Các lý thuyết tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông (qua nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông thường tín (Trang 30 - 34)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.2 Các lý thuyết tiếp cận

1.1.2.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng

Cho đến nay, thuyết cấu trúc chức vẫn có thể được coi là một trong những học thuyết lớn nhất trong xã hội học. Nó được khơi nguồn từ cuối thế kỷ XIX, thịnh hành trong suốt thế kỷ XX và có ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ xã hội học hiện đại. Đại diện của thuyết chức năng là: Auguste Comte, Herbert Spencer, Emile Durkheim, Talcott Parsons…

Lý thuyết này nhìn xã hội như một hệ thống hồn chỉnh các quan hệ qua lại giữa các bộ phận, mỗi bộ phận có thể liên quan tới bộ phận khác. Trong đó, mỗi bộ phận đều phải thực hiện một chức năng riêng, tuy nhiên đều hướng đến việc thực hiện chức năng chung của cả hệ thống.

Để giải thích sự tồn tại và vận hành của xã hội cần phân tích cấu trúc - chức năng của nó tức là chỉ ra các thành phần cấu thành (cấu trúc) và các cơ chế hoạt động (chức năng) của chúng.

- Mọi cấu trúc về mặt văn hóa – xã hội đã được chuẩn hóa đều có những chức năng phù hợp.

- Lý thuyết chức năng hướng vào giải quyết vấn đề bản chất của cấu trúc xã hội và hệ quả của cấu trúc xã hội.

Lý thuyết cấu trúc - chức năng cho thấy những hành vi cá nhân luôn nằm trong cấu trúc nhất định, mặc dù các cá nhân ln có sự lựa chọn những ứng xử trong một tình huống cụ thể. Những sự lựa chọn của họ được cơ cấu hố thành mơ hình hoặc được bỏ qua bởi xã hội. Lý thuyết cấu trúc chức năng đề cập tới toàn bộ những vấn đề xã hội, cơ cấu xã hội, tương tác xã hội, sự kiện xã hội… và mỗi một bộ phận đều đảm nhận những chức năng khác nhau và có mối liên giữa các bộ phận đó trong việc thực hiện những mục đích chung. Cách tiếp cận cấu trúc chức năng coi gia đình là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của xã hội, thực hiện những chức năng cơ bản và then chốt đối với xã hội, đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình và góp phần ổn định xã hội. Cách tiếp cận cấu trúc - chức năng nhấn mạnh sự ổn định và hài hịa của gia đình. Và chính sự ổn định của gia đình góp phần vào sự ổn định và phát triển của xã hội. Vì thế những mâu thuẫn, xung đột, ly hôn là điều không đáng mong muốn trong cuộc sống gia đình. Đến lượt mình, cơ cấu xã hội của một xã hội tạo ra bối cảnh chung về văn hóa và tổ chức, và bối cảnh này ảnh hưởng đến đời sống gia đình.

Lý thuyết này giải thích gia đình hoạt động như thế nào, gia đình liên quan với xã hội bên ngoài và với các thành viên ra sao. Cách tiếp cận cấu trúc chức năng nghiên cứu gia đình trên hai bình diện: Quan hệ giữa gia đình và xã hội; Các mối quan hệ bên trong gia đình. Hai bình diện nghiên cứu này tương ứng với hai hướng nghiên cứu: nghiên cứu gia đình như một thiết chế xã hội và nghiên cứu gia đình như một nhóm xã hội đặc thù. Nghiên cứu gia đình như một thiết chế xã hội là chú ý đến mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa gia đình với các thiết chế xã hội khác như nhà nước, kinh tế, tôn giáo, giáo dục… Khi nghiên cứu gia đình như một nhóm xã hội đặc thù, người ta nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa các cá nhân trong đời sống gia đình như quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ - con cái, những mối quan hệ tiền hơn nhân, địa vị, vai trị

của các thành viên gia đình… Theo hướng tiếp cận này, gia đình là một nhóm thân tình hay cịn gọi là nhóm sơ cấp. Trong đó, tồn bộ hành vi cá nhân, tính cách con người và các sắc thái tình cảm được bộc lộ rõ ràng. Các thành viên gia đình gắn bó với nhau về tình cảm, trách nhiệm và quyền lợi. Quan điểm cấu trúc chức năng coi gia đình là một đơn vị trung gian giữa cá nhân và xã hội. Gia đình đáp ứng những nhu cầu phát triển của cá nhân cả về thể chất và tinh thần. Gia đình và nơi thực hiện các chức năng thiết yếu cho cả cá nhân và xã hội (Mai Huy Bích, 2010). Ở Việt Nam, gia đình thực hiện các chức năng cơ bản như: Chức năng sinh đẻ, tái sản xuất con người; Chức năng kinh tế; Chức năng xã hội hóa và chức năng tâm lý – tình cảm [48]. Chức năng tâm lý – tình cảm của gia đình làm thỏa mãn các nhu cầu về đời sống tinh thần của các thành viên. Con người có thể tìm thấy sự đùm bọc, giúp đỡ, sẻ chia khi gặp khó khăn, trắc trở ở gia đình. Bởi vậy, những người được sống cùng gia đình bao giờ cũng sung sướng và hạnh phúc hơn những người phải sống cô đơn. Tình cảm gia đình tạo cho mỗi cá nhân sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trở ngại và vươn tới những thành công trong cuộc sống. Sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý – tình cảm của các thành viên gia đình được thể hiện chủ yếu thông qua các mối quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa các thế hệ như ông bà – cháu chắt, cha mẹ - con cái, anh/chị - em [48].

Tuy nhiên, dưới tác động của công nghiệp hóa, cấu trúc gia đình thay đổi và chức năng của gia đình bị thu hẹp lại. Một số chức năng của gia đình trong xã hội tiền cơng nghiệp hóa được chuyển sang cho các tổ chức xã hội khác đảm nhận. Mặc dù vậy, gia đình vẫn thực hiện những chức năng cơ bản không tổ chức xã hội nào có thể thay thế được. Một trong những chức năng cơ bản không thể thay thế được của gia đình là ổn định nhân cách người lớn. Gia đình là nơi con người có thể nghỉ ngơi, thư giãn, thoát khỏi những áp lực của thế giới bên ngồi và cảm thấy thoải mái. Gia đình đem lại mơi trường ấm cúng, tình u và sự tin tưởng, nơi con người cá nhân tự do hành động theo cách của mình. [48].

Dựa trên lý thuyết này có thể thấy rằng, gia đình là một hệ thống bao gồm các đơn vị cấu thành, cụ thể là các thành viên trong gia đình. Học sinh THPT là một

thành viên và có mối quan hệ với những thành viên khác trong gia đình như ơng, bà, cha, mẹ, anh, chị em. Mỗi thành viên trong gia đình đảm nhận những chức năng nhất định hướng đến thực hiện những chức năng chung của hệ thống gia đình. Nghiên cứu này quan tâm đến việc thực hiện chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý tình cảm của gia đình đối với học sinh THPT, với tư cách là một thành viên trong gia đình.

1.1.2.1 Lý thuyết về sự gắn bó xã hội

Theo lý thuyết kiểm sốt xã hội của Travis Hirschi, có bốn mối ràng buộc xã hội làm đẩy mạnh sự xã hội hóa và sự tuân thủ của cá nhân: Sự gắn bó, sự cam kết, sự dấn thân và niềm tin. Theo Hirschi, những đứa trẻ càng gắn bó với cha mẹ càng có ít các hành vi lệch lạc. Khi người lớn có những ứng xử đẹp, những hành vi phù hợp với chuẩn mực thì các thế hệ sau sẽ có những cách cư xử và hành vi tương ứng. Những yếu tố mang tính thường xuyên cần được xem xét: Thời gian cha mẹ dành cho con trẻ; Sự thân mật trong truyền thông giữa cha mẹ và con cái: Tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Từ sâu thẳm trong tâm hồn mỗi đứa trẻ cần một người ln quan tâm mình, hỏi han và lắng nghe những lời mình nói. Chúng có thể bày tỏ những điều khơng thể tự mình giải quyết được, lúc bế tắc thật sự mong muốn và chờ đợi nhiều ở người lớn. Nếu người lớn thờ ơ hoặc không định hướng được thì chúng sẽ tìm đến các phương tiện khác mà những phương tiện này có nguy cơ lệch lạc để đạt được mục đích. Một sự thực hiện nay là càng ngày mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái càng có khoảng cách. Mọi người trong gia đình bận rộn hơn, làm việc và học tập cả ngày, chỉ có thời gian buổi tối sum họp. Nhiều bậc phụ huynh không coi trọng việc gần gũi, lắng nghe tâm sự, chia sẻ từ con cái. Gia đình là mơi trường xã hội hóa đầu đời cho sự hình thành nhân cách một con người, kế đến mới là nhà trường và xã hội. Nhiều bậc cha mẹ bù đắp vào việc cung cấp đầy đủ vật chất cho con, đáp ứng các nhu cầu về vật chất, cho tiền con tiêu xài. Nhưng bận đến nỗi không biết hơm nay con đi đâu, làm việc gì, chơi với ai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông (qua nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông thường tín (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)