5. Cấu trúc luận văn
3.1. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh và biểu tƣợng
Nếu ngôn từ là chất liệu của sáng tác văn học thì lời thơ, lời văn là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học. Do đó, nhà văn khi sáng tạo nên tác phẩm, bên cạnh việc tạo ra hệ thống nhân vật, hệ thống hình tƣợng, thế giới nghệ thuật… đồng thời sáng tạo hệ thống lời thơ, lời văn. Cho nên, nghiên cứu hệ thống lời thơ hay lời văn của một tác giả có ý nghĩa quan trọng, vì qua đấy có thể chỉ ra đƣợc đặc điểm nghệ thuật riêng và dấu ấn sáng tạo của tác giả.
3.1.1. Hệ thống từ vựng trong thơ Thanh Hải
Trƣớc hết, đọc thơ Thanh Hải, ta thấy Thanh Hải đã sử dụng một hệ thống từ vựng khá phong phú, đa số là các từ thuần Việt kết hợp một cách nhuần nhuyễn với các động từ, tính từ chỉ tình thái. Bản chất từ thuần Việt chứa đựng những sắc thái biểu cảm vừa cụ thể, vừa sinh động. Chính vì việc sử dụng và kết hợp các từ thuần Việt trong thơ, Thanh Hải đã làm cho bài thơ của mình giàu hình ảnh và trở nên gần gũi hơn. Trong những bài thơ của mình, Thanh Hải sử dụng từ thuần Việt khá linh động và sáng tạo. Nói về màu “xanh”, nhà thơ sử dụng và kết hợp các từ có liên quan: “xanh ngọc bích, xanh thắm, xanh biếc, xanh thẳm, xanh trong, xanh bóng, xanh ngát, xanh xanh, xanh non, xanh mát, xanh lè, xanh lộng lẫy, xanh lồng lộng, xanh yêu thƣơng, xanh hoa trái, xanh lá mới, xanh sắc lá”. Về màu “đỏ” cũng đƣợc Thanh Hải kết hợp một cách độc đáo: “đo đỏ, đỏ nọc, đỏ choé, đỏ chói, đỏ ứ, đỏ ngầu, đỏ loang, đỏ rực, đỏ ửng, đỏ hoe hoe, đỏ hây, đỏ tƣơi, đỏ lửa nung, đỏ báo tin xuân, đỏ mặt ngƣời, đỏ mùa
nƣớc lũ”. Viết về “cƣời” nhà thơ dùng: “cƣời vui rộn rã, cƣời ha hả, cƣời hớn hở, cƣời mỉm mỉm, cƣời nhoẻn, cƣời chúm chím, cƣời thóc mách, cƣời rúc rích, cƣời the thé, cƣời tƣơi rói”. Nói về “mùi thơm” Thanh Hải viết: “thơm nồng nàn, thơm bền bỉ, thơm ngọt, thơm lừng, thơm nức, thơm ngát, thơm thơm, thơm đất mới, thơm vôi vữa, thơm nòng súng”. Tất nhiên không phải lúc nào Thanh Hải cũng sử dụng thành công nhƣ chúng ta mong đợi. Thế nhƣng với sự độc đáo và sáng tạo cùng với sự kết hợp và sử dụng linh hoạt những từ thuần Việt kể trên đã làm cho thơ Thanh Hải giàu hình ảnh hơn, gợi cảm hơn và gần gũi hơn.
Bên cạnh đó biện pháp tu từ ngữ nghĩa với hình thức so sánh đƣợc Thanh Hải sử dụng cũng khá độc đáo và sáng tạo:
Cát long lanh nhƣ ánh mắt đợi chờ Ôi quê hƣơng là đôi mắt ngây thơ
( Ca khúc Cửa Việt ).
Ngoài ra, ta còn bắt gặp rất nhiều hình ảnh so sánh trong các câu: Đoàn ngƣời cuồn cuộn tới
Nhƣ đợt sóng tuôn trào
( Tấm băng vẫn đi đầu )
Từ muôn phƣơng ta lại về đây mãi Nhƣ máu về tim chảy chẳng ngừng
( Vài bài thơ viết ở Mat-xcơ-va )
Kìa anh cƣời đôi mắt long lanh
Nhƣ nƣớc sông Hƣơng trong đôi mắt ấy
( Một đêm với anh giải phóng quân Huế )
Chân ngƣời Là đồng Lòng ngƣời Là sắt
( Huế mùa hè )
Cái nắng tƣơi nhƣ hoa nở mƣời giờ Đến đậu môi em, môi em thành hoa đỏ
Qua những bài thơ trên, có thể thấy rằng, bằng việc sử dụng liên từ “nhƣ” và động từ “là” Thanh Hải đã đƣa ra những hình ảnh so sánh rất mộc mạc, gần gũi và làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm hơn.
Bên cạnh đó bởi thơ “nói bằng hình ảnh” nên trong thơ của mình, Thanh Hải đã dùng nhiều từ ngữ có tính chất gợi tả, gợi cảm và tạo hình: “Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đƣa tay tôi hứng” ( Mùa xuân nho nhỏ ). Trong cuốn “ Lí luận văn học” do giáo sƣ Hà Minh Đức chủ biên đã viết: “ Ngôn ngữ, đó là chất liệu, là phƣơng tiện biển hiện mang tính đặc trƣng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học, bởi vì chính ngôn ngữ chứ không phải là cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tƣ tƣởng, tính cách và cốt truyện. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm” [ 13 tr 148]. Khi bàn về ngôn ngữ M.Gorki cũng đã chỉ ra rằng: “ Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó- cùng với sự kiện, các hiện tƣợng của cuộc sống- là chất liệu của văn học” [ 15 tr 206 ]. Rõ ràng ngôn ngữ là một đặc trƣng, là chất liệu rất quan trọng của văn học.
Nếu nhƣ tác phẩm tự sự là trần thuật các sự kiện, miêu tả các hành vi trong đời sống con ngƣời thì tác phẩm trữ tình chủ yếu là những lời bộc bạch của suy tƣ, cảm xúc, là các cung bậc của tình cảm. Tác phẩm trữ tình nắm bắt thế giới bên trong con ngƣời một cách nghệ thuật và thể hiện ra bằng hình ảnh ngôn từ xúc cảm và rất cá thể. Đó chính là phƣơng tiện để chuyển tải những cảm xúc, những quan niệm của tác giả ấy.
Ngôn ngữ thơ là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, đƣợc sàng lọc kĩ càng, giàu hình ảnh, có nhạc điệu và dồi dào sức biểu hiện. Trong “ Từ điển thuật ngữ văn học”, các tác giả đã chỉ ra rằng: “ngôn ngữ của tác phẩm trữ tình là ngôn ngữ đƣợc tổ chức trên cơ sở nhịp điệu, hết sức cô đọng, hàm súc và đặc biệt gợi cảm” [16 tr 183]. Mỗi nhà thơ đều có cách lựa chọn từ ngữ, tổ chức hệ thống ngôn ngữ của riêng mình để tạo nên phong cách và một tiếng nói riêng. Trong khuân khổ luận văn này, chúng tôi không thể nhận xét một cach đầy đủ cách vận dụng ngôn ngữ thơ của Thanh Hải trong thơ, chỉ xin giới hạn ở những phƣơng
diện nổi bật thể hiện rõ nét cái tôi trong thơ. Đó là việc sử dụng ngôn ngữ mang màu sắc địa phƣơng tự nhiên, giản dị.
3.1.2. Ngôn ngữ thơ mang màu sắc địa phương
Các nhà thơ khi cầm bút để sáng tác đều rất chú ý làm sao cho ngôn ngữ có khả năng diễn tả trung thành, chính xác nhất những tình cảm, những trạng thái tâm hồn tinh vi nhất của mình. Có thể nói nhà thơ phản ánh cuộc sống, tâm tƣ tình cảm nhờ vào hệ thống từ ngữ đã đƣợc chọn lọc, mang bản sắc riêng. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Huế yêu thƣơng với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, Thanh Hải đã sớm đƣợc học hỏi, tiếp thu những giá trị văn hóa quý báu. Một trong những nét văn hóa mà ông đƣợc tiếp xúc một cách trực tiếp, gần gũi nhất đó là ngôn ngữ thơ mang đậm màu sắc địa phƣơng của quê hƣơng ông. Phƣơng ngữ Huế và từ địa danh có mặt trong thơ Thanh Hải với tần xuất khá nhiều. Đây cũng là một hình thức sử dụng các phƣơng tiện tu từ tiếng Việt nhằm tạo sắc thái biểu cảm trong thơ. Dùng phƣơng ngữ Huế không phải vốn từ của nhà thơ nghèo nàn, cũng không phải dùng cho có vần, có điệu, cái chính là nhà thơ muốn đem những từ ngữ vẫn dùng trong đời sống hàng ngày của nhân dân nơi nhà thơ đã đi qua vào thơ mình. Đồng thời nhà thơ gợi nhớ lại mảnh đất địa phƣơng mà mình đã từng chôn nhau cắt rốn. Chỉ cần nghe những từ “mô, ni, nớ, ảnh, đụt, trộ,…” là chúng ta sẽ liên tƣởng đến xứ Huế, đến mảnh đất miền Trung. Hơn nữa, những từ “mô, ni, nớ, ảnh, đụt, trộ,…” ấy kết hợp với chất giọng Huế ngọt ngào, với chất giọng miền Trung sâu lắng đã khiến bao ngƣời yêu quý, say mê. Dùng những từ địa phƣơng, một mặt Thanh Hải giúp ngƣời đọc gần gũi với ngôn ngữ của nhiều miền quê trên đất nƣớc, một mặt thể hiện đƣợc tình yêu của mình dành cho quê hƣơng, đất nƣớc. Chúng ta cảm động biết bao trƣớc những tình cảm của bà má Thừa Thiên:
Bên kia những bụi cùng bờ
Không tơi không nón đụt nhờ vào đâu Con chờ qua trộ mƣa rào
Má sẽ cập bến đò vào, con lên.
Nếu nhƣ những từ địa phƣơng đƣợc Thanh Hải sử dụng để nói lên tình cảm của mình với những mảnh đất ông từng đi qua, với xứ Huế quê hƣơng, giúp ngƣời đọc gần gũi hơn với ngôn ngữ của nhiều vùng quê trên đất nƣớc thì những từ chỉ địa danh và tên các nhân vật anh hùng, nhân vật lịch sử lại giúp Thanh Hải nói lên tình yêu và niềm tự hào với đất nƣớc, với con ngƣời Việt Nam:
Huế đã đứng lên giữa hai miền yêu mến
Cho con tàu Long Biên vƣợt Bạch Hổ đến Hậu Giang Cho những cây vú sữa tự phƣơng Nam
Qua An Cựu để ra xanh vƣờn Bác
( Huế nổi dậy rồi ).
Đồng Hới, Đèo Ngang, Thanh Tân, Mỹ Xá Những vì sao sáng góc trời đông
( Gửi Quảng Bình ).
Các địa danh khác cũng đƣợc Thanh Hải đƣa vào thơ qua các bài: Một đêm với anh giải phóng quân Huế, O du kích Triệu Phong, Chùm thơ viết ở Quảng Trị, Tình ca viết bên bờ sông Hƣơng, Lăng Cô,… với những địa danh: Triệu Phong, Quảng Trị, Triệu Hoà, An Cựu, Phú Bài, Trƣờng Bia, Long Thọ, Trƣờng Sơn, Thừa Phủ, Lăng Cô,… đƣợc Thanh Hải dùng để nói lên tình yêu, niềm tự hào của mình với quê hƣơng, đất nƣớc
Ngoài ra ta còn thấy trong thơ ông sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày bình dị, mộc mạc của ngƣời dân nơi đây. Chỉ có ngƣời dân nơi đây mới sử dụng tiếng “O” một cách bình dị, mộc mạc, chân tình nhƣ thế. “O” ở đây không chỉ đơn thuần là cách goi, cách xƣng hô giữa hai ngƣời bình thƣờng với nhau mà đó còn là lời gọi của những ngƣời đƣợc sinh ra cùng một mảng đất, cùng tắm trong cùng một dòng văn hóa chung của quê hƣơng.
Nhờ cách dùng những lớp từ ngữ mang đậm màu sắc địa phƣơng ấy mà thơ Thanh Hải có một vẻ đẹp giản dị, trong sáng và có cá tính riêng. Cách lựa chọn ấy vừa thể hiện cái tôi của tác giả nhƣng đồng thời cũng biểu hiện một tinh thần dân tộc, một tình yêu quê hƣơng sâu nặng trong lòng nhà thơ.
3.1.3. Hệ thống từ láy và các biện pháp tu từ trong thơ Thanh Hải.
Không chỉ dùng từ địa phƣơng, Thanh Hải còn sử dụng rất nhiều từ láy trong thơ của mình. Có thể nói số lƣợng từ láy trong thơ Thanh Hải rất phong phú và đa dạng. Thanh Hải sử dụng cả những từ láy hoàn toàn và những từ láy bộ phận trong rất nhiều bài thơ. Có những bài thơ nhà thơ sử dụng những từ láy hoàn toàn:
Em đi giữa đồng lúa Đồng lúa biếc xanh xanh.
( Vượt tuyến ).
Ngoài ra ta còn bắt gặp rất nhiều từ láy trong những bài thơ khác của Thanh Hải:
Con đò lơ lửng lửng lơ
Trời mƣa ƣớt cả thân già, má ơi!
( Sang đò đêm mưa )
Nắng biếc chao mình giỡn sóng xanh Gió thổi,buồm căng trắng bập bềnh
( Nhìn sông Vit-Tuyn )
Hoa khế rừng tím nhạt Từng chùm nhỏ lung linh
( Tình của rừng )
Dƣới gốc dƣơng những hạt cát long lanh Rơi xuống sổ tay ngƣời bí thƣ chi bộ
( Ca khúc Cửa Việt )…
Có thể nói từ láy hiện diện trong hầu hết những bài thơ của Thanh Hải làm cho bài thơ trở nên duyên dáng, câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm hơn.
Một điểm nổi bật nữa trong thơ Thanh Hải là ta còn thấy biện pháp tu từ ẩn dụ đƣợc sử dụng linh hoạt. Ẩn dụ chuyển từ nghĩa đen sang nghĩa bóng, từ nghĩa trực tiếp sang nghĩa gián tiếp, trên cơ sở tính tƣợng trƣng những dấu hiệu giống nhau về một mặt nào đó của ký hiệu thẩm mỹ giữa đối tƣợng và hiện tƣợng theo sự liên quan tƣơng ứng giữa hai nghĩa với ý thức một sự việc so sánh đƣợc hiểu ngầm. Biện pháp ẩn dụ đƣợc sử dụng trong thơ Thanh Hải cũng vậy:
Anh lấy phong lan che mái lán Cây ngụy trang bỗng nở hoa hồng Ai hiểu vì sao ta đánh thắng
Trong gian nan đẹp một tâm hồn
( Ngụy trang ).
Vậy bằng những hình ảnh ẩn dụ, Thanh Hải đã nói lên niềm tin yêu cách mạng của mình nói riêng và của nhân dân Thừa Thiên, nhân dân miền Nam nói chung. Cây ngụy trang nở hoa hồng hay tâm hồn đẹp đẽ của những ngƣời chiến sĩ cách mạng, hoa hồng đỏ hay chính là tấm lòng kiên trung theo cách mạng của ngƣời cán bộ, màu sen trắng, hƣơng sen thơm hay cũng chính là tâm hồn của ngƣời dân xứ Huế anh hùng,…
Biện pháp tu từ Điệp ngữ cũng đƣợc Thanh Hải sử dụng khá nhiều. Điệp ngữ gồm những yếu tố lặp lại các từ, cụm từ, câu hay cả đoạn (điệp khúc) mang ý nghĩa: một mặt là nhấn mạnh, tăng tiến lời thơ. Mặt khác tạo ấn tƣợng, cảm giác mạnh cho ngƣời đọc. Thanh Hải dùng điệp ngữ ở đầu các câu thơ trong rất nhiều bài thơ:
Một tà áo con gái
Một mặt nƣớc sông Hƣơng Một mái chèo đêm sƣơng Một cành thông rủ bóng.
( Hát về Huế yêu thương )
Rõ ràng, những từ, những cụm từ đƣợc lặp đi, lặp lại trong những đoạn thơ trên đã góp phần làm nhấn mạnh, tăng tiến lời thơ, khiến cho câu thơ càng lúc càng đầy thêm lên. Mặt khác, những điệp ngữ ấy đã tạo ấn tƣợng, cảm giác mạnh cho ngƣời đọc. Ngƣời đọc có cảm giác bị ngạt khi tiếp nhận những ý cứ tăng dần, tăng dần. Hơn nữa, những từ, cụm từ đƣợc lặp đi, lặp lại còn có tác dụng chuyển tải những cảm xúc của tác giả. Ta có cảm giác nhƣ có gì đó thôi thúc, dồn dập trong lòng tác giả, khiến cho những câu thơ cứ dào dạt tuôn ra nhƣ những điều “ngẫu nhiên” từ trong tâm tác giả.
Với những phƣơng tiện, biện pháp nghệ thuật kể trên, Thanh Hải đã làm cho những bài thơ của mình gần gũi hơn với bạn đọc, tăng tính thẩm mỹ, gợi hình, gợi ảnh cho những bài thơ của mình.