Những hình ảnh tiêu biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ thanh hải (Trang 52)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Hình tƣợng trong thơ Thanh Hải

2.2.2. Những hình ảnh tiêu biểu

Để nhận thức và phản ánh cuộc sống, văn học đã sử dụng hình thức đặc thù đó là hình ảnh hoặc bằng hình tƣợng. Giáo sƣ Hà Minh Đức cho rằng : „Một trong những hình thức phổ biến nhất mà các nhà thơ thƣờng vận dụng là sự chọn lọc những hình ảnh cụ thể để nói lên cảm xúc. Hình ảnh ở đây vừa là một đơn vị của một nội dung có ý nghĩa thẩm mĩ khách quan, vừa là nhân tố để biểu hiện came xúc‟ [11 tr 145].

Trong „Suy nghĩ và bình luận‟, nhà thơ Chế Lan Viên đã phát biểu : „Thơ phải có hình ảnh, có ngƣời đã nói : Triết học nghĩ bằng ý nghĩ, tiểu thuyết nghĩ bằng nhân vật, thơ nghĩ bằng hình ảnh‟ [ 25 tr 74].

Trong thơ Thanh Hải, thế giới hình ảnh rất phong phú và đa dạng. Nhƣng nổi bật nhất đó là hình ảnh ngƣời lính trung kiên, hình ảnh những ngƣời mẹ, hình ảnh những ngƣời vợ đêm đêm „vƣợt tuyến‟ ra thăm chồng ở chiến tuyến, hình ảnh những cô du kích, những em bé giao liên dũng cảm...nó đƣợc lặp đi lặp lại nhƣ một kí hiệu thẩm mĩ in đậm dấu ấn phong cách riêng của tác giả. Việc sử dụng hợp lí những hình ảnh đó đã tăng giá trị gợi cảm, thẩm mĩ cho các tác phẩm của ông.

2.2.2.1. Hình ảnh những người chiến sĩ trung kiên

Có thể nói hình ảnh ngƣời lính trong chiến tranh là hình ảnh tập trung nhất, rõ nét nhất của con ngƣời Việt Nam trong chiến đấu. Chính vì thế hình tƣợng ngƣời lính là một trong những hình tƣợng trung tâm, là nhân vật số một trong văn học và nghệ thuật những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Từ hình ảnh anh vệ quốc quân trong kháng chiến chống Pháp đến anh giải phóng quân trong chiến tranh chống Mĩ đều là những con ngƣời chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng, tƣợng trƣng cho cách mạng quật khởi của dân tộc Việt Nam trong thế kì XX này.

Trong thơ ca kháng chiến chống Mĩ đã có nhiều nhà thơ thể hiện tấm lòng yêu quý, trân trọng, ca ngợi những ngƣời lính đƣợc thể hiện một cách sinh động trong các tác phẩm của mình nhƣ „Ngọn đèn đứng gác‟, „Đƣờng ra mặt trận‟ của Chính Hữu, „Trƣờng Sơn Đông, Trƣờng Sơn Tây‟, „Bài thơ về tiểu đội

xe không kính‟ của Phạm Tiến Duật, „Năm anh em trên một chiếc xe tăng‟ của Hữu Thỉnh...Cũng nhƣ các thế hệ các nhà thơ cùng thời, Thanh Hải viết về hình ảnh ngƣời lính trong chiến tranh với một tình cảm yêu thƣơng, kính trọng. Và những ngƣời lính ấy đã trở thành những hình ảnh đẹp, tái hiện một thời oanh liệt, vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến thần thánh.

Trong thơ Thanh Hải, hình ảnh những ngƣời chiến sĩ trung kiên là hình ảnh gây xúc động đầu tiên. Thanh Hải viết về những con ngƣời ấy với một tình cảm trân trọng, yêu mến, xót xa. Đọc thơ ông ta thấy họ là những hình ảnh đẹp nhất, cho nên đã có ngƣời gọi thơ ông là thơ viết về những đồng chí trung kiên :

Những đồng chí ta ơi Len qua mình lô- cốt Những đồng chí ta ơi Run mình trong cơn sốt

( Những đồng chí trung kiên )

Đặc biệt ngƣời chiến sĩ ấy đƣợc ông miêu tả cụ thể, sống động và rất quả cảm. Trong bài thơ „A Vầu không chết‟, chúng ta thấy một thanh niên dân tộc Pa- hi chăm chỉ, tốt bụng, hiền lành, chỉ biết làm lúa, làm chim báo cho dân làng biết có giặc lên. Bị giặc hành hạ, tra tấn đến chết nhƣng A Vầu vẫn không khai, không phản đồng bào. A Vầu có thể chịu đƣợc những hình thức tra tấn dã man của kẻ thù. A Vầu là hiện thân của một ngƣời chiến sĩ trung kiên, một ngƣời con yêu làng xóm, quê hƣơng. Hành động trung kiên ấy của Vầu đã khơi dậy và động viên toàn dân Pa- hi đánh giặc. Chính vì vậy mà cho dù Vầu chết đi rồi vẫn còn hàng trăm, hàng nghìn A Vầu khác đứng lên bảo vệ buôn làng:

A Vầu, Vầu ơi ! ……… Da thịt đỏ ngầu Vầu sống răng nổi Nhƣng Vầu, Vầu ơi

Vầu vẫn không nói Vầu vẫn không khai

Vầu nhớ cái chòi Nghĩ thƣơng cái rẫy Nghĩ thƣơng lũ làng Vầu không sợ chết Lắc đầu: “không biết

( A Vầu không chết ).

Trong bài thơ “Mồ anh hoa nở”, ta lại bắt gặp trên mộ ngƣời chiến sĩ cộng sản là hình ảnh:

Hoa hồng nở và nở Hƣơng thơm bay và bay

Đây là một hình ảnh tƣợng trƣng nhƣ chính phẩm chất cách mạng cao quí của những ngƣời chiến sĩ cách mạng trung kiên ấy. Anh ra đi nhƣng tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, niềm tin tƣởng vào cách mạng, vào Bác Hồ đã nở hoa, đã tỏa hƣơng trên mộ anh. Màu đỏ, hƣơng thơm của hoa sẽ khơi dậy lòng căm thù và ý chí chiến đấu trong quần chúng, còn đối với kẻ thù thì hình ảnh đó là nỗi khiếp sợ:

Lũ chúng nó qua đây Mắt diều không dám ngó

( Mồ anh hoa nở )

Và rồi lòng chúng ta lại bỗng rƣng rƣng xúc động nghẹ ngào khi nghe bài thơ “Tiếng hát ru rên nghĩa trang” về cuộc đời của ngƣời lính trẻ. Các anh đã hi sinh trên đƣờng hành quân ra mặt trận. Nơi những ngƣời chiến sĩ ấy ngã xuống bây giờ xóm làng đã đông vui, nhƣng khi nghĩ đến các anh ngƣời dân không khỏi xót thƣơng:

Hát rằng: nơi anh ngã Giờ này nhà máy lên cao

Khói vƣơn chiều êm ả Thuyền ăn hàng lao xao

( Tiếng hát ru trên nghĩa trang )

Hay đó còn là những ngƣời lính kiên trung quyết ở lại quê hƣơng để chiến đấu với địch. Bị địch vây càn, thôn làng ngập trắng, không thể ở hầm,

không thể ở nƣớc, những ngƣời chiến sĩ cách mạng ấy vẫn phải bám trụ với đất, với dân.

Nƣớc bốn bề tràn ngập Tội giặc lại chồng chất Những đồng chí ta ơi Những thôn nghèo chơi vơi

Nƣớc tràn lên tận mái Nƣớc về làng sâu hoáy

Hầm lút tan hết rồi

( Hành khúc những người ở lại )

Mọi tình huống căng thẳng lại vẫn diễn ra trong gấp gáp của mạch thơ- mạch thơ năm chữ gợi lại những vần thơ về Quảng Trị gian khổ trong những năm tháng chống Pháp năm xƣa của nhà thơ Vĩnh Mai :

Giặc trên không đổ xuống Giặc dƣới nƣớc đùn lên

Giặc vây chặt bốn bên Giặc đen dầy bổ lƣới...

Dồn theo diễn biến tự nhiên của sự việc và dƣờng nhƣ không có sự gọt giũa, bài thơ vẫn có một „điệu‟ riêng, một tiếng nói bên trong của nó. một tiếng nói đƣợc quy định bởi chính hiện thực một vùng đất : chiến trƣờng Trị Thiên đất hẹp, biển rừng nối lƣng nhau, ngƣời cách mạng không thể đi đâu, chỉ có thể bám trụ lại, quần nhau với địch mà sống và do vậy khái niệm đất đai quê hƣơng càng thiêng liêng, thiết cốt nhƣ „núm ruột‟- một chữ „núm‟, từ của Vĩnh Mai :

Quyết ôm chặt xóm làng Nhƣ ấp ƣu núm ruột đến Thanh Hải :

Cán bộ không rời xóm Níu lấy núm quê hƣơng

để gợi một nét riêng, theo nhận xét của nhà thơ Hải Triều, về mảnh đất Bình Trị Thiên, trong dải hẹp miền Trung, có khác với nhiều nơi.

Đó còn là anh liệt sĩ làng Dƣơng. Thanh Hải giới thiệu anh khi anh vừa xuất hiện:

Có ngƣời trai nho nhỏ Đứng lên dƣới bóng cờ

Thật là hiền hòa và khiêm tốn! Tuyệt nhiên không một chút hiên ngang của cái đám gọi bằng “ngƣời hùng” của “thế giới tự do”. Từ khi anh xuất hiện, dân làng liên tiếp đứng dậy đấu tranh. Giặc bắt anh, giặc tra tấn. Vô ích. Cuối cùng chúng đốt lửa bắt anh tự thiêu. Chúng bảo:

Đứng vào lửa đừng kêu Cộng sản mày xƣơng sắt

Cộng sản mày da đồng Đứng mau, đứng vào lửa!

Và đến đây, bọn giặc cũng buộc phải thừa nhận cái gan dạ phi thƣờng của ngƣời chiến sĩ cộng sản. Anh chiến sĩ cộng sản của chúng ta vẫn bình tĩnh nhƣ không:

Thản nhiên anh không sợ Anh bƣớc chân vào lửa Miệng anh vẫn tƣơi cƣời.

Anh chỉ muốn nhắn lại một lời để gạt đi mọi thứ thần thánh hóa của con ngƣời Việt Nam và nói rõ lí tƣởng của đời anh:

Miệng anh vẫn một lời Cộng sản cũng là ngƣời Cộng sản không da đồng Cộng sản không xƣơng sắt…

( Núi vẫn nhớ người vẫn thương )

Muốn chiến thắng đƣợc quân địch, nhất định phải hi sinh. Hi sinh tính mạng đã đành, ngƣời dân Việt Nam còn phải hi sinh cả những hạnh phúc riêng tƣ vì cuộc chiến tranh. Rất nhiều ngƣời đã phải hi sinh tình ái, hi sinh cuộc sống êm đềm trong gia đình và ngƣời chiến sĩ cách mạng cũng vậy. Có nhiều chiến sĩ cách mạng bị kết án tù đày dài hạn đành viết thƣ về nhà khuyên vợ đi lấy chồng. Và có biết bao nhiêu đôi vợ chồng chƣa biết đến bao giờ mới gặp lại đƣợc nhau vì chiến tranh. Kẻ Bắc, ngƣời Nam mà phải xa nhau đã đành nhƣng có khi ở

cùng một nơi cũng chịu cảnh chia li nhƣ vậy. Xa nhau chờ nhau là chuyện thƣờng trong thời chiến chinh nhƣng cũng có những ngƣời vợ không chờ đợi đƣợc khi có chồng vào bộ đội. Thanh Hải đã đƣa ra một trƣờng hợp nhƣ thế trong bài thơ “Sao không đợi?”:

“Em đi ngày hôm ấy Mẹ có nói gì không? ………. Em ơi sao không đợi?

Rồi ngày mai anh về Gặp nhau- nhìn nghẹn nói

Chào nhau biết gọi gì?

( Sao không đợi? )

Trong hoàn cảnh ấy, ngƣời chiến sĩ cách mạng không còn hậu phƣơng vững chắc, anh hi sinh cả hạnh phúc riêng tƣ của mình nhƣng vẫn một lòng bám chặt chiến tuyến, quyết tâm dành độc lập cho nƣớc nhà.

Thanh Hải không viết nhiều, không kể nhiều, chỉ có ít bài thơ về ngƣời chiến sĩ thôi nhƣng ẩn trong đó là lòng ca ngợi, khâm phục. Những ngƣời chiến sĩ ấy là những gƣơng mặt trung kiên mà cuộc sống hôm nay, con ngƣời hôm nay phải biết ơn, yêu thƣơng và quí trọng. Đọc những câu thơ ấy, ta không chỉ cảm nhận đƣợc không khí đánh Mĩ của dân tộc Việt Nam trong những năm tháng đất nƣớc không bình yên mà còn thấy đƣợc sự hi sinh vô cùng lớn lao của những ngƣời chiến sĩ đang ngày đêm quần nhau với địch để bảo vệ từng tấc đất của quê hƣơng, xứ sở. Hình ảnh các anh đã trở thành những hình ảnh đẹp nhất, anh hùng nhất của con ngƣời chiến đấu. Nhà thơ nhắc đến họ với tình yêu thƣơng, xen lẫn lòng kính trọng.

2.2.2.2. Hình ảnh Hồ Chí Minh.

Thanh Hải viết bài thơ đầu tiên về Bác Hồ là năm 1956, lúc ấy nhà thơ đã 26 tuổi. Thế mà đọc thơ ông, ta thấy chân thật, gần gũi biết bao. Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong thơ anh thật đẹp, Bác nhƣ một tiên ông :

Đêm nay trên bến Ô Lâu

Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ Nhớ hình Bác giữa bóng cờ Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu

Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn

( Cháu nhớ Bác Hồ )

Nhà thơ đã kể lại rằng, trong một chuyến ra thăm miền Bắc anh có đọc bài thơ này cho Bác nghe, đến câu „Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn‟, anh xúc động bèn dừng giữa chừng. Thấy đƣợc sự xúc động, hạnh phúc của anh Bác bèn ôm lấy anh, vừa hôn vừa nói : „Đây, hôm nay Bác hôn thật đấy‟. Và đó là một kỉ niệm đẹp đẽ mà ông không bao giờ quên đƣợc trong cuộc đời mình.

Hình ảnh Bác Hồ và đồng bào miền Nam dành cho Bác còn đƣợc nhà thơ Thanh Hải thể hiện rất thành công. Em bé trong thơ Thanh Hải cũng nhƣ những em bé trên mọi miền Tổ quốc đều có những giấc mơ đẹp nhƣ thế :

Đêm đêm cháu lại nằm mơ

Ngày vui thống nhất Bác vào miền Nam Cổng chào dựng chật đƣờng quan Bác đến đình làng Bác đứng trên cao

Bác cƣời thân mật biết bao Bác dặn đồng bào cặn kẽ từng câu

Ung dung Bác vuốt chòm râu Bác xoa đầu cháu Bác âu yếm cƣời

( Cháu nhớ Bác Hồ )

Đây là bài thơ đƣợc Thanh Hải viết vào đêm trung thu năm 1956. Ngày ấn định cho hiệp thƣơng Tổng tuyển cử đã đi qua rồi mà nƣớc nhà vẫn chƣa thống nhất. Nỗi nhớ nhung, mong ƣớc đƣợc Bác vào thăm miền Nam của em bé hay cũng chính là nỗi nhớ nhung, mong ƣớc của nhà thơ, của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu. Bằng những lời thơ hết sức giản dị, gần gũi, thân thƣơng, Thanh Hải đã nói lên thật xúc động mà sâu sắc tình cảm của nhân dân miền Nam với Bác Hồ.

Nỗi nhớ thƣơng của nhà thơ cũng là nỗi nhớ thƣơng của đồng bào, đồng chí ở miền Nam. Bác Hồ chƣa có dịp vào thăm miền Nam thì Bác mất (1969).

Nhà thơ lại cùng đồng bào làm thơ nhớ Bác. Tác giả đã khái quát những tình cảm sâu nặng đó trong bài thơ „Cả miền Nam thƣơng nhớ Bác‟- 1969

Bác ơi, chúng con đang đi đánh giặc Không đƣợc về dâng Bác một bông hoa Phút thiêng liêng đứng ngoảnh mặt nhìn ra

Lại thấy Bác gần hơn bao giờ hết

( Cả miền Nam thương nhớ Bác Hồ ) 2.2.2.3. Hình ảnh nhân dân

Rộng hơn, và không thể thiếu đƣợc, bên cạnh những ngƣời cán bộ nằm vùng, những ngƣời chiến sĩ trung kiên là hình ảnh nhân dân chân chất, nghĩa tình. Họ cũng là những tấm lòng son, nhƣ là hai vế bổ sung và tô đậm cho nhau trong thơ Thanh Hải. Trƣớc hết là hình ảnh ngƣời mẹ.

Trong thơ văn Việt Nam, khi nói đến hình ảnh ngƣời mẹ ngƣời ta thƣờng nghĩ đến một biểu tƣợng thiêng liêng của tình mẫu tử. Ngƣời mẹ đƣợc xem là những gì thân thuộc, gần gũi nhất trong cuộc đời của những đứa con. Ngƣời mẹ hiện lên trong văn chƣơng nghệ thuật với vô vàn những phẩm chất tốt đẹp, giàu đức hi sinh, nhẫn nại, thƣơng con, một lòng vì dân vì nƣớc. Đã có rất nhiều những nhà thơ đã mang hình ảnh ngƣời mẹ vào trong tác phẩm của mình để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với ngƣời mẹ đã sinh thành ra mình hoặc chỉ là một ngƣời mẹ đã gặp trên đƣờng chiến đấu. Trong thơ Tố Hữu ta bắt gặp hình ảnh mẹ Tơm, mẹ Suốt vừa thƣơng bộ đội vừa tham gia kháng chiến, trở thành biểu tƣợng của ngƣời mẹ Việt Nam anh hùng. Rồi trong thơ Nguyễn Duy, Dƣơng Hƣơng Ly, hình ảnh ngƣời mẹ cũng trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết.

Trong thơ Thanh Hải, hình ảnh ngƣời mẹ đối với ông bao giờ cũng lam lũ, vất vả, hi sinh hết mình cho con, cho cách mạng mà không hề nghĩ đến quyền lợi riêng cho mình. Mẹ không những giữ vai trò của ngƣời hậu phƣơng cùng nhân dân lao động sản xuất, đùm bọc, che chở, nuôi dấu cán bộ mà mẹ còn trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đấu. Và ngƣời mẹ ấy trong thơ Thanh Hải cũng nhƣ tất cả những ngƣời mẹ Việt Nam đều mang trong lòng tình yêu quê hƣơng

sâu sắc, đậm đà. Quê hƣơng là nơi mẹ đã gắn bó cả cuộc đời với bao lỗi lo toan, vất vả, nhọc nhằn, với bao hạnh phúc, cay đắng của cả đời:

Cần giữ đất mẹ hóa thành khẩu súng Xe địch vào, tay trắng cũng xông ra

( Ca khúc cửa Việt )

Hình ảnh ngƣời mẹ yêu nƣớc đƣợc ví với “khẩu súng” là một hình ảnh vừa độc đáo, mới lạ vừa sâu nặng. Mẹ sẵn sàng làm tất cả để giữ lấy quê hƣơng mình. Tình yêu quê hƣơng của mẹ thật đáng trân trọng và đáng ngợi ca biết bao.

Rồi khi giặc càn trên quê hƣơng, giết chồng mẹ thì mối nợ nƣớc thù nhà luôn canh cánh trong tim của mẹ. Mẹ đã thức từng đêm vót chông để đợi ngày trả thù quân xâm lƣợc:

Mẹ vót chông giữa những đêm sao Trả thù chồng đếm từng đầu giặc

( Cây chông tre )

Cuộc hành trình đi tìm tự do thật kì lại, bởi cuộc đọ sức giữa ta và địch không cân sức. Do đó ta phải huy động tất cả những gì có thể có đƣợc để kháng chiến đến cùng. Nhà thơ Dƣơng Hƣơng Ly đã từng viết:

Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc

Nhà thơ Thanh Hải cũng có cách nhìn sâu sắc của mình về chiến tranh và sự hi sinh thầm lặng của mẹ:

Cứ đào sâu, cứ đào sâu Dù trời xanh có nhỏ lại trên đầu Dù cuộc sống thiếu từng giờ ánh sáng Giặc cƣớp mặt, ta đào đất sâu làm cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật thơ thanh hải (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)