe ra” [56, tr. 291], sau đó nhà văn lần kể lại cuộc đời của người giúp việc già và chuyện nhà ông Thuấn thuê giúp việc khiến ông bà nghi ngờ lẫn nhau. Đến khi bà về giúp việc thì ông bà Thuấn đã hoàn toàn yên tâm “Bà dạy từ rất sớm tha thẩn quét dọn, giặt giũ, đun nước và mua đồ ăn sáng cho gia đình. Khi vợ chồng ông Thuấn tỉnh dậy thì mọi ngóc ngách trong nhà ngoài vườn đều sạch sẽ và các phích nước nóng đã phải đổ đầy… chỉ sau một hai tháng bà đã gây được cảm tình với ông bà Thuấn. Bởi vì hai người trước đã làm vợ chồng ông Thuấn nghi ngờ lẫn nhau.” Kết thúc truyện là một tình huống bất ngờ, đầy hấp dẫn. Người viết đã khéo léo lồng ghép giữa quá khứ và hiện tại, hiện tại và quá khứ để câu chuyện hấp dẫn lôi cuốn hơn. Khi ông Thuấn ngồi uống trà và xem báo trong phòng khách, ông thường xem các mục rao vặt. Ông bất ngờ khi đọc được địa chỉ nhà ông trong mục “Nhắn tin”. Đọc được mẩu báo tin vắn hàng ngày thì
mới biết rằng người giúp việc nhà ông - một bà già gần 70 tuổi lại chính là chị gái ông. Người chị đã từng cõng ông trên lưng đi kiếm từng quả ổi, hạt cơm, hạt cháo vung vãi trong những ngày đói xơ xác những năm 1945 để ông không bị chết đói: “Đôi mắt ông to dần, to dần đến khi hai con mắt sau cặp kính lão tròn xoe như hai mắt cá. Gương mặt ông tái đi như mào gà bị cắt tiết. Cả tấm thân to béo của ông run lên bần bật. “Đúng rồi, trời ơi! Ông hét lên và ngã vật xuống đất. Hai bên mép ông bọt sùi trắng như bọt xà phòng. Chân tay ông co quắp. Mắt ông mờ đục, quanh ông cảnh vật quay tít. Ông nghe tiếng gió rít. Tiếng gió của mùa đông năm 1945 trên con đường đất đỏ của một miền quê xa xôi xác xơ, đầy âm khí của những người chết đói. Trên con đường ấy có một cô bé bẩn thỉu, gầy như que củi. Cô cõng trên lưng đứa em ruột đói lả, mình đầy ghẻ lở. Thỉnh thoảng cô ngoái lại thều thào: “Tèo ơi! Em ơi!” [56, tr. 300]. Truyện dừng lại làm người đọc bồi hồi xúc động và ám ảnh bởi nỗi day dứt, nghẹn đắng của nhân vật ông Thuấn khi ông phát hiện ra người giúp việc già chết ở nhà ông, ông đã thuê xe chở xác đi nơi khác để đỡ tốn tiền ma chay chính là người chị ruột của ông. Cái kết mở khiến cho người đọc trăn trở suy tư về cách nghĩ, lối sống của con người trong xã hội ngày nay: Một xã hội vị đồng tiền. Con người cần sống với hiện tại nhưng đừng bao giờ quên quá khứ. Bởi tất cả quá khứ dù tốt dù xấu, dù sung sướng hay khổ đau cũng đều tạo nên con người của chính ta ngày hôm nay. Câu chuyện được kể logic hấp dẫn người đọc. Truyện khép lại nhưng lại mở ra một câu chuyện khác. Với ngôi kể thứ ba, truyện ngắn Lạc loài đã khiến người đọc như chứng kiến tận mắt câu chuyện về đạo đức để từ đó người đọc phải trăn trở, suy nghĩ về lối sống làm người.
Khi nói về những thành công của Nguyễn Quang Thiều ở mảng truyện ngắn chúng ta không thể không nhắc đến truyện ngắn Mùa hoa cải ven sông. Nhà văn đã chọn ngôi kể thứ ba để kể về tình yêu trong sáng của Chinh và
Thao. Chinh- một cô gaí trẻ mới 17 tuổi, cô sống cùng hai anh trai và cha trên chiếc thuyền lênh đênh trên dòng sông. Khi cô còn rất nhỏ thì mẹ cô mất. Những người dân trên bờ không cho chôn mẹ cô vì sợ dịch bệnh nên bố cô phải nén nỗi đau chôn xác vợ dưới đáy sông sâu. Đây chính là lí do vì sao ông đặt ra lời nguyền là cả gia đình ông sẽ không bao giờ đặt chân lên bờ. Nhưng lời nguyền đó không ngăn được tình yêu của Chinh- cô gái được thừa hưởng sắc đẹp dịu dàng của mẹ và không thể ngăn cấm được cô khi “trong những đêm mùa hạ, cô thích thả mình xuống dòng sông… Thỉnh thoảng cô co mình lại, hai tay ôm bó gối để cho cơ thể tuổi dậy thì lóng lánh như giọt thủy ngân lắng dần xuống đấy dông [56, tr. 32], và lời nguyền của cha cô cũng không thể thay đổi được “Một buổi sáng… cô bỗng thấy trên bãi sông bến Chùa một thảm màu vàng tươi, một màu vàng xôn xao, ấm áp ùa vào mắt cô… Mỗi khi có ngọn gió chạy qua, cả bãi hoa vàng rợn lên như sóng” [56, tr. 34], và đặc biệt lời nguyền đó không ngăn nổi nhưng xao xuyến trong tâm hồn cô gái mới lớn, lòng cô như đang dậy sóng “Thỉnh thoảng có đêm tỉnh giấc, cô cảm thấy một cái gì chập chờn, quấn quýt ở đâu đây. Không phải tiếng nước sông chảy trong đêm, không phải tiếng reo của ngọn lửa, không phải hương ổi chín từ bãi sông đưa lại, cũng không phải tiếng gọi nhau của bầy chim ri từ những chùm dứa dại ven đê. Một cái gì đấy làm cô đang chải tóc chợt dừng tay. Nó làm cho ngưc áo cô bỗng đầy lên đến nghẹn thở. Cái đó chợt đến, chợt đi, chợt rời ra quấn quýt” [56, tr. 34]. Nguyễn Quang Thiều đã chọn ngôi kể thứ ba để kể về những xốn xang trong tâm hồn của Chinh để người đọc có cái nhìn cảm thông hơn với Chinh khi bước qua lời nguyền của chính cha mình, những xáo động đã vô hình đó đã vô tình làm cô quên đi lời nguyền của cha, cô đã “không thả lưới mà bơi mủng vào bờ… đi về phía bãi cát… ngồi xuống bên cạnh luống hoa. Đôi tay nâng khẽ những bông cải ướt sương… cô khé áp đôi môi mình vào hết chùm hoa này đến chùm hoa khác”
[56, tr. 35]. Và rồi vẻ đẹp ngây thơ trong sáng đó đã đốt cháy ngọn lửa tình yêu trong Thao. Thao là một chàng trai nhà ngay cạnh sông, một chàng trai có học thức và sống nhân hậu “chàng trai giật mình. “Đẹp quá”. Anh thầm kêu lên. Sao trong đêm trăng tĩnh lặng trên bãi sông ở một làng quê hẻo lánh này lại xuất hiện một người con gái đẹp như thế?... Chàng trai hồi hộp, liếc nhanh vào cơ thể cô và nhận ra dưới lớp trăng mỏng, dưới lớp áo tối màu, là tuổi dậy thì nóng hổi, dịu dàng và phập phồng hơi thở…
- Tên em là gì? - Chinh.
- Anh là Thao. Nhà anh ở kia kìa. Mai em lên nhé. Hoa cải nhà anh đấy. Chinh mỉm cười gật đầu và đi xuống bến. Anh nhìn theo. Đến lúc này anh mới nhận ra mái tóc như thiên thần của cô. Anh ngửa mặt lên trời. Có lẽ mái tóc ấy đã từ vầng trăng chảy xuống… Họ chưa biết gì về nhau nhưng cả hai đều nhận thấy có một cái gì đó mỏng, trong suốt đang quấn vào họ như tơ nhện” [56, tr. 36]. Đó chính là những rung động chân thành tha thiết của tình yêu. Thao đã mạnh rạn và chủ động thốt lên “Anh yêu em”
và “cúi xuống hôn cô” thì Chinh vốn bị giam hãm trong lòng sông nên chưa hiểu rõ tình yêu là gì, cô “chỉ thấy rằng ngực cô như nén chặt.
Người cô bừng nóng” [56, tr. 39]. Cảm giác ngỡ ngàng qua đi thì:
“Những đêm trên dòng sông dịu dàng chảy, họ quấn quít với nhau như một đôi cá thần. Dòng sông bí mật truyền vào cuộc đời họ sức mạnh hạnh phúc” [56, tr. 40]. Nhưng tình yêu của họ sao được yêu khi họ dám dẫm lên lời nguyền của một người cha nghiêm khắc đến độc đoán, bảo thủ đến tàn nhẫn, kiên định đến cố chấp. Sự trừng phạt tất yếu sẽ phải đến. Như một lãnh chúa thực thi những hủ tục mông muội man rợ chứng tỏ quyền