Khái niệm kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn nguyễn quang thiều dưới góc nhìn trần thuật học (Trang 37 - 38)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái niệm kết cấu

Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Nxb Giáo dục, H, 2009): “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Kết cấu thể hiện nội dung rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật; kết cấu phải đảm nhiệm chức năng đa dạng bộc lộ tốt chủ đề tư tưởng của tác phẩm; triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo nên tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ” [11, tr. 68].

Như vậy kết cấu là cách tổ chức sắp xếp các sự việc trong một tác phẩm sao cho hợp lý để trở thành một tác phẩm hoàn chỉnh nhất. Nếu cốt truyện là yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm thì kết cấu lại là yếu tố hình thức của tác phẩm. Để thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm người viết phải lựa chọn được một kết cấu hợp lí. Nhà văn muốn thể hiện được chủ đề, tư tưởng thì phải có kết cấu phù hợp. Một tác phẩm sẽ không phải là một chỉnh thể thống nhất nếu thiếu kết cấu bởi như vậy sẽ lộn xộn, không nhất quán. Kết cấu chính là cách tổ chức sắp xếp câu chuyện một cách hợp lí để điểm nhìn trần thuật của nhà văn mang tính nghệ thuật. Kết cấu góp phần toàn vẹn tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học thì “kết cấu là sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng... Kết cấu có tính

nội dung đôc lập, các phương thức và thủ pháp của kết cấu sẽ được cải biến và đào sâu hàm nghĩa của cái được miêu tả” [2, tr.167]. Qua nhận định đó ta thấy mỗi khi nhắc đến kết cấu thì người đọc sẽ nghĩ đến chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.

Từ điển thuật ngữ văn học đã phân biệt bố cục với kết cấu, bố cục chỉ là một phương diện của kết cấu. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Và nêu rõ các chức năng của kết cấu “bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện, cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ” [14, tr. 87]. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng cũng cho rằng: “Kết cấu là sự phác hoạ, phác thảo, là phương châm hành động để nhà văn hình dung được, đoán được đường đi nước bước của công việc.

Kết cấu của tác phẩm là cách sắp xếp ngôn từ nghệ thuật để thể hiện chủ đề của tác phẩm để tác phẩm trở thành một chỉnh thể thống nhất về cả nội dung và nghệ thuật. Thuật ngữ kết cấu rộng và phức tạp hơn nhiều so với cốt truyện. Không chỉ tổ chức, sắp xếp câu chuyện mà kết cấu còn có vai trò liên kết các yếu tố về nội dung và hình thức tác phẩm, kể cả bố cục. Trong văn học, người đọc không chỉ quan tâm đến nhà văn viết cái gì mà họ còn quan tâm đến nhà văn viết như thế nào. Các nhà văn trong văn học hiện đại không quá chú trọng đến cốt truyện nên kết cấu ngày càng đa dạng. Nhà văn sáng tạo ra nhiều dạng kết cấu mới như kết cấu phân mảnh, lắp ghép liên văn bản… Kết cấu không còn theo trật tự tuyến tính nữa mà nó trở nên đa chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn nguyễn quang thiều dưới góc nhìn trần thuật học (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)