5. Cấu trúc luận văn
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu
Trong giáo trình “ Dẫn luận thi pháp học”, giáo sƣ Trần Đình Sử đã chỉ ra: “Giọng điệu là một yếu tố đặc trƣng của hình tƣợng tác giả trong tác phẩm. Nếu nhƣ trong đời sống ta thƣờng chỉ nghe giọng nói là nhận ra con ngƣời thì trong văn học cũng vậy. Giọng điệu giúp nhận ra tác giả. Có điều giọng điệu ở đây không đơn giản là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra ngƣời nói, mà là giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử trƣớc các hiện tƣợng đời sống” [33 tr 108].
Nguyễn Đăng Điệp trong chuyên luận “ Giọng điệu trong thơ trữ tình” đã tổng hợp đƣợc nhiều quan điểm, ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong và ngoài nƣớc xung quanh vấn đề giọng điệu trong tác phẩm văn học, đặc biệt là trong thơ trữ tình. Anh đã nhấn mạnh: “ Giọng điệu là sự thể hiện lập trƣờng xã hội, thái độ, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ, sở trƣờng ngôn ngữ của tác giả, nó gắn chặt với đối tƣợng giao tiếp và cách thức tổ chức lời lẽ diễn đạt” [6 tr 35].
Những nghiên cứu này đã cho thấy giọng điệu là một sản phẩm mang tính cá biệt, độc đáo, nó là kết tinh của sự thăng hoa sáng tạo đích thực của ngƣời nghệ sĩ văn chƣơng. Giọng điệu vì thế đƣợc xem nhƣ là một hiện tƣợng nghệ thuật, là một phƣơng diện bộc lộ hình tƣợng của tác giả. Hay nói cách khác, hình tƣợng tác giả, cái nhìn của nhà văn đƣợc biểu hiện hết sức rõ nét qua giọng điệu. Quá trình nghiên cứu toàn bộ những sáng tác thơ của Thanh Hải, chúng tôi thấy nổi lên giọng kể. Giọng kể đó thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo riêng của nhà thơ.
Nếu trƣớc đây, trong phong trào thơ mới, thơ chủ yếu là tiếng nói tình cảm của cá nhân tác giả, thơ thể hiện những niềm vui, nỗi buồn hết sức riêng tƣ của con ngƣời, thì nay trong thơ cách mạng nhất là từ sau năm 1964, thơ đã đi vào những vấn đề thời đại, thể hiện đƣợc chiều sâu khái quát, không phải là những tình cảm hồn nhiên, vô tƣ mà là những suy nghĩ từng trải rất sâu sắc. Đó là thời kì của những Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Đức Mậu, Lâm Thị Mỹ Dạ,…Và cùng với các nhà thơ đó Thanh
Hải với giọng kể chủ đạo cũng góp một “nốt trầm” vào thơ chống Mĩ. Những ngƣời chiến sĩ trung kiên trong cuộc đấu tranh sinh tử ở miền Nam ruột thịt thời chống Mĩ không chỉ có một số ngƣời mà đông đảo nhân dân, đông đảo những ngƣời lao động bình thƣờng. Hình ảnh những em bé, những bà mẹ, những ngƣời vợ trong thơ Thanh Hải sao rất đẹp bởi họ cùng chung một ƣớc muốn, một niềm tin, một bản chất: yêu đất nƣớc, yêu quê hƣơng, yêu thống nhất hòa bình, yêu Bác Hồ, yêu tổ chức cách mạng,…đó là những tình yêu xuất phát từ đáy lòng và do đó lòng căm thù của họ càng mãnh liệt, họ căm thù rất mực những thế lực hung tàn đang âm mƣu chia cắt đất nƣớc, phá hoại hòa bình và hàng ngày đang dội bao nhiêu tang tóc lên đầu họ. Và nhà thơ Thanh Hải đã kể lại trƣờng hợp những chiến sĩ và cả những ngƣời dân bình thƣờng trƣớc mặt quân thù, qua đó thể hiện rõ nét bản chất cách mạng trong mỗi ngƣời chiến sĩ ấy. Bài thơ “ Những đồng chí trung kiên” ra đời năm 1952, viết về cuộc chống càn ở Hƣớng Điền. Còn nhớ tình cảnh đất nƣớc bị chia cắt lúc ấy, nhớ âm mƣu thâm độc của kẻ thù, bằng mọi giá bƣng bít, ngăn cấm, phá hoại hiệp thƣơng Tổng tuyển cử hòng duy trì vĩnh viễn ách chủ nghĩa thực dân ở miền Nam, ta mới thấy quý sự đóng góp của Thanh Hải. Những vần thơ ấy nói lên tình cảm xót xa của sự chia cắt, niềm khao khát Bắc- Nam thống nhất, nhân dân ta quyết đấu tranh và tin tƣởng một lòng vào cách mạng, vào Bác Hồ. Và để đạt đƣợc mục tiêu ấy Thanh Hải đã chọn cách kể chuyện, kể việc, kể chuyện những gì đang diễn ra bên kia cầu Hiền lƣơng và bên kia chiến tuyến, bên kia những vành đai, rào vây, giây thép gai của Mĩ- Ngụy. Rồi chuyện đồng bào biểu tình bãi chợ, chuyện giặc đàn áp khủng bố, chuyện cán bộ nuôi giấu chở che cán bộ, chuyện đồng bào Kinh Thƣợng đoàn kết đấu tranh, chuyện em bé cất giấu ảnh Bác Hồ, chỉ đến đêm mới giám đƣa ra ngắm nhìn. Tất cả những sự việc ấy hiện nên rõ nét trong thơ Thanh Hải qua giọng kể nhẹ nhàng, đằm thắm, mà vô cùng chân thực. Trong bài thơ “ Chồng tôi không thể về”, Thanh Hải kể chuyện một chị phụ nữ bị giặc bắt chỉ vì chồng chị đi hoạt động cách mạng bí mật. Chúng tra tấn chị rất dã man. “ Nhƣng vẫn nhƣ bao giờ” ( nghĩa là đã nhiều lần), sau mỗi cơn tra tấn tàn khốc, chị vẫn hiên ngang ném vào mặt chúng ngọn lửa trong cái nhìn căm thù bất khuất của
mình. Cho đến khi chết chị vẫn không khai. Hay ở bài thơ “ Vƣợt tuyến”, bằng giọng kể đặc trƣng, nhà thơ đã cho ngƣời đọc thấy những tâm sự của một ngƣời vợ có chồng đi chinh chiến. Không đƣợc gặp chồng vì hoàn cảnh chiến tranh, đêm đêm chị đã chiêm bao để “vƣợt tuyến” ra thăm chồng. Những bức tranh hi sinh anh dũng trên chỉ mới nói lên một nét tiêu biểu của nhân dân cách mạng. Bên cạnh đó, Thanh Hải còn thể hiện bản chất cách mạng của nhân dân trong toàn bộ những suy nghĩ, tâm tƣ của họ. Với bài thơ “ Bây giờ ngày mai” ông lại kể về cuộc đời cô kĩ nữ trên dòng sông Hƣơng. Cô đã toan kết thúc số phận chìm nổi của mình, cô đã bao lần toan nhờ dòng sông để kết liễu cuộc đời đầy đau khổ. Rồi khi cách mạng về, đã làm thay đổi bao cuộc đời, bao số phận. Cô kĩ nữ ngỡ ngàng trƣớc âm thanh của một ngày mới. Chỉ có mình làm chủ lấy số phận của mình. Thanh Hải cũng đã thể hiện niềm vui ấy:
Nỗi mừng chung đến bồi hồi
Nỗi mừng riêng đƣợc làm ngƣời chứa chan Em nhìn sông nƣớc Hƣơng Giang Trong veo nhƣ một tiếng đàn sang xuân
( Bây giờ ngày mai )
Rõ ràng có thể thấy giọng kể đã làm cho thơ Thanh Hải trở nên gần gũi, thiết tha khi diễn tả tình yêu của ông dành cho nhân dân, cho cách mạng.
Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của miền Nam ruột thịt trong những năm tháng chống Mĩ cứu nƣớc. Hầu hết những bài thơ của ông đều hƣớng về miền Nam, hƣớng về cuộc chiến tranh chung của dân tộc, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mỗi tập thơ của ông, có vẻ nhƣ khác nhau nhƣng đều nhất quán một hồn thơ, một phong cách thơ và một giọng kể mộc mạc, bình dị nhƣng đậm chất trữ tình. Và ngƣời đọc yêu cái giọng kể mộc mạc, tự nhiên, chân chất, bình dị nhƣng vô cùng trong sáng, dịu hiền, chan chứa mến thƣơng ấy trong thơ ông. Và phải chăng, “hồn thơ” tự nhiên ấy đã xuất phát từ một tâm hồn lúc nào cũng lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.
Nói thế nhƣng cho đến nay khi bàn về giọng điệu trong thơ Thanh Hải, các nhà nghiên cứu vẫn chƣa thống nhất với nhau. Nhà nghiên cứu Hồ
Thế Hà cho rằng: giọng thơ Thanh Hải là một giọng “cao”. Ông viết: “ Giọng cao, có phần hợp với không khí chiến đấu, là giọng điệu chủ yếu của thơ ông trƣớc năm 1975 kéo dài cho đến những năm sau 1975. Thơ ông chƣa tạo đƣợc những phức hợp các tính chất hiện đại nhƣ Chế Lan Viên và các nhà thơ trẻ sau này” [7 tr 559].
Giọng điệu thơ Thanh Hải còn nhiều cung bậc khác nữa. Đó là giàu chất suy tƣ hơn, thâm trầm hơn, đau xót hơn. Nhà nghiên cứu Hồ Thế Hà đã từng khẳng định: “ Nỗi buồn thấp thoáng trong thơ đã làm cho giọng điệu thơ Thanh Hải có thêm cung bậc mới” [6 tr 567]
Bên cạnh đó, nhà thơ Mai Văn Hoan thì khẳng định thơ Thanh Hải nhƣ một nốt trầm xao xuyến. Ông viết “ Thanh Hải vẫn lặng lẽ làm “một nốt trầm” góp vào bản “ hòa ca” bằng tập thơ “ Huế mùa xuân” [7 tr 575]. Và tiếp theo đó là “ Dấu võng Trƣờng Sơn”, ở những tập thơ này Thanh Hải cho ta thấy hình ảnh một cuộc sống chiến đấu đã đi vào bình thƣờng; cũng đã cho thấy dân tộc ta sẵn sàng một tƣ thế ung dung, tự tin để đi vào chiến đấu và có đủ tiềm lực về vật chất và tinh thần để chiến đấu lâu dài. Và kể chuyện là giọng điệu quen thuộc của Thanh Hải. Theo dấu chân ngƣời cán bộ trên đƣờng đi công tác, anh kể chuyện sinh hoạt ở chiến khu, ở vùng ven hoặc nội thành…Bên anh cán bộ và ngƣời mẹ là những hình ảnh quen thuộc, đã có thêm nhiều khuôn mặt khác nhƣ: O du kích, chị dân công, em giao liên, anh giải phóng quân, ngƣời mù vót chông, rồi lại con gái ngƣời du kích, chuyện dựng cầu và những ngƣời làm cầu. Những khuôn mặt ấy đã làm cho cuộc sống thêm âm điệu và cũng vì vậy có thêm nhiều cảnh sống mới, có thêm màu sắc. Bên chuyện đất đai, năm tháng có chuyện đời thƣờng ở miền quê giải phóng hoặc trên dọc ngang những nẻo đƣờng Trƣờng Sơn là: suối nƣớc, hoa rừng, bãi khách, dấu võng in vào thân cây, có chuyện biên giới với gió sóng, cát trắng và hàng dƣơng- biển và rừng ở mảnh đất này nhƣ tựa vào lƣng nhau, chẳng tách biệt bao nhiêu. Thế nhƣng để nối liền phải trả giá bằng xƣơng máu của biết bao ngƣời.
Bên cạnh nét chân chất, mộc mạc trong cách kể để nói chuyện thì những bài thơ nhƣ: Cọc cắm đầu lâu, Cây chông tre, Cán cờ, Chiến thắng A
Xo, Tiếng gà trên giới tuyến, Giặc Mĩ đến làng em, Về làng cũ, Câu chuyện đầu xuân,…đã thấy xuất hiện thêm cách nói bóng bẩy, duyên dáng, gợi nhiều hơn kể:
Ai nghiêng biển, biển trào cơn sóng Ai khuấy trời, trời động cơn giông
Sóng ì ầm vỗ vào lòng ta vô tận Gió nào da thịt bằng cơn gió quê hƣơng
Ôi cơn gió dựng lên rồi cơn sóng Gió ù ù- một trận bão không tên Cơn sóng trắng- màu cát vào trận đánh
Bão không từ biển động vào- bão từ sóng gió quê hƣơng. Và hƣớng sâu hơn vào suy nghĩ:
Lòng ngƣời vậy đã hóa thành trận đánh Bên giặc là thù và bên mến là ta Cần giữ đất mẹ hóa thành khẩu súng Xe địch vào, tay trắng cũng xông ra...
( Ca khúc Cửa Việt )
Tuy nhiên ta vẫn thấy nổi lên trên những cách gợi, cách suy tƣ ấy là giọng kể mộc mạc, giản dị mà trữ tình, sâu lắng của thơ ông.
Trong thơ Thanh Hải ta còn bắt gặp hình ảnh thiên nhiên và vẻ đẹp của nó hài hòa trong đời sống chiến đấu, gắn bó với tình ngƣời...dần dần nổi đậm lên trong thơ Thanh Hải. Bằng giọng kể giản dị, ông đã nói lên niềm vui bất chợt đến với ngƣời thợ cầu :
Ngƣời thợ làm cầu chăng ngang dây thép Nối hai bờ nhƣ con nhện giăng tơ Gió rung rinh trong niềm vui bắt gặp
Con bói cá xanh đến đậu bất ngờ
( Người thợ làm cầu trên Trường Sơn )
Anh nhắc ta cành phong lan ngụy trang trên mái lán bỗng nở hoa hồng. Anh nói về những nụ sim :
Trên đồi nhìn xuống hoa sim nở Màu tím vô cùng lính thủy chung.
Nói tới thiên nhiên nhƣng ta vẫn nhận ra cách phô diễn chân chất, mộc mạc quen thuộc ở Thanh Hải. Ấy là một sự định hƣớng, một ý thức liên hệ, một chỉ đạo bên trong. Những câu thơ ấy dù chƣa nhiều chất thơ song đó là niềm vui khi ta đọc thơ Thanh Hải với một giọng kể quen thuộc, đặc trƣng trong thơ ông. Khi so sánh thơ Thanh Hải với thơ Tố Hữu, ta thấy Thanh Hải chịu ảnh hƣởng nhiều của bậc đàn anh. Thơ Tố Hữu là thơ của tình thƣơng mến, cho nên nhiều ngƣời cho rằng thơ ông có giọng tâm tình. Thơ Thanh Hải có giọng điệu gần giống thơ Tố Hữu, tuy nhiên điều khác biệt trong thơ Thanh Hải đó là giọng thơ tâm tình nhƣng có gì đó tha thiết hơn, xe xót hơn. Trong bài thơ: “ Con ơi, con cứ đi ”, ta có thể thấy rõ giọng điệu tâm tình, xe xót đó:
Mƣa rơi và mƣa rơi Mẹ già không ngủ đƣợc
Đêm nay biết về đâu Con đi trong rét mƣớt
Và trong thơ Thanh Hải ta thấy có hàng triệu, hàng triệu những ngƣời con nhƣ thế. Những hiệu triệu con ngƣời ấy hiện lên sinh động qua lời kể của ông trong các bài thơ: Tấm băng vẫn đi đầu, Núi vẫn nhớ, ngƣời vẫn thƣơng, Cờ đỏ trên quê ta, Đoàn biểu tình đi,...