Giai đoạn từ 2014 đến nay (Quản lý theoThông tư số 12/2014/TT-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư (Trang 44 - 62)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.3. Những hạn chế, bất cập của quá trình xét duyệt nhiệm vụ HTQT về

2.3.2. Giai đoạn từ 2014 đến nay (Quản lý theoThông tư số 12/2014/TT-

12/2014/TT-BKHCN)

Thông tư 12/2014/TT-BKHCN được Bộ KH&CN ban hành vào ngày 30/5/2014 để quản lý các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư. Thông tư này mới được triển khai 3 năm tuy nhiên đã thể hiện rất nhiều điểm bất cập và hạn chế. Để làm rõ điểm này, tôi sẽ chỉ ra những bất cập trong từng bước xét duyệt nhiệm vụ NĐT cụ thể như sau:

2.3.2.1. Giai đoạn đề xuất nhiệm vụ

Hồ sơ đề xuất nhiệm vụ

Đối với nhiệm vụ Nghị định thư Bộ KH&CN có hai kênh đề xuất nhiệm vụ bao gồm:

- Hàng năm Bộ KH&CN có công văn gửi các Bộ, ngành và địa phương về việc đề xuất các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư;

- Các chương trình hợp tác nghiên cứu chung giữa Bộ KH&CN và đối tác nước ngoài ký kết.

Tuy nhiên đối với các đơn vị nghiên cứu khi chuẩn bị hồ sơ đề xuất nhiệm vụ cho cả hai chương trình trên bên cạnh Thuyết minh nhiệm vụ, đơn vị nghiên cứu cần phải chuẩn bị thêm Công văn đề xuất của Bộ, Ngành hoặc địa phương chủ quản (cấp Lãnh đạo Bộ ký) gửi Bộ KH&CN. Việc này dẫn đến khó khăn cho một số đơn vị nghiên cứu, đặc biệt các đơn vị nghiên cứu muốn nộp đề xuất tham gia vào các Chương trình hợp tác nghiên cứu chung giữa Bộ KH&CN và đối tác nước ngoài đã ký kết.

Để làm rõ hơn bất cập này, tôi xin đưa ra một minh chứng thực tế: Năm 2013, Bộ KH&CN phối hợp với Hội đồng nghiên cứu Y học Vương quốc Anh kêu gọi đề xuất dự án nghiên cứu chung trong lĩnh vực

nghiên cứu bệnh truyền nhiễm. Sau khi kết thúc kêu gọi dự án, hai bên nhận tổng cộng 34 hồ sơ do các nhà khoa học của hai nước phối hợp đề xuất tham gia. Tuy nhiên khi Bộ KH&CN phối hợp với MRC rà soát tính hợp lệ và trùng lặp của hồ sơ thì chỉ có 19 hồ sơ hợp lệ còn 15 hồ sơ không hợp lệ. Trong 15 hồ sơ không hợp lệ này thì có đến 14 hồ sơ không có Công văn đề xuất của Bộ, Ngành hoặc địa phương chủ quản vì nhiều lý do như: quy trình thủ tục xin Công văn đề xuất lâu, Bộ Ngành, địa phương chủ quản không đề xuất lên... Hơn thế nữa trong 14 hồ sơ này có rất nhiều hồ sơ được phía đối tác đánh giá cao nhưng lại không đầy đủ tính pháp lý nên không được đưa ra xét duyệt.

Nội dung đề xuất nhiệm vụ

Sau khi nhận được các đề xuất do các Bộ ngành, địa phương đề xuất, Bộ KH&CN sẽ tiến hành rà soát tính tính trùng lặp của hồ sơ. Tuy nhiên có một số bất cập xảy ra khi rà soát tính trùng lặp cụ thể như sau:

Các đề xuất nhiệm vụ không được phép có tên trùng lặp với các nhiệm vụ đã hoặc đang được thực hiện. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học luôn có tính mới, đối với cùng một nghiên cứu nhưng lại được thực hiện ở hai thời điểm khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau. VD: Nghiên cứu về kháng kháng sinh trong điều trị bệnh lao phổi vào năm 2010 và vào năm 2015 đã có những kết quả khác nhau do vấn đề kháng kháng sinh ở mỗi giai đoạn sẽ có sự thay đổi. Do vậy các đề xuất bắt buộc phải sửa tên nhiệm vụ cho khác đi và không thể hiện được nội dung nghiên cứu chính của đề xuất.

Bên cạnh đó các nhà khoa học cũng không có một cơ sở dữ liệu để có thể tra cứu đầy đủ các nhiệm vụ đã và đang được tiến hành trong thời điểm đề xuất. Chính điều này dẫn đến việc rất nhiều hồ sơ đề xuất nhiệm vụ bị coi là không hợp lệ vì trùng lặp tên hoặc nội dung nghiên cứu với các nhiệm vụ đã hoặc đang triển khai.

2.3.2.2. Giai đoạn xét duyệt nhiệm vụ

Thời gian xét duyệt

Theo quy định tại Thông tư 12/2014/TT-BKHCN, việc xét duyệt đề xuất nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư có 3 bước bao gồm: Hội đồng xác định nhiệm vụ, Hội đồng tuyển chọn và Tổ thẩm định kinh phí. Theo đó thời gian xét duyệt có thể tạm tính như sau: Hội đồng xác định nhiệm vụ: (25 ngày làm việc) + Hội đồng tuyển chọn (67 ngày làm việc) + Thẩm định kinh phí (30 ngày làm việc) = 122 ngày làm việc (Tương đương 170 ngày).

Tuy nhiên trên thực tế xét duyệt đã phát sinh một số bất cập cụ thể như sau:

- Việc tổ chức hội đồng xác định nhiệm vụ thường mất thời gian hơn 1 tháng vì khó khăn trong việc sắp xếp các thành viên hội đồng cùng họp 1 ngày. Chính vì lý do này nên thời gian thực tế tổ chức các Hội đồng xác định nhiệm vụ thường trong khoảng 1 tháng đến 1,5 tháng.

- Sau khi họp Hội đồng tuyển chọn, chủ nhiệm nhiệm vụ có tối đa 15 ngày để hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên thời gian thực tế để chủ nhiệm nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ bị kéo dài thêm ít nhất 1 tháng. Hơn thế nữa đa số các nhà khoa học lại không có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính kế toán chính dẫn đến khó khăn cho chủ nhiệm đề tài hoàn thiện việc dự trù kinh phí cho đề tài theo quy định của Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC- BKHCN ngày 22/4/2015 quy định vềhướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

- Chính việc hoàn thiện dự trù kinh phí của chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn nên việc tổ thẩm định tài chính cho đề tài không thể nào hoàn thành trong một lần họp. Thường việc thẩm định tài chính cho đề tài chỉ có thể hoàn thành sau lần họp thứ 2 hoặc thứ 3. Việc này dẫn đến kéo dài thời gian thẩm định tài chính ít nhất là 1 đến 2 tháng.

Trên thực tế tổ chức xét duyệt các nhiệm vụ, thời gian xét duyệt đề xuất từ lúc nhận hồ sơ đến lúc ra quyết định việc thực hiện đề tài trong vòng từ 12 đến 14 tháng. Đối với nghiên cứu khoa học cần tính mới, việc chậm chễ xét duyệt sẽ dẫn đến làm mất tính mới của các đề xuất. Các nghiên cứu của Việt Nam sử dụng qua kênh Nghị định thư sẽ luôn chậm hơn so với các nước.

Quy trình xét duyệt

- Việc dựa trên các ý tưởng của các nhà khoa học xây dựng thành các nhiệm vụ KH&CN sau đó đăng thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ liệu có vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ?

Thông qua Hội đồng xác định nhiệm vụ, các thành viên Hội đồng dựa trên các đề xuất của các nhà khoa học để xây dựng thành các nhiệm vụ KH&CN (đầu bài), sau đó Bộ KH&CN thông báo công khai đấu thầu người thực hiện đầu bài này. Cách làm này dẫn đến tình trạng các nhà khoa học không còn mặn mà với việc đề xuất nhiệm vụ, bởi họ nghĩ ý tưởng của họ có thể “bị ăn cắp” vì chưa chắc họ trúng thầu để thực hiện nó.

Bên cạnh đó, đối với các đề xuất tham gia Chương trình kêu gọi dự án hợp tác nghiên cứu chung giữa Bộ KH&CN với đối tác nước ngoài, các đề xuất là ý tưởng hợp tác chung giữa các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học nước ngoài dẫn đến việc không thể triển khai các Chương trình. Vì đối tác nước ngoài cho rằng việc công bố như vậy sẽ làm lộ ý tưởng của các nhà khoa học của họ và vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ.

- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn:

Trong một khoảng thời gian nhất định sau khi Bộ KH&CN công bố danh mục các nhiệm vụ KH&CN, các tổ chức, cá nhân cùng nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển/xét chọn, điều này đòi hỏi các tổ chức, cá nhân cùng nỗlực trong việc xây dựng thuyết minh nghiên cứu, đề cao tính chuyên nghiệp và nghiêm túc trong việc xây dựng hồ sơ đăng ký, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong công tác tuyển/xét chọn.

Những nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư được công bố tuyển/xét chọn luôn có hàm lượng khoa học cao đòi hỏi các tổ chức, cá nhân phải có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu tìm hiểu và xây dựng thuyết minh nghiên cứu cũng như đề xuất kế hoạch triển khai thực hiện… không những thế hồ sơ đăng ký tuyển/xét chọn còn nhiều văn bản khác cần có: Thuyết minh nhiệm vụ Nghị định thư; Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì; Văn bản cam kết của tổ chức đăng ký chủ trì và cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm về năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ Nghị định thư;Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, của tổ chức đăng ký chủ trì;Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các cá nhân đăng ký thực hiện chính nhiệm vụ Nghị định thư;

Tóm tắt về cơ quan đối tác nước ngoài, hoạt động khoa học và công nghệ; hoạt động hợp tác khoa học và công nghệ với Việt Nam; lý lịch khoa học của các chuyên gia nước ngoài tham gia thực hiện nhiệm vụ Nghị định thư;Bản sao thỏa thuận giữa tổ chức đăng ký chủ trì với đối tác nước ngoài về các nội dung chính; dự kiến kế hoạch thực hiện; nguyên tắc chia sẻ kết quả nghiên cứu nhiệm vụ Nghị định thư và nguồn lực thực hiện. Kết quả đánh giá hoạt động hàng năm của tổ chức đăng ký chủ trì… Với thời gian hơn 30 ngày để thực hiện những công việc trên và đáp ứng yêu cầu đầu bài đặt ra cũng như cung cấp đầy đủ, đúng yêu cầu các văn bản trong hồ sơ là một thách thức đối với các tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ, đòi hỏi sự nghiêm túc, chuyên nghiệp, nỗ lực hết mình, huy động tối đa nhân lực cũng như các điều kiện hiện có để có thể tham gia được cuộc cạnh tranh này.

Chính những bất cập trong công tác này dẫn đến thời gian để các tổ chức, cá nhân chuẩn bị, xây dựng hồ sơ đăng ký tuyển/xét chọn là rất ít - trung bình là 01 tháng, nhiều nhất là 02 tháng – do đó một số tổ chức, cá nhân quá tập trung vào việc xây dựng thuyết minh nghiên cứu để đáp ứng được yêu cầu của đầu bài đặt ra mà bỏ qua những yêu cầu cần thiết đối với các văn bản, tài liệu liên quan

đến hồ sơ đăng ký, dẫn đến không ít hồ sơ đăng ký bị loại do “lỗi hành chính”.

Nội dung xét duyệt

- Hội đồng xác định nhiệm vụ:

Việc xác định nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư vẫn còn một số bất cập như: Các nhiệm vụ KH&CN chưa có sự gắn kết giữa các nhiệm vụ trong cùng một lĩnh vực nghiên cứu, việc xây dựng quá chi tiết các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm dẫn đến mang tính áp đặt làm hạn chế tính sáng tạo của các nhà khoa học trong việc xây dựng hồ sơ, thuyết minh đăng ký tuyển/xét chọn dẫn đến những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện …

Bên cạnh đó các nhiệm vụ chưa có sự gắn kết trong cùng một lĩnh vực nên dẫn đến sau khi kết thúc Chương trình kết quả nhận được không mang tính đồng bộ, có thể giải quyết các vấn đề của thực tiễn, khó đi vào cuộc sống. Tình trạng này xảy ra là do cách làm từ trước đến nay của ta xây dựng các nhiệm vụ chủ yếu dựa trên đề xuất của các viện nghiên cứu, các trường đại học… mà những đề xuất này được dựa trên cơ sở đề xuất của các nhà khoa học. Các đề xuất như vậy chủ yếu mang tính cá nhân, thiếu cách nhìn tổng thể, nhiều khi mang tính hàn lâm chứ chưa chú trọng vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Vai trò của các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp đối với việc đặt ra các nhiệm vụ khoa học còn hạn chế, điều này có thể do Bộ ngành, doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc này hoặc có thể cách làm của chúng ta chưa phù hợp để xác định chính xác các nhu cầu của thực tiễn cần khoa học giải quyết.

- Hội đồng tuyển chọn

Việc xây dựng quá chi tiết các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm dẫn đến mang tính áp đặt làm hạn chế tính sáng tạo của các nhà khoa học trong việc xây dựng hồ sơ, thuyết minh đăng ký tuyển/xét chọn dẫn đến nhiệm vụ đưa ra tuyển/xét chọn chỉ có duy nhất 01 tổ chức có thể đăng ký chủ trì.

Ngoài ra nếu xét trong khuôn khổ Chương trình kêu gọi dự án hợp tác nghiên cứu chung giữa Bộ KH&CN với đối tác nước ngoài, các đề xuất đều

do chủ nhiệm hai bên cùng nghiên cứu và đề xuất, do vậy chủ nhiệm và đơn vị chủ trì đã được xác định ngay từ lúc nộp hồ sơ xác định nhiệm vụ. Do tính đặc thù của Chương trình kêu gọi dự án nghiên cứu chung dẫn đến việc tổ chức Hội đồng tuyển chọn đối với các đề xuất tham gia Chương trình kêu gọi dự án nghiên cứu chung trở thành một bước không cần thiết. Đối với các nước đối tác, họ chỉ tổ chức 02 Hội đồng xét duyệt các đề xuất thuộc Chương trình kêu gọi dự án nghiên cứu chung cụ thể: Hội đồng xét duyệt nội dung và Hội đồng xét duyệt kinh phí. Đặc biệt như các Chương trình hợp tác với các đối tác Vương quốc Anh, đối tác chỉ tổ chức một Hội đồng duy nhất để xét duyệt cả về nội dung lẫn kinh phí, điều này dẫn đến khó "match" hai quy trình xét duyệt của hai nước với nhau.

2.3.2.3. Giai đoạn quản lý và nghiệm thu

Việc xây dựng đầu bài với yêu cầu quá cao, quy mô quá rộng hoặc quá chi tiết các yêu cầu kỹ thuật sản phẩm, bên cạnh việc nhiệm vụ đó chỉ có duy nhất 01 hồ sơ đăng ký tuyển/xét chọn thì còn dẫn đến nhiều nhiệm vụ trong quá trình triển khai thực hiện phải điều chỉnh tiến độ (tăng thời gian thực hiện), thậm chí nhiều nhiệm vụ phải thay đổi nội dung thực hiện, sản phẩm và chỉ tiêu sản phẩm so với đầu bài để phù hợp với tình hình thực tế.

Bên cạnh việc tổ chức nghiên cứu các nhà khoa học còn phải chuẩn bị hồ sơ hành chính phục vụ các công tác như đấu thầu trang thiết thị, đấu thầu mua sắm hóa chất.... Do không có chuyên môn trong lĩnh vực này, nên các nhà khoa học thường mất rất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ hành chính dẫn đến việc mua sắm thiết bị, hóa chất bị chậm so với tiến độ làm chậm cả tiến độ của nhiệm vụ.

Cơ chế tài chính khoán từng phần, các nhà khoa học chỉ được tạm ứng khi đã thanh quyết toán xong 50% kinh phí được cấp trong năm trước. Việc này khiến các nhà khoa học bên cạnh việc nghiên cứu phải chuẩn bị các hồ sơ thanh quyết toán, thường việc này chiếm đến 20% quỹ thời gian nghiên cứu của họ.

Kết luận chƣơng 2:

Trong Chương 2 cho thấy về thực trạng của hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư trong thời gian qua vẫn còn những bất cập nhất định. Cho đến nay chúng ta đã có môi trường pháp lý tương đối tốt để để xét duyệt các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư. Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống tiêu chí để nâng cao chất lượng trong việc xét duyệt nhiệm vụ còn nhiều điểm chưa phù hợp.

Thực trạng xét duyệt các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư chủ yếu dựa trên quy trình xét duyệt các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia nói chung và còn chưa có các tiêu chí đặc thù. Các nhiệm HTQT về KH&CN theo Nghị định thư ngày càng tăng về số lượng, chất lượng đã có sự thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư (Trang 44 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)