Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn nguyễn quang thiều dưới góc nhìn trần thuật học (Trang 56 - 71)

5. Cấu trúc luận văn

2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang

2.3.2. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật

Theo nghiên cứu thì truyện của Nguyễn Quang Thiều thường không có những mâu thuẫn, xung đột gay gắt, không có những cốt truyện ly kì lắt léo. Sự hấp dẫn không đến từ cốt truyện mà đến từ khả năng phân tích tâm lý

nhân vật của nhà văn. Truyện mà không có cốt truyện, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Nhà văn thường đi sâu vào việc cắt nghĩa, lý giải những cung bậc thăng trầm cảm xúc của con người để từ đó bộc lộ được thế giới nội tâm phong phú của nhân vật. Đồng thời thể hiện thế giới quan của nhà văn về cuộc sống, về con người. Phân tích tâm lý nhân vật được thể hiện qua việc khắc họa nhân vật một cách gián tiếp (qua dáng vẻ, hành động, nét mặt, ngôn ngữ) hoặc miêu tả trực tiếp những suy nghĩ sâu kín trong nội tâm nhân vật.

Nguyễn Quang Thiều đã đi sâu vào miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật. Nhà văn với sự từng trải trong cuộc sống đã rất am hiểu chiều sâu tâm tư của số phận mỗi con người, điều đó được thể hiện rõ qua một số truyện như: Gió dại, Người nhìn thấy trăng thật, Hương khúc nếp cuối cùng… Cả câu chuyện Cái chết của bầy mối xoay tập trung miêu ta những suy nghĩ miên man của nhân vật. Một câu chuyện tình yêu với những phút giây ngoài vợ ngoài chồng, những cơn say nắng được tác giả miêu tả rất sâu sắc và tinh tế. Điều mà diễn ra rất nhiều trong cuộc sống hiện đại khi mà nhiều giá trị về tình yêu, hôn nhân bị đảo lộn. Người chồng của chị trong Cái chết của bầy mối - một người đàn ông tốt thế nhưng chị đã gặp người đàn ông kia, chị ôm vội xiết anh để lấp đi khoảng trống như một bãi sa mạc trong lòng chị bấy lâu, bấy lâu chị trống vắng đến hoảng sợ. Chị từng nhủ rằng: “Mình sẽ yêu anh ấy như ngày xưa” Chị sẽ âu yếm và nói với anh ấy những lời đắm say như những ngày mới cưới” [56, tr. 77]. Trong đêm chị thường quờ tay qua đứa con để chạm vào bàn tay chồng nhưng chị lại vội vàng rụt tay khi bắt gặp một sự xa lạ đến xấu hổ nơi da thịt chồng và chị tự dằn vặt: “Có phải ta đã gặp một tình yêu đích thực với người đàn ông không phải chồng ta hay ta đang lao vào một ảo ảnh của hạnh phúc, hay là ta đang tội lỗi?” [56, tr. 78]. Người đàn ông cũng sống trong những trằn trọc: “Vợ ta là người xấu ư? Không, đó là một người đàn bà dịu dàng và yêu ta nhưng sao trái tim ta?”

[56, tr. 80]. Trái tim anh đã đập miễn cưỡng trong sự vuốt ve âu yếm của người vợ. Họ có một đứa con nhưng sự đắm say không còn trong anh nữa. Nhiều lúc đi trên đường bất ngờ gặp một gương mặt phụ nữ nào đó làm anh hoảng hốt: “Hình như đó mới là người đàn bà cưu mang nỗi cô đơn của ta” [56, tr. 81]. Câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của con người hiện đại. Khi mà giá trị đồng tiền được lên ngôi, khi mà vật chất đang từng ngày len lỏi vào từng ngõ ngách của đời sống tâm hồn thì hạnh phúc trong từng mái nhà trở nên mong manh và dễ vỡ hơn. Việc con người có những phút giây mơ tưởng đến hình bóng khác trong đời sống vợ chồng đôi khi làm cuộc sống trở nên thú vị nhưng khi điều đó trở nên nặng nề thì nó sẽ là hiểm họa trong từng tổ ấm từng gia đình.

Truyện ngắn Gió dại, Nguyễn Quang Thiều rất am hiểu và thể hiện sâu sắc tâm lý của người đàn bà điên, người con trai tàn tật của bà chủ quán, người phụ nữ ngoài 50 tuổi có sự khác thường về giới tính. Đoạn cuối truyện tác giả miêu tả thành công tâm lý của người đàn bà điên. Người mẹ tưởng chừng không còn khả năng nhận biết mọi thứ xung quanh mình, bằng những sợi dây tình cảm, bà đã nhận ra dòng máu của mình: “Rồi như vụng trộm bà đưa bàn tay của mình chạm rất khẽ vào cánh tay cô. Trên cánh tay thon thả, mịn màng đọng những vệt máu do gai dứa cào. Bà lấy ngón tay chỏ di di vết máu rồi từ từ đưa lên mũi ngửi. Đôi mắt bà từ từ mở to hơn. Đôi mắt của một người điên chợt như đổi thay kinh hoàng… cánh mũi bà phập phồng, cả bầu ngực gầy lép của bà cũng phập phồng theo. Người bà bỗng run lên. Đôi mắt mở to đến man dại… Và cái phần trí óc lành lặn nhỏ nhoi còn sót lại trong đầu bà bắt đầu cựa quậy. Phần trí óc đó dần dần thực hiện chức năng của mình. Nó đưa bà những dữ kiện đặc biệt của đời bà trước kia” [56, tr. 131]. Và bây giờ bà nhận ra May là con của bà, có thể bằng một giác quan kỳ lạ của người điên hay bằng máu đã khô do gai dứa cào trên cánh tay cô...

trong mơ, May thấy mình như một đứa trẻ mới sinh còn đỏ hỏn. May ngửi thấy mùi sữa mẹ ngọt ngào, ấm nóng. Cô quờ tay tìm vú mẹ và ngậm lấy bú ngon lành. Cô nuốt từng ngụm sữa lớn và cứ thế sau mỗi ngụm sữa ấy cô thấy mình vụt lớn lên. Nguyễn Khắc Viện đã ca ngợi và khẳng định Nguyễn Quang Thiều là nhà tâm lý học chỉ qua truyện ngắn Gió dại. Điều đó chứng tỏ rằng truyện của Nguyễn Quang Thiều tuy rất ngắn nhưng chứa đựng bao điều lớn lao của nhân sinh. Phải là một người có tâm hồn nhạy cảm nhà văn mới thể hiện được như vây.

Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật còn được thể hiện qua những đoạn độc thoại nội tâm. Qua nhật ký, người cha đã thổ lộ: “Mình đã sống tuổi thơ đầy cô đơn và ốm yếu… Cái mình cần là hơi ấm của con người. Nhưng đời sống càng đầy đủ thì con người càng xa nhau. Cái mà những người đang sống quanh mình tìm kiếm là đồng tiền. Đồng tiến hết sức cần thiết nhưng vì nó mà con người lao vào những rồ dại, cắn xé lẫn nhau, nghi ngờ nhau và căm thù nhau” (...) “Mình đã đói khát tủi nhục nhưng mình không thể sống được khi chỉ nghĩ đến cái dạ dày căng tròn và lầy nhầy. Mỗi lần bay qua những vùng trời vô tận, sao mình ao ước được bước ra khỏi khoang lái. Tất cả những gì trong khoảng mênh mông của vũ trụ mà mình cảm nhận được lại làm cho mình yên tâm tin mình khi đi trên mặt đất (…) Mình thèm khát được ngồi im lặng trong hoàng hôn và vùi bàn tay trong mái tóc đẹp lạ lùng của Lan (...). Lan chưa một lần thức dậy trong đêm và thì thầm những điều gì đấy với mình. Lan dày vò mình vì những chuyện gia đình như sắm sửa, xây cất. Lan bực tức với những người giàu hơn và tỏ vẻ khinh bỉ với những người đói kém… Lan quá ranh rọt những thứ mà có thể đếm được dưới ánh sáng đơn giản” [56, tr. 97]. Những dòng tâm tư, suy nghĩ đó giúp người đọc hiểu thêm về tâm hồn của người cha. Ông cần một cuộc sống tinh thần với những điều bình dị và ông mong muốn được sống

trong thế giới đó chứ không phải ở miếng ăn, ở những nhu cầu vật chất tầm thường. Qua đây, nhà văn muốn khẳng định một điều rằng: Cho dù cuộc sống có như thế nào chăng nữa, con người cũng phải giữ cho mình thiên lương trong sạch và luôn giữ một tâm hồn đẹp.

Nguyễn Quang Thiều cũng rất thành công trong việc khắc họa tâm lý nhân vật Huy trong truyện Chạy trốn khỏi vầng trăng. Huy - một người giáo viên càng yêu miền quê nơi anh công tác với những đêm trăng mềm mại khi anh yêu Duyên – một người vợ liệt sỹ. Càng yêu Duyên anh càng xót xa và thương cảm cho hoàn cảnh của Duyên: “Càng nhìn em tôi càng xót xa. Hai mươi tuổi em đã góa chồng. Em sẽ phải sống bao nhiêu năm trong sự cô đơn đến nỗi không có cả sự chờ đợi” [56, tr. 376]. Anh yêu Duyên và anh muốn xóa bỏ bức tường ngăn cách kia. Anh muốn đến và mang tình yêu thương để bù đắp nỗi đau của một người phụ nữ đã chịu nhiều mất mát. Nhưng vòng nguyệt quế lại quàng lên cuộc đời em và bức tường ngăn cách như vực thẳm kia quá lớn anh không thể nào vượt qua được. Để rồi anh phải sống trong nhớ nhung, buồn tủi khi không được phép gặp Duyên. Anh tự ví mình như một con thú bị thương, một con thú bị tách ra khỏi bầy đàn. Và anh đã chết trong một đêm trăng kỳ lạ: “Tôi nhận thấy da thịt tôi đang tan dần từng lớp mỏng... Xương cốt tôi sẽ xếp trên đất như trờ chơi xếp que của trẻ nhỏ. Và đêm đêm, trăng sẽ thong thả rót thứ ánh sáng kỳ diệu ấy vào từng ống xương tôi, như người ta rót rượu đỏ vào từng chiếc sừng trâu trong những ngày lễ hội” [56, tr. 386].

Mỗi người chúng ta ai khi sinh ra cũng đều có mong muốn được sống một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Đây là một khát vọng rất đỗi bình thường, giản dị của con người. Hạnh phúc - Khát vọng lớn nhất và cuối cùng của con người và tình yêu, sự sống chính là đôi cánh đưa con người

bay vào khung trời hạnh phúc. Có nhiều điều làm cho mỗi con người chúng ta cảm thấy hạnh phúc trên cõi đời này. Hạnh phúc, niềm vui có thể đến từ

những phút giây mà con người phát hiện ra điều thú vị và ý nghĩa trong cuộc sống, một khoảnh khắc chợt đến rồi chợt đi... Và thường những điều bình dị, mộc mạc, giản đơn lại ám ảnh chúng ta còn những cái xa hoa, phú quý đôi khi đi qua cuộc đời mỗi con người như một cơn bóng mây, nhẹ nhàng, phù phiếm. Đọc những truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều, người đọc cảm nhận được những điều bình dị, du dương, nhẹ nhàng nhưng lại làm ra run rẩy và xúc động nhất. Nguyễn Quang Thiều xây dựng nhân vật với tâm hồn luôn luôn hướng thiện, luôn khát khao kiếm tìm hạnh phúc đời thường.

Nhân vật người cha trong truyện ngắn Bầu trời của người cha vốn là một phi công lái máy bay quân sự trong chiến tranh. Sau giải phóng ông chuyển sang lái máy bay dân sự. Sau mỗi chuyến bay trở về ông say đắm kể cho mẹ con cô những vùng trời ông đã đi qua. Ông quen thuộc những vùng trời tưởng như vô định ấy như mảnh vườn nhỏ của gia đình ông hoặc như làng quê ông bên bờ sông Hàn. Và chính những câu chuyện của người cha đã đưa người con gái của ông đến những vùng trời trong những giấc mơ. Người cha đã đem về thế giới đẹp đẽ thần tiên nhất: mang hương hoa Anh My và tiếng hót chim Tao Linh về mặt đất. Một con người như vậy chỉ có thể là người rất yêu cái đẹp và khát khao kiếm tìm cái đẹp trong cuộc sống này. Ông đã từng ao ước mỗi lần bay qua những vùng trời vô tận được bước ra khỏi khoang lái. Tất cả những gì trong khoảng mênh mông của vũ trụ mà ông cảm nhận được lại làm cho ông yên tâm khi đi trên mặt đất…. Và hơn hết thảy, ông yêu vẻ đẹp của con người với những gì bình dị mà xúc cảm đến vô cùng: “Mình thèm khát được ngồi im lặng trong hoàng hôn và vùi bàn tay trong mái tóc đẹp lạ lùng của Lan” [56, tr. 99]. Khát khao của ông thật bình dị.

Khám phá những điều kỳ diệu trong cuộc sống là một niềm hạnh phúc thiêng liêng của con người. Những đứa trẻ trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi đã khám phá ra một điều kỳ diệu của đời sống hết sức bình dị. Và trong

ánh mắt của hai đứa trẻ, một cảnh tượng huyền thoại hiện ra... Người chúng như đang ngùn ngụt tỏa hơi nóng” [56, tr. 53]. Chúng đã thức cả đêm vì lo cho bầy chim, sợ bầy chim non bị ngập nước chết rét. Đây là những đứa trẻ hồn nhiên, nhân hậu và vô cùng đáng yêu. Hình ảnh những chú chim bé nhỏ bay lên khỏi dòng nước lớn quả là hình ảnh đẹp, phút dây ấy làm cho cuộc sống như được thăng hoa. Hành động của chúng góp phần tô điểm thêm cho cuộc sống, làm cuộc sống ý nghĩa hơn. Những đứa trẻ thật nhân ái và đáng yêu. Tâm hồn chúng thánh thiện biết bao.

Mùa hoa cải bên sông nhà văn đã đi sâu vào khám phá khát vọng rất đỗi bình dị của Chinh, một cô gái được thừa hưởng sức mạnh của người cha, sự dịu dàng của người mẹ và mang âm hưởng của dòng sông, cô luôn thèm khát đôi bờ. Đôi bờ là nơi gần gũi mà rất đỗi thiêng liêng khiến một tâm hồn thiếu nữ trinh trắng khao khát khám phá: Cô thèm khát đôi bờ.” [56, tr. 24]. Không chỉ thế, cái thảm màu vàng của cánh đồng hoa cải kia đã níu lấy tâm hồn Chinh. Nó ấm áp, rạo rực trong lòng cô. Tim cô đập nhanh, người cô run rẩy, cô thoáng nghẹt thở và thốt lên: “Đẹp quá!”. Màu sắc ấy là màu của yêu thương, màu của tình người mà bấy lâu nay cô đã bị mất đi kể từ khi mẹ cô qua đời. Màu sắc ấy cứ quấn quýt vẫy gọi người con gái bước sang tuổi dậy thì đầy mộng mơ và lãng mạn. Chinh và Thao đã yêu nhau sau một đêm trăng đẹp, họ yêu nhau bằng một tình yêu hồn nhiên trong sáng nhưng rất đỗi sâu nặng. Chinh - một người con gái sinh ra và lớn lên trên dòng sông, cô không có một khái niệm nào về tình yêu và cũng không thể biết tình yêu của cô sẽ gắn liền với khổ đau, bất hạnh nhưng cô biết được điều thiêng liêng, hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương: “Những đêm trên dòng sông dịu dàng chảy, họ quấn quýt với nhau như một đôi cá thần... Một lần khi đang bơi bên anh. Chinh thấy chóng mặt cô ôm lấy vai anh thở dốc. Dòng sông chợt ngừng chảy, im phắc, lắng nghe cô rồi bỗng trào lên những

ngọn sóng reo vui, nhảy nối nhau loan báo cho các loài thủy tộc biết điều hạnh phúc thiêng liêng” [56, tr. 33]. Tình yêu, hạnh phúc của con người chính là sự hài hòa của thiên nhiên, tạo vật. Tất cả đã tạo nên bản tình ca êm ái và du dương thấm đẫm tình đời, tình người.

Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thể hiện con người cá nhân với khát vọng tình yêu, hạnh phúc đời thường nhất. Vì tình yêu họ có thể bất chấp tất cả khoảng cách tuổi tác, dư luận cộng đồng và cả những lời nguyền truyền kiếp và cũng vì tình yêu họ có thể tha thứ cho mọi lỗi lầm. Vươn tới tình yêu là vươn tới hạnh phúc của chính cuộc đời mình. Đó cũng là quyền chính đáng của con người mà nhà văn đã đề cập.

Nhân vật Hưng và Lựu trong Đêm cá đẻ gặp nhau là yêu, không vì một lí do nào. Lựu hơn Hưng tám tuổi. Năm nay chị vào ba mươi. Chị có một đứa con chín tuổi và cũng là chín năm chị góa chồng. Mỗi khi Lựu và Hưng gặp nhau, họ nhìn nhau tưởng làm tan nát mọi vật xung quanh. Họ tưởng lao vào nhau là chết cũng được. Nhưng Hưng càng cuồng nhiệt bao nhiêu thì Lựu càng sợ hãi và đau khổ bấy nhiêu. Ở cái làng bao nhiêu sợ hãi, bao nhiêu dọa dẫm, ràng buộc mơ hồ bủa kín chị. Lựu càng trốn chạy thì Hưng càng u mê và da thịt anh đôi lúc tưởng chừng như bùng cháy... Nhà văn đã am hiểu sâu sắc tâm lý nhân vật, cùng cách kể chuyện hấp dẫn như cuốn người đọc vào những điều sâu kín bên trong của từng nhân vật.

Nguyễn Quang Thiều cũng dành rất nhiều trang viết của mình để viết về đề tài chiến tranh, tuy nhiên ông không tái hiện cái không khí sục sôi, ác liệt của bom đạn nơi chiến trường mà nhà văn đi sâu vào những mất mát hi sinh, những hậu quả của cuộc chiến tranh để lại. Có thể khẳng định rằng, Nguyễn Quang Thiều không đi vào miêu tả, tái hiện lại không khí chiến trận đầy mưa bom bão đạn mà tập trung vào những số phận con người,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn nguyễn quang thiều dưới góc nhìn trần thuật học (Trang 56 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)