9. Cấu trúc của Luận văn
2.3. Những hạn chế, bất cập của quá trình xét duyệt nhiệm vụ HTQT về
2.3.1. Giai đoạn từ 2005-2014 (Quản lý theo Quyết định số 14/2005/QĐ-
14/2005/QĐ-BKHCN)
Trong 9 năm triển khai theo hình thức này, kết quả đạt được của hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN thông qua Nghị định thư trong thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế thể hiện ở một số điểm sau:
- Tính liên kết giữa các nhiệm vụ được đề xuất chưa cao. Nhiều nhiệm vụ nghiên cứu được đề xuất từ nhiều Bộ ngành, các tổ chức nghiên cứu triển khai khác nhau còn trùng lắp mà không được xử lý tổng hợp dẫn đến sự lãng phí về nguồn lực.
- Một số đề xuất nghiên cứu không bám sát vào yêu cầu thực tiễn của Việt Nam nên hiệu quả áp dụng sau khi nghiên cứu không cao. Những đề xuất
như vậy thường mang tính hàn lâm hoặc xuất phát từ nhu cầu của đơn vị nghiên cứu.
- Năng lực tổ chức triển khai các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN của các tổ chức nghiên cứu triển khai theo Nghị định thư còn yếu làm cho kết quả thực hiện không đáp ứng được yêu cầu mong muốn.
- Một số nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra không bắt kịp được với tốc độ phát triển khoa học và công nghệ nên dẫn tới tính áp dụng kém hiệu quả.
Những hạn chế trên đây xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, tuy nhiên có thể liệt kê ra một số nguyên nhân chính cụ thể như sau:
- Việc quản lý các nhiệm vụ HTQT theo Nghị định thư đang theo mô hình tập trung một đầu mối vào Bộ KH&CN, do nhiêm vụ đa dạng nhiều lĩnh vực khoa học và hợp tác với nhiều đối tác nên việc quản lý mang tính hành chính, công tác tư vấn xét chọn nhiệm vụ thường hình thức và khó kiểm soát được hiệu quả hợp tác và chất lượng của các dự án thực hiện.
- Đội ngũ cán bộ KH&CN của ta còn nhiều bất cập cả về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng trong giao dịch quốc tế. Đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN đầu đàn có trình độ tầm cỡ khu vực và thế giới đủ năng lực xây dựng và chủ trì các chương trình, dự án quy mô lớn, mang tính đa ngành, liên ngành.
- Công tác xây dựng các đề xuất nhiệm vụ chưa thật tốt, chưa tập trung vào các nhiệm vụ lớn, liên ngành, chất lượng một số nhiệm vụ chưa cao, chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm trong nước;
- Chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ và chưa thực sự hiểu rõ thế mạnh của từng đối tác để khai thác có hiệu quả thế mạnh của họ. Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư tăng cường năng lực cho các tổ chức KH &CN, xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia nhưng nhìn chung hạ tầng kỹ thuật cho nghiên cứu - triển khai vẫn còn trong tình trạng
thiếu đồngbộ.
- Nguồn tài chính cho hoạt động này còn rất hạn chế chỉ mang tính “hỗ trợ” chưa đạt ngưỡng tối thiểu để thực hiện nhiệm vụ đặt ra.