5. Cấu trúc luận văn
2.2. Hình tƣợng trong thơ Thanh Hải
2.2.2.2. Hình ảnh Hồ Chí Minh
Thanh Hải viết bài thơ đầu tiên về Bác Hồ là năm 1956, lúc ấy nhà thơ đã 26 tuổi. Thế mà đọc thơ ông, ta thấy chân thật, gần gũi biết bao. Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong thơ anh thật đẹp, Bác nhƣ một tiên ông :
Đêm nay trên bến Ô Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ Nhớ hình Bác giữa bóng cờ Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn
( Cháu nhớ Bác Hồ )
Nhà thơ đã kể lại rằng, trong một chuyến ra thăm miền Bắc anh có đọc bài thơ này cho Bác nghe, đến câu „Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn‟, anh xúc động bèn dừng giữa chừng. Thấy đƣợc sự xúc động, hạnh phúc của anh Bác bèn ôm lấy anh, vừa hôn vừa nói : „Đây, hôm nay Bác hôn thật đấy‟. Và đó là một kỉ niệm đẹp đẽ mà ông không bao giờ quên đƣợc trong cuộc đời mình.
Hình ảnh Bác Hồ và đồng bào miền Nam dành cho Bác còn đƣợc nhà thơ Thanh Hải thể hiện rất thành công. Em bé trong thơ Thanh Hải cũng nhƣ những em bé trên mọi miền Tổ quốc đều có những giấc mơ đẹp nhƣ thế :
Đêm đêm cháu lại nằm mơ
Ngày vui thống nhất Bác vào miền Nam Cổng chào dựng chật đƣờng quan Bác đến đình làng Bác đứng trên cao
Bác cƣời thân mật biết bao Bác dặn đồng bào cặn kẽ từng câu
Ung dung Bác vuốt chòm râu Bác xoa đầu cháu Bác âu yếm cƣời
( Cháu nhớ Bác Hồ )
Đây là bài thơ đƣợc Thanh Hải viết vào đêm trung thu năm 1956. Ngày ấn định cho hiệp thƣơng Tổng tuyển cử đã đi qua rồi mà nƣớc nhà vẫn chƣa thống nhất. Nỗi nhớ nhung, mong ƣớc đƣợc Bác vào thăm miền Nam của em bé hay cũng chính là nỗi nhớ nhung, mong ƣớc của nhà thơ, của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Bằng những lời thơ hết sức giản dị, gần gũi, thân thƣơng, Thanh Hải đã nói lên thật xúc động mà sâu sắc tình cảm của nhân dân miền Nam với Bác Hồ.
Nỗi nhớ thƣơng của nhà thơ cũng là nỗi nhớ thƣơng của đồng bào, đồng chí ở miền Nam. Bác Hồ chƣa có dịp vào thăm miền Nam thì Bác mất (1969).
Nhà thơ lại cùng đồng bào làm thơ nhớ Bác. Tác giả đã khái quát những tình cảm sâu nặng đó trong bài thơ „Cả miền Nam thƣơng nhớ Bác‟- 1969
Bác ơi, chúng con đang đi đánh giặc Không đƣợc về dâng Bác một bông hoa Phút thiêng liêng đứng ngoảnh mặt nhìn ra
Lại thấy Bác gần hơn bao giờ hết
( Cả miền Nam thương nhớ Bác Hồ ) 2.2.2.3. Hình ảnh nhân dân
Rộng hơn, và không thể thiếu đƣợc, bên cạnh những ngƣời cán bộ nằm vùng, những ngƣời chiến sĩ trung kiên là hình ảnh nhân dân chân chất, nghĩa tình. Họ cũng là những tấm lòng son, nhƣ là hai vế bổ sung và tô đậm cho nhau trong thơ Thanh Hải. Trƣớc hết là hình ảnh ngƣời mẹ.
Trong thơ văn Việt Nam, khi nói đến hình ảnh ngƣời mẹ ngƣời ta thƣờng nghĩ đến một biểu tƣợng thiêng liêng của tình mẫu tử. Ngƣời mẹ đƣợc xem là những gì thân thuộc, gần gũi nhất trong cuộc đời của những đứa con. Ngƣời mẹ hiện lên trong văn chƣơng nghệ thuật với vô vàn những phẩm chất tốt đẹp, giàu đức hi sinh, nhẫn nại, thƣơng con, một lòng vì dân vì nƣớc. Đã có rất nhiều những nhà thơ đã mang hình ảnh ngƣời mẹ vào trong tác phẩm của mình để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với ngƣời mẹ đã sinh thành ra mình hoặc chỉ là một ngƣời mẹ đã gặp trên đƣờng chiến đấu. Trong thơ Tố Hữu ta bắt gặp hình ảnh mẹ Tơm, mẹ Suốt vừa thƣơng bộ đội vừa tham gia kháng chiến, trở thành biểu tƣợng của ngƣời mẹ Việt Nam anh hùng. Rồi trong thơ Nguyễn Duy, Dƣơng Hƣơng Ly, hình ảnh ngƣời mẹ cũng trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết.
Trong thơ Thanh Hải, hình ảnh ngƣời mẹ đối với ông bao giờ cũng lam lũ, vất vả, hi sinh hết mình cho con, cho cách mạng mà không hề nghĩ đến quyền lợi riêng cho mình. Mẹ không những giữ vai trò của ngƣời hậu phƣơng cùng nhân dân lao động sản xuất, đùm bọc, che chở, nuôi dấu cán bộ mà mẹ còn trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đấu. Và ngƣời mẹ ấy trong thơ Thanh Hải cũng nhƣ tất cả những ngƣời mẹ Việt Nam đều mang trong lòng tình yêu quê hƣơng
sâu sắc, đậm đà. Quê hƣơng là nơi mẹ đã gắn bó cả cuộc đời với bao lỗi lo toan, vất vả, nhọc nhằn, với bao hạnh phúc, cay đắng của cả đời:
Cần giữ đất mẹ hóa thành khẩu súng Xe địch vào, tay trắng cũng xông ra
( Ca khúc cửa Việt )
Hình ảnh ngƣời mẹ yêu nƣớc đƣợc ví với “khẩu súng” là một hình ảnh vừa độc đáo, mới lạ vừa sâu nặng. Mẹ sẵn sàng làm tất cả để giữ lấy quê hƣơng mình. Tình yêu quê hƣơng của mẹ thật đáng trân trọng và đáng ngợi ca biết bao.
Rồi khi giặc càn trên quê hƣơng, giết chồng mẹ thì mối nợ nƣớc thù nhà luôn canh cánh trong tim của mẹ. Mẹ đã thức từng đêm vót chông để đợi ngày trả thù quân xâm lƣợc:
Mẹ vót chông giữa những đêm sao Trả thù chồng đếm từng đầu giặc
( Cây chông tre )
Cuộc hành trình đi tìm tự do thật kì lại, bởi cuộc đọ sức giữa ta và địch không cân sức. Do đó ta phải huy động tất cả những gì có thể có đƣợc để kháng chiến đến cùng. Nhà thơ Dƣơng Hƣơng Ly đã từng viết:
Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc
Nhà thơ Thanh Hải cũng có cách nhìn sâu sắc của mình về chiến tranh và sự hi sinh thầm lặng của mẹ:
Cứ đào sâu, cứ đào sâu Dù trời xanh có nhỏ lại trên đầu Dù cuộc sống thiếu từng giờ ánh sáng Giặc cƣớp mặt, ta đào đất sâu làm cuộc sống
( Bài ca từ một vùng địa đạo )
Chẳng những hi sinh hạnh phúc riêng tƣ, ngƣời mẹ ấy còn sẵn sàng hi sinh cả những đứa con do mình dứt ruột sinh ra để bảo vệ Tổ quốc. Những dòng thơ cảm động về hình ảnh ngƣời mẹ thấp thỏm ngóng tin đứa con đi xa trong bài thơ “Con đi con cứ đi” là nỗi đau chung của biết bao bà mẹ Việt Nam có con đi
ra chiến trƣờng. Trong bài thơ ấy, ta nghe đƣợc tiếng mƣa rơi dai dẳng, những đêm mƣa làm ngƣời mẹ thao thức nhớ con:
Mƣa rơi và mƣa rơi Mẹ già không ngủ đƣợc
Và mẹ lo:
Đêm nay con biết về đâu Con đi trong rét mƣớt…
Rồi bỗng nhiên con trở về, ngƣời mẹ ấy nghẹn lời không thốt đƣợc nên câu. Thấy con lá rừng xanh da mặt, đƣờng đêm thâm mí mắt, mẹ rất thƣơng nhƣng mẹ con chỉ đƣợc gặp nhau trong gang tấc bởi con phải đi, dù biết chắc:
Con biết mẹ quê nhà Đêm mƣa rơi gió bấc Thƣờng trằn trọc nhớ con
Những đêm súng nổ dồn Càng không nằm yên giấc!
Đọc những câu thơ ấy ta thấy đƣợc trong tình cảm của hai mẹ con ấy có chút bịn rịn, nhớ nhung nhƣng vì thế càng thêm thiêng liêng, trân trọng và đáng quí biết bao. Sau đó là tiếng lòng của ngƣời mẹ vang lên:
Con đi con cứ đi Mẹ chờ con trở lại
Sự hi sinh ấy của ngƣời mẹ Việt Nam thƣờng âm thầm nhƣng rất lớn lao. Trong thơ Thanh Hải, tình mẹ con thật thấm thía, thấm thía ngang với tình yêu, tình vợ chồng trong thơ Giang Nam qua bài thơ “Quê hƣơng” và “Lá thƣ thành phố”. Cả hai nhà thơ đều miêu tả khá thành công về tâm tình đẹp đẽ của ngƣời phụ nữ, nhƣng trong thơ Giang Nam thấm đƣợm tình yêu, tình vợ chồng còn trong thơ Thanh Hải lại thấm đƣợm tình mẹ con, một tình mẹ con rộng rãi giữa những bà mẹ và ngƣời chiến sĩ cách mạng. Bài thơ “Sang đò đêm mƣa” cũng lại dựng lên hình ảnh một ngƣời mẹ. Cái tình mẹ con, tình nhân dân và chiến sĩ thấm đƣợm trong bài thơ quyện chặt với cảnh sông nƣớc đêm mƣa. Ngƣời mẹ đấy cũng giống nhƣ mẹ Suốt trong thơ Tố Hữu, cũng tham gia chèo đò đƣa chiến sĩ sang sông. Thế nhƣng nếu mẹ Suốt khiến ngƣời đọc xúc động bởi lời tâm sự chân
thành giản dị thì ngƣời má trong thơ Thanh Hải lại để lại trong lòng ngƣời đọc niềm cảm phục và day dứt khôn nguôi bởi suốt đêm má chèo thuyền đƣa các chiến sĩ sang sông ấy là một đêm mƣa gió. Vì nhiệm vụ cách mạng, má không quản ngại mƣa rét đã đành, má còn nhƣờng chỗ khô ráo, ấm áp trong mui cho ngƣời chiến sĩ. Ngƣời con ngồi trong thuyền băn khoăn, trời sao mƣa mãi là mƣa bởi anh lo má chèo đò bị ƣớt. Nhƣng trái lại má muốn con ngồi trong mui cho ấm để lấy sức hoạt động, má ƣớt một bữa có lo gì. Má không muốn con thuyền vào bờ bởi:
Bên kia những bụi cùng bờ Không tơi không nón đụt nhờ vào đâu
Rồi má ân cần bảo anh: Con chờ qua trận mƣa rào Má sẽ cập bến, đò vào, con lên
Má để con đò lơ lửng giữ dòng sông đến nửa đêm thì mƣa tạnh. Má cho thuyền cập bến và “Vì dầm mƣa lạnh má ho từng hồi”. Và cũng từ đó tiêng ho của má cứ xoay mãi vào lòng anh chiến sĩ
Và còn nữa, những tình yêu thƣơng của bà mế đồng bào Thƣợng đã đi vào thơ Thanh Hải với một mối tình đằm thắm, một mối tình quân dân nhƣ “cá với nƣớc”. Tình yêu thƣơng của những bà mẹ ấy đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta.
Bên cạnh hình ảnh ngƣời mẹ yêu nƣớc, thƣơng con, sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập của dân tộc, ta còn bắt gặp hình ảnh ngƣời vợ yêu nƣớc trong thơ Thanh Hải. Tình yêu nƣớc của những ngƣời vợ ấy thể hiện ở lòng thủy chung, ở đức hi sinh của các chị dành cho ngƣời chồng đi chiến đấu. Để giữ vững lòng trung thành với cách mạng, lòng chung thủy với chồng, chị phụ nữ trong “Chồng tôi không thể về” kiên quyết không gọi chồng ra đầu hàng, dù bị kìm kẹp, tra tấn giã man của bọn giặc:
Nhƣng vẫn nhƣ bao giờ Mắt chị trừng sáng quắc Chồng tôi không thể về
Ở đâu? Tôi không biết
Cũng phải trải qua những thử thách nhƣ vậy, ngƣời phụ nữ trong bài “Vƣợt tuyến”, trong một giấc mơ chị đã cùng tâm sự với ngƣời chồng ở miền Bắc về vết sẹo trên tay mình. Chị yêu chồng , một lòng thủy chung với anh, chờ anh những năm kháng chiến dài đằng đẵng, trong hoàn cảnh luôn bị giặc lùng, giặc bắt rồi chặt cánh tay tròn của chị. Nhƣng chị không sợ, chị vẫn quyết chờ anh. Ban ngày không gặp đƣợc anh thì chị chờ đến đêm để gặp anh, trò chuyện cùng anh trong giấc mơ ngắn ngủi:
Giữa miền Nam đau khổ Anh ơi anh biết chăng Lòng em thƣờng vƣợt tuyến
Đêm đêm ra thăm anh
Ra thăm ngƣời chồng mà ngày đêm ngƣời vợ ấy hằng nhớ nhung, chị hi sinh ngay cả những gì là riêng tƣ nhất để một ngày đất nƣớc thống nhất chị lại đƣợc:
Gục vào anh em khóc Năm năm rồi anh ơi Ghì anh em ôm chặt Muốn nói bao nhiêu lời
Cũng yêu chồng, yêu nƣớc nhƣng ngƣời phụ nữ trong bài thơ “Nhớ” lại hiện ra dƣới một “dạng khác”. Chồng chị cũng đi chiến đấu xa nhà, những đêm dài cô đơn quạnh quẽ, chị nằm nhớ anh đến “chăn ƣớt lệ”. Bao nhiêu lần chị lên rẫy là bấy nhiêu lần chị nhớ anh. Và cũng chính vì nhớ anh:
Mà những ngày đấu tranh Bỏ chăn, theo đồng chí...
Mà mùa mƣa anh thấy Lúa ngập cả đồi cao
( Nhớ )
Chị đã biến nỗi nhớ anh thành hành động, thành những việc làm cụ thể, hữu ích. Nếu nhƣ anh đang chắc tay súng chiến đấu ở chiến trƣờng nơi xa để bảo vệ ô tô thì ở quê nhà chị theo đồng chí đấu tranh bảo vệ quê hƣơng. Nhớ anh, chị tích cực tham gia lao động sản xuất, làm ra nhiều lúa, nhiều gạo giúp dân làng không
lo bị đói, để có gạo tiếp tế cho anh, cho bộ đội. Tình yêu, nỗi nhớ chị dành cho anh đã hòa làm một với tình yêu dành cho buôn làng, cho đất nƣớc.
Có thể nói rằng Thanh Hải đã nói lên tâm tình của lớp ngƣời, nhƣng hình ảnh chú ý anh chú ý hơn cả có lẽ là ngƣời phụ nữ. Cũng nhƣ thơ Giang Nam, thơ Thanh Hải làm ngƣời đọc rất mến, rất thƣơng những ngƣời phụ nữ miền Nam tần tảo, chịu thƣơng, chịu khó, nhẫn nại và giàu đức hi sinh. Hình ảnh những ngƣời phụ nữ ấy có ý nghĩa tiêu biểu cho lòng thủy chung của nhân dân miền Nam đồng thời có khả năng giúp nhà thơ thể hiện dễ dàng bản chất, tính cách Việt Nam trong suy nghĩ, trong nhớ thƣơng của con ngƣời. Đọc thơ của Giang Nam, của Thanh Hải viết về những mối tình chồng vợ, tình mẹ con ấy, lòng ta không khỏi rƣng rƣng và ta nhƣ thấy đƣợc trƣớc mắt mình những ngƣời bà con, chị em ruột thịt của chúng ta, và do đó càng thấm thía hơn chân lí Nam- Bắn một nhà: “miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam” nhƣ lời Bác nói. Trong bài thơ “Chợ ta ngày ấy” viết về một cuộc bãi thị, ngƣời phụ nữ trong bài thơ dù mấy năm xa cách vẫn nhớ kiz lời chồng dặn: không buông lỏng chí khí đấu tranh, nếu kẻ thù chia rẽ đất nƣớc, chị cƣơng quyết bỏ chợ:
Đêm qua loa gọi rung trời
Tiếng loa nhƣ tiếng lòng ngƣời miền Nam Nghe chừng trong tiếng loa vang Có gì nhƣ tiếng ngƣời thƣơng dặn dò
Bao giờ khêu ngọn đèn mờ Tỉ tê kể chuyện những giờ đấu tranh
- Chợ ta ngày ấy vắng tanh Em không đi bán theo anh dặn dò
Rõ ràng ta thấy lòng yêu nƣớc, sự hi sinh của những ngƣời mẹ, ngƣời vợ ấy thật lớn lao đồng thời ta cũng thấy đƣợc lòng yêu ghét của họ dứt khoát và ý chí đấu tranh của họ cũng rất kiên cƣờng.
Tiểu kết: Rõ ràng ta thấy lòng yêu nƣớc, sự hi sinh của những con ngƣời
ấy thật lớn lao, vĩ đại đồng thời ta cũng thấy đƣợc lòng yêu ghét của họ dứt khoát và ý chí đấu tranh của họ cũng rất kiên cƣờng.
Chƣơng 3. MỘT SỐ NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG THƠ THANH HẢI
Một trong những lí do khiến thơ Thanh Hải có đƣợc những nội dung sâu sắc, có giá trị truyền cảm đến với ngƣời đọc là nhờ nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật trong thơ độc đáo tạo nên bằng nhiều yếu tố, nhiều giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ…những yếu tố này là yếu tố đóng vai trò làm nền tảng chủ yếu để nhận diện phong cách sáng tạo của nhà thơ. Khi khảo sát toàn bộ thơ Thanh Hải chúng tôi nhận thấy có những yếu tố nổi lên, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên bản sắc, cá tính riêng của nhà thơ. Đó là sự kết hợp của nhiều giọng điệu trong thơ, hệ thống hình tƣợng và ngôn ngữ mang màu sắc riêng biệt.
3.1. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh và biểu tƣợng thơ.
Nếu ngôn từ là chất liệu của sáng tác văn học thì lời thơ, lời văn là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học. Do đó, nhà văn khi sáng tạo nên tác phẩm, bên cạnh việc tạo ra hệ thống nhân vật, hệ thống hình tƣợng, thế giới nghệ thuật… đồng thời sáng tạo hệ thống lời thơ, lời văn. Cho nên, nghiên cứu hệ thống lời thơ hay lời văn của một tác giả có ý nghĩa quan trọng, vì qua đấy có thể chỉ ra đƣợc đặc điểm nghệ thuật riêng và dấu ấn sáng tạo của tác giả.
3.1.1. Hệ thống từ vựng trong thơ Thanh Hải
Trƣớc hết, đọc thơ Thanh Hải, ta thấy Thanh Hải đã sử dụng một hệ thống từ vựng khá phong phú, đa số là các từ thuần Việt kết hợp một cách nhuần nhuyễn với các động từ, tính từ chỉ tình thái. Bản chất từ thuần Việt chứa đựng những sắc thái biểu cảm vừa cụ thể, vừa sinh động. Chính vì việc sử dụng và kết hợp các từ thuần Việt trong thơ, Thanh Hải đã làm cho bài thơ của mình giàu