Giai đoạn 2005-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư (Trang 31 - 34)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.1. Thực trạng về xét duyệt nhiệm vụ HTQT về KH&CN theo Nghị định

2.1.2. Giai đoạn 2005-2010

kinh tế đối ngoại và phát triển KT-XH của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nó là nguồn lực to lớn, cầu nối, kênh dẫn không thể thiếu được đối với hoạt động KH&CN trong nước. KH&CN nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, một phần quan trọng là nhờ chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Chúng ta đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè và các đối tác trên thế giới. Trong thời điểm đó, nước ta đã có quan hệ hợp tác về KH&CN với trên 70 nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Không những quy mô hợp tác được mở rộng mà hình thức và nội dung hợp tác cũng đã trở nên đa dạng hơn, thiết thực hơn với nhu cầu phát triển KH&CN và KT-XH của đất nước.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, Bộ KH&CN đã tích cực chuẩn bị trình Chính phủ Chiến lược hội nhập quốc tế về KH&CN. Nhằm đa dạng hóa đối tác và hình thức hợp tác quốc tế về KH&CN; Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 14/2005/QĐ- BKHCN ngày 08/9/2005 về Quy định xây dựng và quản lý các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN theo Nghị định thư. Trong giai đoạn 2001-2008, tổng số 27 bộ ngành và đia phương đã được giao thực hiện 336 nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo các Nghị định thư ký với các nước và phía Việt nam đã phân bổ tổng mức kinh phí là 296 tỷ đồng. Nhìn chung, hoạt động hợp tác quốc tế trong những năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN đã và đang tập trung vào các hướng ưu tiên phát triển KH&CN, tranh thủ các nguồn lực của các nước tiên tiến, của trí thức Việt kiều về tri thức về công nghệ, trang thiết bị, tài liệu, đào tạo nâng cao trình độ nghiên cứu, sản xuất - kinh doanh.

Trong các lĩnh vực CNTT, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thoả thuận 10 nội dung hợp tác, trong đó 5 nội dung đang được triển khai như đào tạo về Chính phủ điện tử; phần mềm nguồn mở; phát triển vườn ươm công nghệ; hỗ trợ hoạt động của nhóm IT Connect. Trong lĩnh vực khoa học biển và hải sản, dự

án quản lý vùng bờ Vịnh Hạ Long đang được triển khai tốt. Một số dự án khác trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ sinh học đang được triển khai như dự án về thuốc trừ sâu (400.000 USD), dự án của Viện chăn nuôi (200.000 USD).

Với Trung Quốc, khoá họp lần thứ 5 của Uỷ ban Hợp tác KH&CN Việt Nam-Trung Quốc đã được tổ chức tại Bắc Kinh. Khoá họp đã thông qua 12 đề tài hợp tác dài hạn, đặc biệt đang tiến hành thực hiện chương trình tình nguyện của các nhà khoa học Trung Quốc tại Việt Nam.

Với Thụy Điển, chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam-Thụy Điển giai đoạn 2000-2003 đã được tổng kết với số tiền tài trợ của Chính phủ Thụy Điển khoảng 6,5 triệu USD và chương trình hợp tác giai đoạn 2004-2007 với kinh phí dự kiến khoảng 8 triệu USD đang được xây dựng.

Với Cộng hoà Pháp, đã ký kết dự án về đa dạng sinh học động vật hoang dã và động vật nuôi do Pháp tài trợ 1,8 triệu USD (Bộ KH&CN là cơ quan điều phối dự án). Các hợp tác với Pháp trong lĩnh vực công nghệ nanô cũng đang được tiến hành.

Với Ấn Độ, các hoạt động hợp tác tập trung vào công nghệ viễn thám, CNTT và CNSH.

Với Bungari, tuy phần đóng góp kinh phí của Bungari không nhiều nhưng chúng ta đã tranh thủ được các công nghệ tiên tiến của Bungari, đặc biệt là hai dự án nghiên cứu về tăng khả năng hoạt lực và thụ thai của tinh động vật nuôi và ứng dụng viễn thám trong điều tra đo độ ẩm đất.

Thông qua hợp tác quốc tế, một số dự án chuyển giao công nghệ đã được thực hiện như Dự án chuyển giao công nghệ sản xuất bi nghiền cao alumina công suất 400 tấn/năm giữa Italia và Viện Công nghệ Xạ hiếm; công nghệ chế tạo máy bơm chìm công suất lớn phục vụ nông nghiệp giữa Hungari và Trung tâm Đầu tư, Thiết kế Công nghệ Cơ điện Nông nghiệp; Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hợp tác với CHLB

Nga thiết kế và chế tạo được thiết bị sản xuất dung dịch hoạt hóa, điện hóa được sử dụng trong bảo quản nông sản, khử trùng trong bệnh viện, trạm nuôi tôm giống và chế tạo một hệ thống thiết bị xử lý nước lợ thành nước ngọt được lắp đặt ở Trung tâm Y tế Đông Sơn, Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)