Khái niệm về cái tôi trữ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ thanh hải (Trang 45 - 47)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Hình tƣợng trong thơ Thanh Hải

2.2.1.1. Khái niệm về cái tôi trữ tình

Từ xƣa đến nay, sáng tạo thơ ca đƣợc xem là một nhu cầu tự biểu hiện, một sự thôi thúc từ bên trong nhiều khi mãnh liệt, dồn dập do sự tác động của đời sống gây nên. Vấn đề chủ thể trong thơ là cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Có thể nói vị trí của cái tôi trữ tình trong thơ, giới hạn của nó, mối liên hệ giữa khách thể và chủ thể luôn đặt ra trong thơ qua những thời đại khác nhau với những câu hỏi cần đƣợc giải quyết.

Về khái niệm “Cái tôi trữ tình” vẫn còn tồn tại hai cách hiểu: Theo nghĩa hẹp, cái tôi trữ tình là hình tƣợng cái tôi- cá nhân cụ thể, cái tôi-tác giả-tiểu sử với những nét rất riêng. Tôi là một nhân vật trữ tình đặc biệt khi tác giả miêu tả, kể chuyện, biểu hiện về chính mình. Do vậy, nhiều công trình lí luận đã bỏ qua không luận giải sâu khái niệm này. Theo nghĩa rộng, cái tôi trữ tình là nội dung, đối tƣợng, phẩm chất trữ tình. Quan niệm này đƣợc hiểu: cái tôi trữ tình nhƣ một khái niệm phổ quát của trữ tình, phân biệt thể loại trữ tình với các thể loại khác” ( 28 tr 21)

Cái tôi trữ tình là biểu hiện tập trung của tính chủ quan trong thơ trữ tình. Nếu nhƣ trong cuộc sống hằng ngày, mọi hành vi hoạt động của con ngƣời luôn là kết quả của sự định hƣớng và chi phối của cái tôi thì trong nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật với tƣ cách là sản phẩm của hoạt động nghệ thuật cũng là kết quả của cái tôi nghệ thuật, một hình thức khác của cái tôi đời sống. Tùy theo đặc thù, tính chất của từng loại hình nghệ thuật mà cái tôi nghệ thuật này bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong tác phẩm tự sự, cái tôi nghệ thuật bộc lộ gián tiếp qua những hình tƣợng khách quan, còn trong tác phẩm trữ tình nó bộ lộ một cách trực tiếp. Cái tôi trữ tình là một giá trị cụ thể của cái tôi nghệ thuật. Trữ tình là sự trình bày trực tiếp cái tôi nghệ thuật ấy. Cái tôi trữ tình là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của con ngƣời đƣợc thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng các phƣơng tiện của thơ trữ tình.

Nhà phê bình Hoài Thanh trong bài “Một thời đại trong thi ca” đã ca ngợi cái tôi cá nhân nhƣ một phát kiến mới, mở đƣờng và chính thức tuyên bố sự tồn tại của nó. “Ngày thứ nhất…chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thật bỡ ngỡ, nó nhƣ lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang một quan niệm chƣa từng có ở xứ này: Quan niệm cá nhân”. Chính bài viết của Hoài Thanh đã chỉ ra một điều quan trọng rằng cái mới của các nhà thơ mới là đã dám xem cái tôi cá nhân nhƣ là đối tƣợng phản ánh nghệ thuật, vừa là chủ thể sáng tạo nghệ thuật. Rõ ràng cái tôi trữ tình vừa là một cái thế nhìncảm nhận thế giới của chủ thể, lại vừa chính là một điểm nhìn nghệ thuật của chủ thể. Đồng thời cái tôi trữ tình cũng đóng vai trò sáng tạo, tổ chức các phƣơng tiện nghệ thuật

(thể thơ, hình tƣợng, vần, nhịp…) để vật chất hóa thế giới tinh thần thành một hình thức văn bản trữ tình. Nhƣ vậy “cái tôi trữ tình đó là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phương tiện của chủ thể trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt, độc đáo, mang tính thẩm mĩ, nhằm truyền đạt năng lượng tinh thần đến người đọc” [2 tr 17]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ thanh hải (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)