.Đối với Xét duyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư (Trang 70 - 93)

Việc xét duyệt các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư phải dựa trên 3 tiêu chí chính sau: (i) Giá trị khoa học của nhiệm vụ; (ii) Giá trị hợp tác quốc tế; (iii) Tính khả thi, giá trị kết quả và tính ứng dụng

(i)Giá trị khoa học

Khi xét duyệt các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia nói chung và nhiệm vụ Nghị định thư nói chung, một tiêu chí không thể bỏ qua đó là giá trị khoa học của đề xuất nhiệm vụ. Việc đánh giá dựa trên giá trị khoa học phải dựa trên một số tiê chí nhất định như sau:

- Tiêu chí về mức độ phù hợp và rõ ràng mục tiêu nhiệm vụ so với yêu cầu của một nhiệm vụ Nghị định thư;

- Tiêu chí về tính cần thiết hợp tác với nước ngoài dựa trên: việc phân tích tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước để đặt ra mục tiêu và nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ; việc phân tích đánh giá và chỉ ra được vấn đề nghiên cứu hiện đang gặp khó khăn ở trong nước; tính tiên tiến và ưu việt của đối tác nước ngoài sẽ giúp được giải quyết vấn đề khó khăn trong nước;

- Tiêu chí về cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng có đạt được yêu cầu như: tính khoa học, mới sáng tạo của cách tiếp cân nghiên cứu; tính đầy đủ, phù hợp của các phương pháp nghiên cứu đối với các nội dung nghiên cứu chính để đạt được mục tiêu đề ra; tính phù hợp của kỹ thuật sư dụng;

- Tiêu chí về giá trị gia tăng về khoa học công nghệ của đề xuất như: sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại, tiên tiến của thế giới để thực hiện nhiệm vụ; khả năng rút ngắn thời gian nghiên cứu và giải quyết được các vấn đề trong nước đang gặp khó khăn; làm chủ công nghệ tiên tiến có tính đột phá, góp phần tạo ra sản phẩm mới, ngành sản xuất mới.

(ii) Giá trị hợp tác quốc tế

Tiêu chí về khả năng đóng góp của đối tác nước ngoài như: Đào tạo cán bộ nghiên cứu của Việt Nam; hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở nghiên cứu để thực hiện nhiệm vụ (cung cấp hoặc cho cán bộ Việt Nam sử dụng thiết bị tại các phòng thí nghiệm của nước ngoài để phân tích mẫu, làm thí nghiệm; hỗ trợ phầm mềm, tài liệu khoa học); Đóng góp kinh phí để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ; chuyển giao bí quyết, quy trình công nghệ kinh nghiệm vượt trội của đối tác nước ngoài.

Tiêu chí về tính khả thi của nội dung và kế hoạch đối tác nước ngoài đảm bảo việc đạt được kết quả nghiên cứu.

Tính khả thi, giá trị kết quả và tính ứng dụng

Tiêu chí về tính khả thi của phương án thực hiện nhiệm vụ như: tính hợp lý và khả thi của phương án thực hiện nhiệm vụ, năng lực cơ quản chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ Việt Nam và nước ngoài;

Tiêu chí đối với sản phẩm KH&CN như: Mức độ đầy đủ rõ ràng của các sản phẩm so với mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt ra; mức độ tiên tiến về chất lượng và trình độ KH&CN của các sản phẩm tạo ra so với sản phẩm tương tự trong nước; khả năng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, công bố quốc tế, đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài.

Tiêu chí vềkhả năng ứng dụng các sản phẩm và tác động của các kết quả nghiên cứu dựa trên: tính hợp lý và khả thi của phương án sử dụng kết quả nghiên cứu và các địa chỉ dự kiến áp dụng; Tác động và lợi ích dự kiến của kết quả nghiên cứu; Khả năng về thị trường của sản phẩm, công nghệ tạo ra (dự báo nhu cầu thị trường; khả năng cạnh tranh về giá thành, chất lượng,… so với sản phẩm công nghệ cùng loại).

Kết luận Chƣơng 3:

Việc xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư được đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế và bối cảnh trong nước, Việt Nam cần phải nhanh chóng nâng cao năng lực KH&CN để chủ động tiếp cận tri thức, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, nắm bắt và tiến tới làm chủ kiến thức và công nghệ, có khả năng cạnh tranh về mặt tri thức. Các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư phải đi trước với tầm nhìn chiến lược dài hạn, có chất lượng cao, có trọng điểm, trọng tâm và góp phần phát triển bền vững đất nước.

Những nguyên tắc chủ yếu xây dựng hệ thống tiêu chí là phải làm nổi bật tính đặc thù của yếu tố hợp tác quốc tế. Hệ thống tiêu chí phải thống nhất với các thủ tục và quy trình quản lý chung, tương tự như đối với bất kỳ nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia nào. Đặc biệt hệ thống tiêu chí phải nêu lên được những đặc thù của nhiệm vụ Nghị định thư là: (i) Phải có hợp tác với đối tác nước ngoài; (ii) hai bên cùng xây dựng nhiệm vụ; (iii) hai bên cùng đóng góp các nguồn lực để thực hiện (đặc biệt là kinh phí); (iv) hỗ trợ các đối tác nước ngoài có quan hệ truyền thống đặc biệt. Đảm bảo thực hiện công bằng xã hội với sự kết hợp hài hòa giữa đảm bảo phúc lợi xã hội với sử dụng những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Cơ hội của hội nhập quốc tế về KH&CN chính là thông qua các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư để tiếp thu các tri thức KH&CN, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tận dụng những thành tựu của cách mạng KH&CN hiện đại, nước ta có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại và khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước. Thách thức lớn của Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao năng lực KH&CN để thực hiện để rút ngắn quá trình

CNH - HĐH đất nước. Các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, kinh nghiệm của các nước và thực tế ở Việt Nam cho thấy rõ điều này, vấn đề quan trọng là chiến lược và chính sách hợp tác của chúng ta phải „đạt tầm cỡ quốc tế‟.

KẾT LUẬN

Với thực tiễn làm việc tại Vụ HTQT – Bộ KH&CN, các kiến thức quí báu được bổ sung trong chương trình học thạc sĩ, với tư cách là cán bộ công chức, với nhiệm vụ là học viên khóa học, nhận thức rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của mình. Bản luận văn đã cố gắng thể hiện các kiến thức quan trọng được các thầy cô trong trường truyền tải qua khóa học, thông qua việc đề xuất và giải quyết một vấn đề thực tiễn, đặc biệt ngay trong công tác hiện tại, rất mong được Hội đồng xem xét đánh giá, đây là một cơ hội thực sự, cũng như mong mỏi chân thành của một học viên muốn đem các kiến thức được nhà trường truyền tải áp dụng và thực tiễn công tác, đóng góp một phần nào nhỏ bé của cán bộ trong sự tiến bộ chung của tậpthể.

Bản luận văn được trình bày chính trong 3 chương. Chương 1 & 2 nhằm đưa ra bối cảnh, mô tả bức tranh toàn cảnh của vấn đề nghiên cứu. Chương 3 tập trung vào việc xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư. Trong 2 chương đầu bức tranh toàn cảnh công tác quản lý các nhiệm vụ HTQT về KH&CN của Bộ KH&CN được mô tả từ chính sách đến các nhiệm vụ cụ thể, hỗ trợ các nghiên cứu đề dẫn là việc tham khảo các kinh nghiệm quản lý HTQT tại một số nước phát triển như Singapore, Pháp.

Nội dung trong chương 3 đã cố gắng đưa ra hệ thống tiêu chí để nâng cao hiệu quả trong quá trình xét duyệt các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư. Những tư duy xây dựng hệ thống tiêu chí dựa trên kết quả của các kiến thức mà các thầy cô trong trường truyền tải và những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình làm việc.

Với những kiến thức còn nhiều chỗ khiếm khuyết, với sự nhiệt tình mong góp sức vào công việc chung, rất mong các thầy cô trong Hội đồng xem xét, đánh giá, chỉ ra cho em những chỗ chưa thực sự hoàn chỉnh và những chỗ cần bổ xung.

KHUYẾN NGHỊ

Những kiến nghị sau, dựa trên cơ sở mong muốn một hệ thống tiêu chí có thể nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý cũng như xét duyệt các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư

Khuyến nghị 1: Trong các yêu cầu đối với hồ sơ đề xuất nên giảm thiểu công văn đề xuất Bộ, ngành địa phương (cấp Lãnh đạo Bộ ký) để các nhà khoa học thuận tiện hơn trong việc đề xuất các nhiệm vụ.

Khuyến nghị 2: Trong quá trình xét duyệt nhiệm vụ nên xét duyệt nhiệm vụ dựa trên việc phân loại nhiệm vụ thành 2 nhóm A và B như đã đề xuất ở trên để giảm bớt thời gian xét duyệt nhiệm vụ và không làm mất tính mới của nghiên cứu.

Khuyến nghị 3: Tăng cường bổ sung kinh phí cho các nhiệm vụ hợp tác quốc tế ký kết với nước ngoài để đảm bảo tính hiệu quả và tính bình đẳng khi tham gia hợp tác.

Khuyến nghị 4: Xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về các đề tài cấp nhà nước đã và đang được tiến hành để các nhà khoa học có thể tự do truy cập và tìm kiếm thông tin. Thông qua đó sẽ tránh sự trùng lặp trong việc đề xuất các nhiệm vụ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Vũ Cao Đàm (2000), Nghiên cứu khoa học - Phương pháp luận và thực tiễn, NHB chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Vũ Cao Đàm (2005), Đánh giá nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội

3. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

4. Hoàng Ngọc Hà, Chu Trí Thắng, Phạm Thanh Bình, Phạm Hùng, Trương Hữu Chí, Nguyễn Ngọc Bình, Danh Sơn (2005), Hội thảo quốc gia về Hội nhập quốc tế về KH và CN, Hà Nội và Hồ Chí Minh.

4. Mai Hà (2003), Dự báo tác động của KH&CN tới phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam đến 2010, Hà Nội.

6. Mai Hà (2015), Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn mới, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92)

7. Đặng Hữu (2001), Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình CNH, HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Sĩ Lộc chủ biên (2004), Quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 2000;

9. Danh Sơn (1999), Quan hệ giữa phát triển KH&CN với phát triển

KT-XH trong CNH, HĐH ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Danh Sơn (2004), Hội nhập quốc tế về KH&CN, Hà Nội.

11. Nguyễn Danh Sơn (2004), Khoa học và Công nghệ trong phát triển kinh tế, Trường nghiệp vụ quản lý KH&CN.

12. Thủ tướng Chính phủ (2004), Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN ban hành theo Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28/9/2004

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020

14. Trung tâm kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (2000), Phát triển

công nghệ và chuyển giao công nghệ ở châu Á, NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội.

15. Trung tâm Thông tin KH&CN quốc gia (2010), Tổng quan Hệ thống đổi mới quốc gia của các nền kinh tế đang phát triển châu Á.

16. Trung tâm Thông tin KH&CN quốc gia (2010), Tổng quan Hệ thống đổi mới quốc gia ở các nước phát triển.

Tiếng Anh

17. Carl J. Friedrich (1968), Trends of Federalism in Theory and Practice, New York, Praeger

18. Karl W. Deutsch and all (1957), Political Community and the North Atlantic Area, Princeton, N.J., Princeton University Press.

19. Karl W. Deutsch and all (1967), France, Germany, and the Western Alliance: A Study of Elite Attitudes on European Integration and World Politics, New York, Scribner‟s.

20. Lim Chuan Poh (2012), From Research to Innovation to Enterprise, The Case of Singapore, Agency for Science, Technology and Research (A*STAR), Singapore.

21. Theodore A. Couloumbis & James H. Wolfe (1986), Introduction to International Relations: Power & Justice, Englewood Cliffs, New Jersey, Prentice-Hall.

22. UNESCO (1984), Manual for Statistics on Scientific and Technological Activities, Paris, June 1984.

PHỤ LỤC

Thông tư 12/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định và quản lý các nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định thư

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Số: 12/2014/TT-BKHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2014

THÔNG TƢ

Quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thƣ

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.

Chƣơng I

QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định trình tự, thủ tục đề xuất, xác định, tuyển chọn, phê duyệt, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện

nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.

Điều 2. Đối tƣợng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư là nhiệm vụ được quy định tại Khoản 11 Điều 3 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là nhiệm vụ Nghị định thư).

2. Nghị định thư bao gồm:

a) Các văn bản thoả thuận của lãnh đạo Đảng và Nhà nước với các đối tác nước ngoài về khoa học và công nghệ;

b) Các Biên bản cuộc họp Ủy ban, Tiểu ban hợp tác về khoa học và công nghệ với các đối tác hợp tác song phương và đa phương mà Bộ Khoa học và Công nghệ được Chính phủ giao là đại diện; các văn bản thoả thuận song phương và đa phương về hợp tác khoa học và công nghệ được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc đại diện được uỷ quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ ký kết với các đối tác cấp kinh phí của nước ngoài theo quy định.

3. Đối tác nước ngoài bao gồm:

a) Đối tác cấp kinh phí: Các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ Nghị định thư với tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam;

b) Đối tác thực hiện: Các tổ chức, cá nhân cùng hợp tác thực hiện nhiệm vụ Nghị định thư với tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam.

4. Đơn vị quản lý nhiệm vụ Nghị định thư là đơn vị được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao trực tiếp quản lý nhiệm vụ Nghị định thư.

Điều 4. Yêu cầu đối với nhiệm vụ Nghị định thƣ

Nhiệm vụ Nghị định thư phải đáp ứng các tiêu chí của nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia nêu tại Khoản 1 Điều 25của Nghị định 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ; bảo đảm hợp tác về nguồn lực của đối tác nước ngoài để cùng thực hiện nhiệm vụ Nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư (Trang 70 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)