Giai đoạn 2000-2005

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư (Trang 30 - 31)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.1. Thực trạng về xét duyệt nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định

2.1.1. Giai đoạn 2000-2005

Bắt đầu bằng những nỗ lực tìm kiếm các đối tác mới, đồng thời nối lại những mối quan hệ hợp tác truyền thống, đến năm 2000, Bộ KH&CN đã có chủ trương dành một phần ngân sách sự nghiệp khoa học để hỗ trợ một số nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư. Lĩnh vực hợp tác mạnh mẽ nhất trong giai đoạn này là lĩnh vực công nghệ thông tin. Thời kỳ này công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet được mở ra và có nhiều ứng dụng mới trong lĩnh vực này. Trong giai đoạn 2000-2005, hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam đã chuyển sang một hình thái mới, dần từ thế „bị động‟ chuyển sang thế chủ động hơn. Việt Nam đã có những bước phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc, hoạt động KHCN cũng đã được đẩy mạnh và đạt được một số thành tích đáng khích lệ đã đưa Việt nam tham gia

vào các hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN với một vị thế khác với các giai đoạn trước đây. Việt Nam không còn chỉ trông chờ và phụ thuộc vào nguồn tài trợ của các nước khác nữa và đã bắt đầu chủ động tham gia những dự án trên cơ sở có lợi cho cả hai bên. Điều ghi nhận trong giai đoạn này là Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 07/NQ- TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế” ngày 27 tháng 11 năm 2001 trong đó khẳng định mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắtlàthực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001-2010 và Kế hoạch 5 năm 2001-2005”.

Hình thức hợp tác về KHCN trong giai đoạn này chủ yếu thông qua các dự án thực hiện theo Nghị định thư giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài bao gồm cả các hình thức hợp tác song phương và đa phương.

Trong giai đoạn 2000 - 2005, Việt Nam đã triển khai gần 350 nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN theo Nghị định thư với các nước (có hỗ trợ và không hỗ trợ kinh phí đối ứng từ ngân sách sự nghiệp khoa học), với sự tham gia của 20 Bộ, Ngành và địa phương; trong đó một số đối tác bàn quan trọng như: Liên bang Nga và các nước SNG (khoảng18 nhiệm vụ); Các nước Đông Âu (khoảng 20 nhiệm vụ); Thuỵ Điển (13 nhiệm vụ); CHLB Đức (30 nhiệm vụ); Cộng hoà Pháp (20 nhiệm vụ); Trung Quốc (10 nhiệm vụ); Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan (40 nhiệm vụ); Các Tổ chức quốc tế (IAEA, UNESCO, APCTT,...) 40 nhiệm vụ/dự án; và với một số nước như Hoa Kỳ, Canada, Bỉ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)