THIẾU MÁU DINH DƯỠNG

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ NHU CẦU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG docx (Trang 29 - 30)

I. ĐẠI CƯƠNG

Theo tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xãy ra khi hàm lượng Hemoglobin trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu bất kể vì lý do gì.

Hàm lượng Hemoglobin (Hb) bình thường thay đổi theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý, độ cao so với mặt biển và ít khác nhau theo chủng tộc nên TCYTTG đã đề nghị coi là thiếu máu do thiếu sắt khi hàm lượng Hb ở dưới các ngưỡng sau đây:

Ngưỡng Hemoglobin chỉđịnh thiếu máu theo tổ chức Y tế thế giới Nhĩm tuổi Ngưỡng Hemoglobin (g/100ml) Trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi 11 Trẻ em từ 6 tuổi đến 14 tuổi 12 Nam trưởng thành 13 Nữ trưởng thành 12 Nữ cĩ thai 11 II. TỶ LỆ MẮC BỆNH

Dựa theo các giới hạn “ngưỡng” đề nghị ở trên và số liệu nhiều cuộc điều tra, Tổ chức y tế thế giới ước tính cĩ 30% dân số thế giới bị thiếu máu và cĩ khoảng 700 - 800 triệu người bị thiếu máu nặng. Thiếu máu hay gặp ở các nước đang phát triển (36%) so với các nước phát triển (8%). Tỉ lệ thiếu máu cao nhất ở châu Phi, nam Á rồi đến châu Mỹ La tinh cịn các vùng khác thấp hơn. Thiếu máu hay gặp nhất ở phụ nữ cĩ thai (51%) rồi đến trẻ em (43%) học sinh (37%) cịn ở nam giới trưởng thành thấp hơn cả (18%)

Thiếu máu chỉ là giai đoạn cuối của một quá trình thiếu sắt tương đối dài với nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe và số người bị thiếu sắt nhưng chưa bộc lộ thiếu máu cịn cao hơn nhiều số người bị thiếu máu thật sự.

Các điều tra dịch tễ học ở nước ta bước đầu cho thấy: tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ cĩ thai ở Hà nội là 41% ( 3 tháng cuối là 49%) cịn ở một số vùng nơng thơn là 49% ( 3 tháng cuối là 59%). Tỉ lệ thiếu máu ở trẻ em trước tuổi đi học vào khoảng 40 - 50 %

Như vậy thiếu máu dinh dưỡng đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng của bà mẹ và trẻ em nước ta.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ NHU CẦU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG docx (Trang 29 - 30)