Giai đoạn 2010 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư (Trang 34 - 36)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.1. Thực trạng về xét duyệt nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định

2.1.3. Giai đoạn 2010 đến nay

Một số chương trình hợp tác với các đối tác nước ngoài cũng được triển khai mạnh mẽ, góp phần hỗ trợ đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ. Thông qua chương trình hợp tác với Công ty ABI (Nhật Bản), quy trình công nghệ bảo quản quả vải thiều bằng công nghệ CAS được hoàn thiện và lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ hàng nông sản Kan-đa ở Tô-ky-ô. Thông qua hợp tác với Công ty Juran (I-xra-en), dây chuyền xử lý quả vải không xông SO2 (lưu huỳnh đi-ô-xít) đang được giới thiệu và triển khai thử nghiệm tại Bắc Giang. Hiệp định tài trợ Dự án đổi mới sáng tạo (IPP) giai đoạn 2 được ký kết thành công, nhằm hỗ trợ hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để Luật và Chiến lược khoa học và công nghệ của Việt Nam đi vào cuộc sống; tăng cường đào tạo về đổi mới sáng tạo và hình thành đội ngũ chuyên gia tư vấn đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang tích cực tiếp tục triển khai Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ” (FIRST) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ và Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) giai đoạn 2 (2014 - 2018); triển khai Dự án “Xây dựng trung tâm đào tạo cán bộ quản lý khoa học và công nghệ cho Lào”; tổ chức triển khai Dự án “Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp” hợp tác với Vương quốc Bỉ, đồng thời tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ ở nước ngoài. Hoạt động hợp tác nghiên cứu chung song phương theo Nghị định thư tiếp tục được triển khai mạnh mẽ nhằm thu hút các nguồn lực và kinh nghiệm từ các đối tác nước ngoài để phát triển khoa học và công nghệ

quốc gia. Mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ ở các địa bàn, quốc gia trọng điểm tiếp tục được kiện toàn để làm đầu mối kết nối thông tin, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Năm 2012, Bộ KH&CN đưa vào kế hoạch thực hiện 140 nhiệm vụ NĐT(trong đó: 56 nhiệm vụ mới bắt đầu thực hiện từ năm 2012, 84 nhiệm vụ chuyển tiếp từ năm 2011); đã trình và được Lãnh đạo Bộ phê duyệt danh mục gồm 43 nhiệm vụ Nghị định thư đưa ra xem xét thực hiện từ năm 2013. Các nhiệm vụ được xây dựng dựa trên các hướng ưu tiên trong các Chương trình KC, tập trung tranh thủ thế mạnh của đối tác nước ngoài về công nghệ, trình độ nghiên cứu, trang thiết bị và tài chính,... để hỗ trợ giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay, đồng thời góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN. Năm 2013, Bộ KH&CN đã ký Hợp đồng đưa vào thực hiện 44 nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo NĐT (NĐT) bắt đầu thực hiện từ năm 2013.

Đặc biệt trong năm 2014, Bộ KH&CN đã tiếp nhận và tổng hợp Danh mục đề xuất gồm hơn 100 nhiệm vụ NĐT bắt đầu thực hiện từ năm 2014 của các Bộ/ngành gửi về. Trên cơ sở nghiên cứu, xem xét các đề xuất nêu trên và xây dựng Danh mục các nhiệm vụ NĐT đưa ra xem xét thực hiện từ năm 2014, trên cơ sở đó đã có 46 nhiệm vụ NĐT đã được Lãnh đạo Bộ KH&CN phê duyệt để đưa ra xem xét thực hiện từ năm 2014.Các nhiệm vụ được xây dựng trên cơ sở bám sát các định hướng ưu tiên trọng điểm trong nước và được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả của các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các nước có nền KH&CN tiên tiến như LB Nga, CHLB Đức, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v.Việc triển khai các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN theo NĐT đã giúp giải quyết một cách nhanh hơn và có hệ thống hơn một số vấn đề KH&CN trong nước quan tâm nhưng chưa đủ nguồn lực thực hiện, thông qua đó rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả của hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong nước. Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ, thông tin, bí quyết công

nghệ của đối tác nước ngoài vào Việt Nam đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong một số lĩnh vực, cho một số nhóm sản phẩm, hoặc doanh nghiệp trong nước; đồng thời nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ KH&CN, góp phần tăng nguồn lực về tài chính, trang thiết bị nghiên cứu cho các tổ chức KH&CN trong nước; góp phần tích cực phục vụ hoạt động đối ngoại của đất nước, tăng cường quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam còn thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ các đối tác có quan hệ hợp tác truyền thống như Lào và Cu Ba, theo đó Việt Nam đã giúp và chuyển giao những công nghệ mới nhất mà hiện nay Việt Nam đã làm chủ được và hỗ trợ xây dựng chính sách phát triển các lĩnh vực khoa học theo đề xuất của bạn và cũng nhận được đánh giá cao từ các đối tác.

Trong năm 2016, Bộ KH&CN đã tổ chức ký Hợp đồng đưa vào thực hiện 28 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia (trong đó có 15 nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư và 13 nhiệm vụ thuộc Chương trình hợp tác nghiên cứu song và đa phương về KH&CN đến năm 2020 và Chương trình tìm kiếm chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020). Các nhiệm vụ được xây dựng trên cơ sở bám sát các định hướng ưu tiên trọng điểm trong nước và được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả của các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các nước có nền KH&CN tiên tiến như LB Nga, CHLB Đức, Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,v.v.;

2.2.Quy trình xét duyệt các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)