Vai trò của gia đình đối với những tình cảm liên quan đến việc học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông (qua nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông thường tín (Trang 46 - 64)

Chương 2 : VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TÌNH CẢM

2.3. Vai trò của gia đình đối với tình cảm liên quan việc học tập của học sinh Trung

2.3.2. Vai trò của gia đình đối với những tình cảm liên quan đến việc học tập

Việc bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ con cái học hành có tác động khuyến khích tinh thần và sự cố gắng của các em. Hơn thế nữa, các bậc phụ huynh sẽ hiểu biết hơn về những khó khăn trong học tập mà các em phải đối mặt. Từ đó, có thể gần gũi và chia sẻ những cảm xúc vui, buồn do hoạt động học tập mang lại cho con cái mình. Ngồi sự quan tâm, cách bố mẹ ứng xử với kết quả học tập của con cũng có ảnh hưởng lớn đến tinh thần và tình cảm của các em. Mặc dù, việc động viên, khích lệ con khi có kết quả học tập tốt là hành động đơn giản nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng nhận thức được tầm quan trọng đối với tinh thần của các em. Nó khơng chỉ là sự thừa nhận những nỗ lực, cố gắng mà còn tạo động lực để các em tiếp tục hướng tới những thành tích cao hơn.

33 47.5 26.3 34 0.7 Tỏ ra tự hào

Khen ngợi bằng lời Thưởng quà, tiền Khơng làm gì cả Khác

Biểu 2.1: Ứng xử của cha mẹ khi con đạt kết quả học tập tốt (%)

Khi đạt kết quả học tập tốt, học sinh THPT đã được động viên bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, đa số được bố mẹ khen ngợi bằng lời (47,5%), tỏ ra tự hào (chiếm 33%), được thưởng quà, tiền (chiếm 26,3%). Việc khen thưởng khi con cái đạt kết quả học tập tốt thể hiện sự quan tâm của cha mẹ, động viên các em tiếp tục phấn đấu. Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ khá cao – 34% học sinh THPT không nhận được sự động viên, khích lệ nào. Điều này khiến các em cảm thấy bố mẹ không quan tâm, để ý gì đến mình. Do đó, dễ rơi vào cảm giác tự ti, mặc cảm và không muốn phấn đấu nữa.(Số liệu xem biểu 2.1)

“Có lần em được 9 mơn Tốn, là cái môn em học dốt nhất trong các

môn ấy, về khoe với bố nhưng bố đang bận việc gì ấy, bố chẳng để ý, bố bảo

em thế à, rồi lại làm tiếp. Thế là em chẳng nói thêm gì nữa. Vừa chán vừa cụt hứng. Lần sau chắc em chả khoe nữa”. (Nữ, lớp 11, trường THPT Yên Hòa)

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa yếu tố mức sống gia đình với hình thức cha mẹ khen thưởng, động viên. Tỷ lệ cha mẹ thưởng quà ở những hộ gia đình giàu cao gấp gần 2 lần so với hộ gia đình có mức sống trung bình. Trong khi đó, hình thức khen ngợi con bằng lời nói phổ biến hơn ở hộ gia đình nghèo và trung bình. (Số liệu xem bảng 2.4)

Bảng 2.4: Hình thức khen ngợi khi con đạt kết quả học tập tốt theo mức sống hộ gia đình (đơn vị: %) Mức sống Hình thức khen ngợi Giàu Khá Trung bình Nghèo 1. Tỏ ra tự hào 20,0 30,2 38,6 9,1

2. Khen ngợi bằng lời 20,0 36,4 50,9 51,2

3. Thưởng quà, tiền 33,3 20,9 18,2 0,0

4. Khơng làm gì cả 60,0 32,6 24,6 72,7

Trái ngược với những thành tích học tốt, kết quả học không tốt là điều không mong muốn của cả bố mẹ và con cái. Bất cứ học sinh nào cũng đều mơ ước đạt điểm số cao, do đó, khi bị điểm kém sẽ có tâm trạng khơng vui, chán nản. Vậy bố mẹ các em có phản ứng như thế nào khi kỳ vọng con học tốt nhưng không đạt được? Kết quả khảo sát chỉ ra, phần lớn cha mẹ có phản ứng khá tích cực khi biết con mình khơng có kết quả học tập tốt. Có 32,1% thường xuyên và 60,8% thỉnh thoảng an ủi, động viên con. Tiếp đến là mức độ phản ứng nhẹ như trách cứ (thường xuyên: 12,8%, thỉnh thoảng: 59,4%), những ứng xử mang tính bạo lực như chửi mắng, đánh đập chiếm tỷ lệ thấp hơn, cụ thể: chửi mắng (thường xuyên: 7,8%, thỉnh thoảng: 37,1%), đánh đập (thường xuyên: 0%, thỉnh thoảng: 7,9%). Có thể thấy, việc sử dụng các hình thức bạo lực đối với con cái chưa thấy được hiệu quả tích cực nhưng đã làm tổn thương tình cảm, tạo khoảng cách giữa học sinh THPT và cha mẹ cũng như tăng thêm gánh nặng, áp lực về việc học hành đối với các em. Thậm chí, nhiều trường hợp các em bị ức chế, chuyển sang chống đối bố mẹ. Việc áp dụng biện pháp bạo lực của một bộ phận cha mẹ thể hiện sự thiếu kỹ năng giáo dục con một cách hiệu quả. Về phương diện pháp lý, những cha mẹ này còn vi phạm quyền trẻ em.

“Bạn của em cứ bị điểm kém là bị bố mẹ chửi mắng không tiếc lời. Nhà

nó bố mẹ làm to nên sợ mất mặt mà. Nó khổ lắm, ban đầu sợ cịn cố gắng học. Sau này đâm ra lì lầm, bất chấp, học ngày càng kém hơn...” (Nữ, lớp 11, trường THPT n Hịa)

Ngồi ra, nhiều bậc phụ huynh sử dụng hình thức trừng phạt như khơng cho đi chơi, không cho tiền tiêu vặt, tịch thu điện thoại... để răn đe con mình học tốt hơn. Có 5,6% thường xuyên và 45,1% thỉnh thoảng phản ứng theo cách này khi con học không tốt.

“Khi điểm học kỳ của em thấp, mẹ em rất tức giận. Mẹ em cho rằng em

bị điểm kém là do em ham chơi game. Mẹ bảo là từ nay cấm em được đi chơi

với bạn cũng không được cho tiền. Em ức chế lắm nhưng giải thích mẹ khơng

nghe.” (Nam, lớp 12, trường THPT Thường Tín)

Trong 3 khối lớp, học sinh lớp 12 nhận được phản ứng tích cực nhất từ cha mẹ khi đạt kết quả học không tốt. Tỷ lệ các em được an ủi động viên cao nhất (40,5%) và tỷ lệ bị các hình thức như mắng chửi, đánh đập và trừng phạt thấp nhất (các tỷ lệ tương ứng là 0%, 6% và 4,9%). Có lẽ lớp 12 là khoảng thời gian cuối cùng có ý nghĩa quyết định cả một quá trình học đã qua và sự nghiệp trước mắt, các bậc phụ huynh muốn sử dụng hình thức an ủi, động viên hơn các hình thức khác để khơng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý con cái mình. (Số liệu xem biểu 2.2) 36.2 8.6 5.9 10.1 6.1 21.5 17.8 15.9 6.5 5.8 40.5 11.6 0 6 4.9 0 10 20 30 40 50 An ủi, động viên Trách cứ Mắng chửi Đánh đập Trừng phạt Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10

Biểu 2.2. Phản ứng của bố mẹ khi học sinh THPT không đạt kết quả học tập tốt theo khối lớp (%)

Theo khu vực sinh sống, nhiều học sinh ở vùng nông thôn thường xuyên nhận được sự an ủi, động viên của bố mẹ hơn các em ở thành thị khi kết quả học tập kém (44,6% so với 19,6%). Bên cạnh đó, một số phản ứng mang tính

hơn ở nơng thơn. Cụ thể, chửi mắng: thành thị (9,3%), nông thôn (6,2%); trừng phạt: thành thị (5,8%), nơng thơn (5,5%).

Có thể thấy, học sinh ở cấp THPT đang phải đối mặt với nhiều áp lực trong học tập nhất so với các cấp học còn lại. Mặc dù, các cấp tiểu học, trung học cơ sở (THCS) có vai trị xây dựng nền tảng về kiến thức, kỹ năng... nhưng cấp trung học phổ thông lại mang tính chất quyết định đối với nghề nghiệp và tương lai của các em học sinh sau này. Vì thế, các em phải chịu khơng ít áp lực từ các kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học. Những stress, lo lắng này không được giải tỏa sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày và hoạt động học tập của các em. Vậy gia đình học sinh THPT đã đóng vai trị như thế nào để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực này? 24.3 42.7 16.7 16.5 5.5 8 Bố Mẹ Anh/em trai Chị/em gái Ông/bà Người khác

Biểu 2.3: Đối tượng học sinh THPT thường tâm sự khi lo lắng về học tập (đơn vị: %)

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, trong các thành viên của gia đình, học sinh THPT thường tâm sự chia sẻ những khó khăn liên quan đến việc học hành với người mẹ, chiếm tỷ lệ cao nhất – 42,7%. Người bố giữ vị trí thứ 2 với tư cách là nơi để con cái trút bầu tâm sự khi gặp những lo lắng trong học tập (24,3%). Số liệu trên một lần nữa phản ánh sự quan tâm của các bậc phụ huynh trong mẫu khảo sát đối với việc học tập của con. Họ không chỉ tạo điều kiện vật chất để con học tập tốt mà cịn quan tâm đến những khó khăn về tâm lý mà con gặp phải trong học tập.

“Em thường tâm sự với mẹ em vì mẹ ln lo lắng và quan tâm em nhất

nhà. Như chị biết đấy, học hành bây giờ nặng nề và mệt mỏi kinh khủng. Nếu

không chia sẻ được với ai chắc là chết mất. Đấy là mẹ em cịn khơng đặt áp lực cho em đấy. Mẹ chỉ an ủi và động viên em thôi... ” (Nữ, lớp 11, trường THPT

Yên Hòa).

Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Ánh Hồng (2012) tại thành phố Hồ Chí Minh về mức độ hiểu biết và quan tâm của cha mẹ đối với học sinh THPT. Trong các khó khăn mà con gặp phải, số cha mẹ hiểu những khó khăn con đang gặp phải trong học tập chiếm tỷ lệ cao nhất - 48,7% [14]. Ngược lại, tỷ lệ học sinh THPT tâm sự với ông bà về những lo lắng trong học tập chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,5%). Sự khác biệt thế hệ đã khiến cho các em ít tâm sự, chuyện trị với người cao tuổi. Người cao tuổi thường nói chuyện ngày xưa, những điều khác xa với cuộc sống bây giờ, thường lấy quan niệm ngày xưa để dạy dỗ cháu chắt mà khơng quan tâm cháu mình cần gì, muốn gì. Chính sự chênh nhau giữa nhu cầu nói, nhu cầu chia sẻ giữa người cao tuổi và các cháu ảnh hưởng đến mức độ tâm sự của các em đối với thế hệ ông bà.

“Tôi chả mấy khi gặp cháu cả dù nó ở cùng nhà đấy. Nhưng mà đi học

suốt. Học gì mà lắm thế. Học trên lớp, học thêm, tối về nhà ăn cơm một tí lại học. Thời gian đâu mà nói chuyện với nó. Mà nói cũng khơng hợp nữa rồi.

Ngày nó bé cịn chăm bẵm, thủ thỉ. Bây giờ nó lớn rồi thì đi chơi với bạn nó.

Có góp ý cái gì nó lại bảo bà già rồi, ngày xưa khác, bây giờ khác. Nó chẳng thèm nghe đâu. Chẳng hơi đâu nó tâm sự với mình” (Nữ, 63 tuổi, bà nội của học sinh lớp 12)

Ngoài ra, hoạt động học tập của thế hệ học sinh ngày nay có rất nhiều khía cạnh khác biệt với thế hệ ơng bà ngày xưa. Do đó, nếu các em có chia sẻ, tâm sự thì ơng bà cũng khơng hiểu được.

“Ngày xưa, bà em có phải học hành áp lực và vất vả như bây giờ đâu. Có nói bà cũng chẳng hiểu được. Bà em cứ thấy em ngồi xem ti vi hay chơi

game lại hỏi thế cháu không học à, rồi lại đuổi đi học. Bà có biết là em học ở

Có sự khác biệt giữa học sinh nam và nữ trong việc chọn đối tượng tâm sự khi gặp khó khăn về học tập. Mẹ là người được các em trò chuyện nhiều nhất nhưng tỷ lệ các em gái tìm đến mẹ nhiều hơn các em trai (48,4% so với 35,7%). Tuy nhiên, các học sinh nữ lại khơng trị chuyện với bố nhiều bằng các bạn nam (16,3% so với 33,9%). Đối với những người cùng thế hệ như anh, chị, em, học sinh THPT dường như dễ tìm được tiếng nói đồng cảm với người cùng giới hơn. Cụ thể, các học sinh nam thường tâm sự nhiều hơn với anh hoặc em trai, ngược lại, học sinh nữ có xu hướng giãi bày với chị, em gái.

33.9 16.3 35.7 48.4 23.2 11.5 8.6 22.2 7.9 3.7 0 10 20 30 40 50 Bố MAnh/em trai

Chị/em gái Ông/bà

Nam Nữ

Biểu 2.4. Đối tượng tâm sự việc học tập của học sinh THPT theo giới tính (%)

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, khi gặp khó khăn trong học tập, học sinh THPT sống ở khu vực thành thị thích chia sẻ với bố mẹ hơn những người thân khác trong gia đình. Điều đáng lưu ý, tỷ lệ học sinh ở địa bàn thành thị tâm sự với bố về việc học hành gấp 2,7 lần học sinh ở nơng thơn. Việc học sinh nơng thơn ít chia sẻ với bố mẹ về việc học tập hơn thành thị có thể do trình độ của bố mẹ ở nơng thơn cịn hạn chế nên không thể tranh luận với con về những điều họ không nắm rõ. Ngược lại, các em ở nơng thơn có xu hướng nói chuyện về học tập với anh em trai hay chị em gái nhiều hơn ở thành thị. (Số liệu xem biểu 2.5)

35 43.4 15 7 2.4 13 41.9 18.6 26.4 9 0 10 20 30 40 50

Bố Mẹ Anh em trai Chị em gái Ơng bà

Nơng thơn Thành phố

Biểu 2.5. Đối tượng được học sinh THPT tâm sự về chuyện học tập theo địa bàn (%)

Theo kết quả khảo sát của đề tài, học sinh có cha mẹ ở trình độ học vấn càng cao, càng có xu hướng chia sẻ những lo lắng, khó khăn trong học tập với bố mẹ. Trong số những người mẹ được con cái lựa chọn giãi bày tâm sự thì có 33,3% trình độ tiểu học; 39,1% có trình độ trung học cơ sở; 41,9% ở trung học phổ thơng; 50% có trình độc trung cấp/cao đẳng và có 54,2% ở trình độ đại học. Xu hướng này cũng tương tự ở trình độ học vấn của bố, cụ thể: Tiểu học: 0%, trung học cơ sở: 23,8%, trung học phổ thông: 24%, trung cấp/cao đẳng: 25%, đại học: 28,6%. Điều đáng chú ý là khơng có người bố nào có trình độ tiểu học được con cái chia sẻ khó khăn về học tập trong khi người mẹ có cùng trình độ vẫn được một tỷ lệ nhất định các em tin tưởng. Nhìn chung, hoạt động học tập ở THPT phát triển cao hơn so với tính chất học tập ở THCS và tiểu học, trên cơ sở phát triển tư duy lý luận, tính năng động và tính độc lập cao hơn nên cha mẹ phải có trình độ học vấn cao thì mới hiểu được những khó khăn trong học tập của con. Vì thế, con cái có xu hướng chia sẻ với bố mẹ về những khó khăn đó với cha mẹ có trình độ học vấn cao. Nghiên cứu của Nguyễn Ánh Hồng về mức độ hiểu biết khó khăn của học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh cũng thể hiện thực trạng này. Bố mẹ càng ở trình độ học vấn cao, tỷ lệ khơng hiểu biết về những khó khăn học tập của con càng thấp: 24,2% cha mẹ có trình độ học vấn thấp (từ tiểu học trở xuống) không hiểu được con mình đang gặp khó khăn gì trong q trình học tập trong khi chỉ có 2,6% cha mẹ có

Theo nghề nghiệp của bố mẹ, những người làm nghề lãnh đạo, chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung được con cái chia sẻ về những khó khăn trong học tập nhiều hơn các nghề khác. Ngược lại, học sinh THPT có bố mẹ làm nghề giản đơn dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng; và nghề giản đơn ít chia sẻ vướng mắc của mình với các bậc phụ huynh nhất. (Số liệu xem bảng 2.5)

Bảng 2.5: Đối tượng được học sinh THPT tâm sự về lo lắng, khó khăn trong học tập theo nghề nghiệp của bố mẹ (đơn vị: %)

Nghề nghiệp của bố Tâm sự với bố

Nghề nghiệp của mẹ Tâm sự với mẹ

Nhà lãnh đạo 34,3 Nhà lãnh đạo 49,1

Chuyên môn kỹ thuật bậc cao

27,8 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao

52,8 Chuyên môn kỹ thuật bậc

trung

23,0 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung

44,4

Nhân viên 20,5 Nhân viên 32,3

Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng

9,8 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng

21,2 Nghề trong lâm, nông, ngư

nghiệp

20,7 Nghề trong lâm, nông, ngư nghiệp 34,4 Thợ thủ cơng và các thợ khác có liên quan 14,2 Thợ thủ cơng và các thợ khác có liên quan 33,6 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 13,2 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 29,3

Nghề giản đơn 0,0 Nghề giản đơn 25,0

Số liệu khảo sát theo các nhóm loại hình gia đình đã cho thấy, những học sinh THPT đang sống trong gia đình khơng đầy đủ có tỷ lệ chia sẻ lo lắng về học hành với bố mẹ thấp nhất. Ngược lại, các em ở gia đình hạt nhân chia sẻ với bố mẹ cũng như hầu hết người thân khác chiếm tỷ lệ cao nhất. (Số liệu xem

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông (qua nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông thường tín (Trang 46 - 64)