5. Cấu trúc luận văn
2.2. Hình tƣợng trong thơ Thanh Hải
2.2.1.2. Cái tôi công dân trong chiến tranh
Nhƣ chúng ta đã biết, cái tôi trữ tình là sự thể hiện bản chất cá nhân trong sự cảm thụ trữ tình đối với đời sống. Nhiều nhà nghiên cứu, lí luận đã chỉ ra rằng: Cái tôi trữ tình là sự chiêm nghiệm cảm xúc đời sống của một cá nhân con ngƣời. Con ngƣời ấy với tƣ cách là một thi sĩ, nhìn và cảm nhận thế giới hiện thực, tạo ra một thế giới trữ tình thông qua ngôn ngữ và các hình thức nghệ thuật thơ. Cái tôi trữ tình trở thành hệ quy chiếu thẩm mĩ đặc biệt mang tính chủ quan, chuyển đổi hiện thực khách thể thành hiện thực của chủ thể, mang đậm dấu ấn cá nhân nhƣ một hiện tƣợng độc đáo, duy nhất, không lặp lại.
Trong nền thơ Việt Nam, những nhà thơ lớn đều có một cái tôi trữ tình giàu có. Đại thi hào Nguyễn Du rất trữ tình và cũng rất hiện thực, vừa giàu tiếng nói yêu thƣơng, vừa nhiều sức tố cáo, vừa từng trải hiểu đời lại vừa trẻ trung tƣơi mới. Rồi đến Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu,...cũng đã để lại một cái tôi trữ tình đậm nét trong thơ ca. Sau này đến Tố Hữu, nhà thơ, nhà cách mạng lớn của Việt Nam đã thể hiện một cái tôi trữ tình bao giờ cũng chân thực, đằm thắm, nhiều khi cả với những cái non tơ, trong sáng của cuộc đời:
Tiếng ai cƣời vậy trong lành A con chim hót rung cành dâu tơ Cho đến những tình cảm lớn lao của dân tộc:
Ôi miền Nam, vì sao mỗi lúc Mây chiều xa bay gục cánh chim Đêm khuya một tiếng bầu tiếng trúc
Và cái tôi trữ tình của Tố Hữu khác với cái tôi trữ tình của Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông khác với Huy Cận, Xuân Diệu khác với Nguyễn Đình Thi. Chính những cái khác nhau ấy của cái tôi trữ tình đã góp phần quyết định tạo nên những tiếng nói thơ khác nhau, tạo dấu ấn riêng cho từng phong cách trữ tình.
Một cái tôi trữ tình phong phú vẫn đƣợc xem nhƣ một hòn đá nam châm nhạy bén luôn biết hút về phía mình sự giàu có của cuộc đời, là một viên kim cƣơng nhiều mặt, mỗi mặt đều lấp lánh nhƣ một thứ ánh sáng khác nhau. “ Một cái tôi trữ tình phong phú cũng là một cái tôi luôn biết hồi sinh, chín lại trên mỗi chặng đƣờng. Quá trình phát triển của đời sống thơ ca luôn có hiện tƣợng tắt đi và hồi sinh của nhiều tiếng nói thơ ca…có những tiếng nói thơ tắt đi giữa quá trình sáng tác và không bao giờ hồi sinh lại nữa. Đấy là khi nguồn mạch bên trong đã khô cặn hẳn. Có những tiếng thơ trở nên xa cũ hoặc bị tắt đi trong một thời gian nào đó, nhƣng sức sống bên trong của tâm hồn thơ vẫn còn âm ỉ, và đến lúc nào đó với sự tác động mạnh mẽ của bên ngoài, tâm hồn thơ lại hồi sinh, chín lại trong thực tế mới” ( 10 tr 112). Ở những nhà thơ cách mạng do luôn có ý thức rèn luyện mình, nâng cao phẩm chất đạo đức và sự trong sáng của tâm hồn, luôn hòa mình trong thực tế đấu tranh cách mạng, lấy sự phong phú của đời sống làm nguồn tiếp sức và động viên thƣờng xuyên. Các nhà thơ cách mạng luôn đứng trong những sự kiện lớn lao của đất nƣớc với tƣ thế dân tộc, thời đại, giai cấp. Các nhà thơ hiện diện trong trách nhiệm với cuộc đời hiện tại và niềm tin vào tƣơng lai. Vị trí chủ yếu của con ngƣời trữ tình là vị trí của cái tôi xã hội, cái tôi công dân nên mang một sinh khí mới mẻ, mạnh mẽ và kiêu hãnh. Đây là giai đoạn các nhà thơ tuyên bố rời bỏ cái tôi cá nhân để cái riêng hòa lẫn cái chung. Đó chính là những nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với quá trình sáng tạo thơ ca. Nhà thơ, đời thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình là một khối thống nhất chi phối và hỗ trợ cho nhau phát triển.
Trong khói lửa chiến tranh của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc, mỗi nhà thơ đều có sự cảm nhận và thể hiện khác nhau theo cá tính, phong cách riêng biệt của mình. Cung với Nguyễn Duy, Nguyễn Mỹ, Bằng Việt, Lê anh
Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Giang Nam, Hữu Thỉnh…nhà thơ Thanh Hải cũng góp phần nhỏ bé của mình để tạo nên một diện mạo thơ chống Mĩ, làm nên một kiểu cái tôi trữ tình riêng- cái tôi thế hệ đóng vai trò chủ thể. Đó là cái tôi của tuổi trẻ, cái tôi của ngƣời lính thể hiện cách nhìn, cách cảm riêng của một lứa tuổi trẻ gánh trên vai thử thách nặng nề nhất của cuộc chiến tranh, với những gian lao, thử thách mà họ nếm trải đến tận cùng máu thịt. Bằng cách ấy nhà thơ Thanh Hải đã khám phá và phát hiện ra thế hệ mình đồng thời hƣớng ra khám phá và phát hiện nhân dân.
Cũng giống nhƣ các nhà thơ cùng thời trong phong trào thơ chống Mĩ nói chung, nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện rất rõ trong thơ mình một cái tôi trữ tình mang trong mình một trách nhiệm công dân cao cả, với ý thức lớn lao của thế hệ trẻ trong chiến tranh. Cái tôi ở đây hòa mình với cái ta và luôn nhận trách nhiệm của mình, của thế hệ trong dòng chảy của đất nƣớc. Vì thế cái tôi trữ tình ở đây là tinh thần nhập cuộc, là sự tự ý thức ra vai trò trách nhiệm của mình, của thế hệ mình trong cuộc chiến lớn lao của dân tộc. Rõ ràng cái tôi trữ tình ở đây là cái tôi nhận ra vị trí của mình đối với lịch sử của dân tộc. Đông thời cũng nhận ra nhiệm vụ của cả thế hệ trẻ- niềm hi vọng lớn lao của Tổ quốc khi đất nƣớc có chiến tranh. Cùng với những nhà thơ trẻ chống Mĩ lúc bấy giờ, trong thơ Thanh Hải cái tôi riêng bị lu mờ trƣớc những vẫn đề chung của đất nƣớc, mang ý nghĩa vận mệnh chung của cả cộng đồng. Cái tôi trữ tình ở đây gắn liền với ý thức hệ trong chiến tranh, nó tạo nên những nhân vật trữ tình mang đậm tính chất cao cả, những hình ảnh, nhân vật và Tổ quốc có sức khái quát cao. Chính điều đó đã tạo nên một mô típ quen thuộc: tình yêu đẹp là tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc; hi sinh vì Tổ quốc là cao cả nhất và mang tính vĩnh hằng; cuộc sống của con ngƣời có ý nghĩa nhất khi hòa mình vào dòng thác nhân dân; đƣờng ra mặt trận là con đƣờng vui nhất và đẹp nhất…Thanh Hải nhận thức rõ là không chỉ riêng ông mà cả thế hệ của ông, những con ngƣời có tri thức, có lòng yêu nƣớc đều chung chí hƣớng vì cuộc đấu tranh của dân tộc. vì thế cái tôi trữ tình trong thơ ông là đại diện cho cái tôi trữ tình của cả thế hệ, cái tôi mang tầm vóc và ý nghĩa thời đại.
Trong thực tế, thơ chống Mĩ cũng có những bài thơ bộc lộ mãnh liệt cái tôi trữ tình riêng, nhất là những bài thơ tình yêu. Những bài thơ tình của Xuân Diệu, Tế Hanh, Xuân Quỳnh,…nhƣ muốn khẳng định cái riêng của những con ngƣời giàu bản lĩnh, muốn định cá tính, phong cách riêng biệt của mình. Tuy nhiên, đó không phải là xu hƣớng chính của nền thơ chống Mĩ.
2.2.1.3. Cái tôi trữ tình trong cuộc sống hòa bình.
Trong cuộc sống có chiến tranh, vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nhất là vận mệnh, là sự sống còn của dân tộc. Nhƣng khi chiến tranh kết thúc, những cái nóng bỏng, sôi sục trong thời chiến tạm gác lại, lui về để nhƣờng chỗ cho một thứ cảm xúc mới. Đó là cảm xúc hân hoan, vui sƣớng khi đất nƣớc đƣợc hòa bình. Với nhà thơ Thanh Hải, đó là những khát khao đƣợc dâng hiến cho đời, cho Tổ quốc, cho quê hƣơng xứ sở. Vì thế bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đƣợc ông viết lên với tất cả những rung động mãnh liệt nhất trƣớc mùa xuân, cuộc đời của chính nhà thơ và một sắc xuân tƣơi dịu hƣơng sắc xứ Huế. Mở đầu bài thơ, với động từ “mọc” đứng ở đầu câu thơ đã khiến cho cả cảnh xuân nhƣ muốn vƣơn dậy. Đất trời chớm xuân bừng lên nét thanh bình, tƣơi tắn và trong trẻo vô ngần. Vút lên trong không gian thanh bình ấy là một tiếng chim chiền chiện tƣơi vui, náo nức. Tiếng chim nhƣ hơi thở, nhƣ sức sống của mùa xuân- những âm thanh trong trẻo ấy đã làm xao xuyến trái tim nhà thơ dù lúc đó ông đang nằm trên giƣờng bệnh:
Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Trải dài theo mạch cảm xúc của tác giả, những dòng sông, những bông hoa, tiếng chim hót hay cả những con ngƣời đã hội tụ lại thành một đất nƣớc đang hồi sinh:
Đất nƣớc bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nƣớc nhƣ vì sao Cứ đi lến phía trƣớc.
Bốn nghìn năm lịch sử ấy của dân tộc Việt Nam là những chuối ngày đau thƣơng, mất mát, anh hùng và kiên cƣờng, vƣợt lên trên sự khổ nhục tột cùng là ngời sáng những tấm lòng vĩ đại, sắc son, thủy chung với dân với nƣớc. Nhà thơ dƣờng nhƣ đã quên đi sự đau đớn của căn bệnh hiểm nghèo để sáng lên một bản lĩnh của tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một tâm nguyện dâng hiến và hi sinh cao cả:
Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến
Lời thơ kín đáo nhƣng có một sức vang vọng lớn, mãnh liệt. Ƣớc nguyện của nhà thơ lúc này không còn là cái “tôi” cá nhân mà là cái “ta” rộng lớn, của con ngƣời xứ Huế, của cả dân tộc Việt Nam.
Ở những câu thơ cuối, ta thấy một giọng thơ trầm lắng trong ngẫm nghĩ song vẫn cháy bỏng nhiệt huyết, khát vọng:
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mƣơi Dù là khi tóc bạc
Nhƣ một con ong chăm chỉ dâng mật ngọt cho đời, nhà thơ chăm chỉ, lặng thầm đi giữa cuộc đời chắp nhặt những gì tinh túy nhất để viết lên một „Mùa xuân nho nhỏ‟ trọn vẹn, nguyên sơ. Thi sĩ hòa lòng mình vào mùa xuân tƣơi đẹp của đất trời, dân tộc mà lắng nghe, ngắm nhìn cuộc sống hằng ngày bằng cả tâm hồn trong sáng, cao đẹp, thanh khiết của ngƣời nghệ sĩ.
Yêu cuộc sống, khao khát đƣợc sống với những gì cao đẹp nhất của cuộc đời thế nhƣng nhà thơ đã phải gác lại những ƣớc mơ nhỏ bé, những khát khao cháy bỏng ấy vì căn bệnh hiểm nghèo- bệnh xơ gan giai đoạn cuối. Và đi suốt hành trình thơ của Thanh Hải, dƣờng nhƣ ta thấy ở ông cái tôi trữ tình đƣợc hòa nhập làm một với cái ta, cái tôi của thế hệ. Trong thơ ông ta thấy ông viết về mình rất ít bởi tất cả những cảm xúc ấy ông đã dâng trọn cho dân tộc, cho cách mạng Việt Nam.
2.2.2. Những hình ảnh tiêu biểu trong thơ Thanh Hải
Để nhận thức và phản ánh cuộc sống, văn học đã sử dụng hình thức đặc thù đó là hình ảnh hoặc bằng hình tƣợng. Giáo sƣ Hà Minh Đức cho rằng : „Một trong những hình thức phổ biến nhất mà các nhà thơ thƣờng vận dụng là sự chọn lọc những hình ảnh cụ thể để nói lên cảm xúc. Hình ảnh ở đây vừa là một đơn vị của một nội dung có ý nghĩa thẩm mĩ khách quan, vừa là nhân tố để biểu hiện came xúc‟ [11 tr 145].
Trong „Suy nghĩ và bình luận‟, nhà thơ Chế Lan Viên đã phát biểu : „Thơ phải có hình ảnh, có ngƣời đã nói : Triết học nghĩ bằng ý nghĩ, tiểu thuyết nghĩ bằng nhân vật, thơ nghĩ bằng hình ảnh‟ [ 25 tr 74].
Trong thơ Thanh Hải, thế giới hình ảnh rất phong phú và đa dạng. Nhƣng nổi bật nhất đó là hình ảnh ngƣời lính trung kiên, hình ảnh những ngƣời mẹ, hình ảnh những ngƣời vợ đêm đêm „vƣợt tuyến‟ ra thăm chồng ở chiến tuyến, hình ảnh những cô du kích, những em bé giao liên dũng cảm...nó đƣợc lặp đi lặp lại nhƣ một kí hiệu thẩm mĩ in đậm dấu ấn phong cách riêng của tác giả. Việc sử dụng hợp lí những hình ảnh đó đã tăng giá trị gợi cảm, thẩm mĩ cho các tác phẩm của ông.
2.2.2.1. Hình ảnh những người chiến sĩ trung kiên
Có thể nói hình ảnh ngƣời lính trong chiến tranh là hình ảnh tập trung nhất, rõ nét nhất của con ngƣời Việt Nam trong chiến đấu. Chính vì thế hình tƣợng ngƣời lính là một trong những hình tƣợng trung tâm, là nhân vật số một trong văn học và nghệ thuật những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Từ hình ảnh anh vệ quốc quân trong kháng chiến chống Pháp đến anh giải phóng quân trong chiến tranh chống Mĩ đều là những con ngƣời chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng, tƣợng trƣng cho cách mạng quật khởi của dân tộc Việt Nam trong thế kì XX này.
Trong thơ ca kháng chiến chống Mĩ đã có nhiều nhà thơ thể hiện tấm lòng yêu quý, trân trọng, ca ngợi những ngƣời lính đƣợc thể hiện một cách sinh động trong các tác phẩm của mình nhƣ „Ngọn đèn đứng gác‟, „Đƣờng ra mặt trận‟ của Chính Hữu, „Trƣờng Sơn Đông, Trƣờng Sơn Tây‟, „Bài thơ về tiểu đội
xe không kính‟ của Phạm Tiến Duật, „Năm anh em trên một chiếc xe tăng‟ của Hữu Thỉnh...Cũng nhƣ các thế hệ các nhà thơ cùng thời, Thanh Hải viết về hình ảnh ngƣời lính trong chiến tranh với một tình cảm yêu thƣơng, kính trọng. Và những ngƣời lính ấy đã trở thành những hình ảnh đẹp, tái hiện một thời oanh liệt, vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến thần thánh.
Trong thơ Thanh Hải, hình ảnh những ngƣời chiến sĩ trung kiên là hình ảnh gây xúc động đầu tiên. Thanh Hải viết về những con ngƣời ấy với một tình cảm trân trọng, yêu mến, xót xa. Đọc thơ ông ta thấy họ là những hình ảnh đẹp nhất, cho nên đã có ngƣời gọi thơ ông là thơ viết về những đồng chí trung kiên :
Những đồng chí ta ơi Len qua mình lô- cốt Những đồng chí ta ơi Run mình trong cơn sốt
( Những đồng chí trung kiên )
Đặc biệt ngƣời chiến sĩ ấy đƣợc ông miêu tả cụ thể, sống động và rất quả cảm. Trong bài thơ „A Vầu không chết‟, chúng ta thấy một thanh niên dân tộc Pa- hi chăm chỉ, tốt bụng, hiền lành, chỉ biết làm lúa, làm chim báo cho dân làng biết có giặc lên. Bị giặc hành hạ, tra tấn đến chết nhƣng A Vầu vẫn không khai, không phản đồng bào. A Vầu có thể chịu đƣợc những hình thức tra tấn dã man của kẻ thù. A Vầu là hiện thân của một ngƣời chiến sĩ trung kiên, một ngƣời con yêu làng xóm, quê hƣơng. Hành động trung kiên ấy của Vầu đã khơi dậy và động viên toàn dân Pa- hi đánh giặc. Chính vì vậy mà cho dù Vầu chết đi rồi vẫn còn hàng trăm, hàng nghìn A Vầu khác đứng lên bảo vệ buôn làng:
A Vầu, Vầu ơi ! ……… Da thịt đỏ ngầu Vầu sống răng nổi Nhƣng Vầu, Vầu ơi
Vầu vẫn không nói Vầu vẫn không khai
Vầu nhớ cái chòi Nghĩ thƣơng cái rẫy Nghĩ thƣơng lũ làng Vầu không sợ chết Lắc đầu: “không biết
( A Vầu không chết ).
Trong bài thơ “Mồ anh hoa nở”, ta lại bắt gặp trên mộ ngƣời chiến sĩ cộng sản là hình ảnh:
Hoa hồng nở và nở Hƣơng thơm bay và bay
Đây là một hình ảnh tƣợng trƣng nhƣ chính phẩm chất cách mạng cao quí của những ngƣời chiến sĩ cách mạng trung kiên ấy. Anh ra đi nhƣng tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, niềm tin tƣởng vào cách mạng, vào Bác Hồ đã nở hoa, đã tỏa hƣơng trên mộ anh. Màu đỏ, hƣơng thơm của hoa sẽ khơi dậy lòng căm thù và ý chí chiến đấu trong quần chúng, còn đối với kẻ thù thì hình ảnh đó là nỗi khiếp sợ:
Lũ chúng nó qua đây Mắt diều không dám ngó
( Mồ anh hoa nở )
Và rồi lòng chúng ta lại bỗng rƣng rƣng xúc động nghẹ ngào khi nghe