Chương 2 : VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TÌNH CẢM
2.2. Một vài nét nổi bật về đời sống tình cảm của học sinh Trung học phổ thông
phổ thông
Đối với học sinh THPT, học tập là một trong những hoạt động chủ đạo trong đời sống với phần lớn thời gian dành cho việc học tập trên lớp cũng như ở nhà. Điều đó đã khiến nhiều em rơi vào trạng thái bị căng thẳng về cảm xúc và trí tuệ (hay cịn gọi là stress). Nếu tình trạng căng thẳng này kéo dài và dồn dập sẽ gây suy sụp tinh thần, có thể dẫn đến trầm cảm. Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định học sinh THPT hiện phải đối mặt với tình trạng stress trong học tập. Theo nghiên cứu của Phạm Thanh Bình, học sinh THPT có những biểu hiện stress tương đối cao. Nguyên nhân là các em phải dành rất nhiều thời gian để học các nội dung môn học. [4]. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Hằng đã chỉ ra, có đến 89,2% học sinh THPT cảm thấy căng thẳng vì thời gian dành cho việc học quá nhiều, trong đó mức độ rất căng thẳng chiếm 49,2% [11]. Hiện nay, các em phải học để trả bài các môn học, nội dung ôn tập các bài kiểm tra quá lớn trong khi kỳ thi đang đến gần, gây sức ép và áp lực lớn đối với các em. Số môn học cùng lượng kiến thức các em phải tích lũy khá đồ sộ. Do đó, việc tiếp nhận khối lượng kiến thức này giống như sự cố gắng nhồi nhét. Trong đó, học sinh khối lớp 12 thường chịu áp lực nặng nề hơn hai khối lớp 10 và lớp 11
do chương trình học nhiều, khó, địi hỏi sự tập trung lớn ở người học. Theo kết quả khảo sát trên 200 học sinh lớp 12 của Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, 47% học sinh khẳng định là bị stress ở các mức độ nặng, vừa và nhẹ [38]. Có thể thấy, năm cuối cấp học THPT có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi học sinh bởi các em sẽ phải đối mặt với kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học. Hiện nay, ở Việt Nam việc đỗ kỳ thi đại học vẫn là một trong những hoài bãi, mơ ước của hầu hết các em học sinh. Do đó, áp lực và lo lắng đè lên vai học sinh THPT không hề nhỏ bé. Thậm chí, áp lực về học tập cịn lớn hơn so với áp lực từ mối quan hệ trong gia đình và bạn bè [11]. Tuy nhiên, khơng phải người lớn nào cũng đều hiểu được sức nặng của các áp lực này đối với các em lớn đến mức nào. Những áp lực trong học tập buộc các em học sinh phải nỗ lực hơn để đạt được kết quả học tập tốt nhưng đồng thời gây ra những căng thẳng, lo lắng. Điều này làm nhiều em chán nản, mệt mỏi với việc học. Mức độ stress càng nặng thì độ hứng thú và nỗ lực trong học tập của học sinh càng giảm sút. Việc chia sẻ với người khác là một cách ứng phó hiệu quả với những áp lực mà học tập mang lại [38].
“Em là một học sinh lớp 12. Đối với những học sinh trung học chúng
em thì thi đại học là con đường duy nhất để đến với lý tưởng. Suốt ngày chúng em phải chạy sô hết lớp học này đến lớp học khác chỉ vì đến với ba ngày tháng bảy đen tối ấy. Chúng em mong chờ nhưng cũng rất sợ khi nó đến. Em cũng rất muốn đón nhận nó một cách bình thản, nhưng khơng khí xung quanh đã cuốn em vào vịng xốy ấy. Em khơng biết mình nên làm gì nữa”. (Nam, lớp 12, trường THPT Thường Tín)
Ngồi việc học tập, hoạt động giao tiếp và đặc biệt là quan hệ bạn bè đóng vai trị rất lớn trong đời sống của học sinh THPT. Các em có nhu cầu rất cao về tình bạn. Do tự ý thức phát triển mạnh, các em có nhu cầu tìm kiếm cái tôi khác ở bên ngồi cái tơi của bản thân. Đó là những người bạn cùng sở thích, cùng chí hướng, chung giá trị… để thỏa mãn nhu cầu tâm tình, tình cảm ấm áp. Tình bạn đối với học sinh THPT là rất cần thiết trong học đường. Bởi lẽ, người bạn có thể sẻ chia, trao đổi những vui buồn và khó khăn trong học tập và cuộc
đổi về cơ thể, nảy sinh những cảm xúc mới, những băn khoăn thầm kín khó giãi bày với cha mẹ. Do đó, các em có xu hướng mở lòng với những người đồng trang lứa để giải tỏa tâm lý cũng như mong nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ. “Chúng em có nhiều băn khoăn, vướng mắc riêng trong trường học mà
chỉ có bạn mới hiểu được và giúp em giải tỏa khó khăn. Cịn nói những chuyện
đó với người lớn em rất ngại. Người lớn ở thế giới khác, không giống với cách
suy nghĩ của bọn em”. (Nam, lớp 10, trường THPT Yên Hịa)
Bên cạnh đó, trong nhịp sống hiện đại hiện nay, các bậc cha mẹ thường bận rộn cơng việc, ít có thời gian dành cho con cái. Vì vậy, bạn bè đã trở thành chỗ dựa tinh thần cần thiết, giúp các em yêu cuộc sống và có động lực vượt qua khó khăn. Bạn bè cịn có vai trị giúp đỡ nhau và hồn thiện nhân cách.
“Theo em, lứa tuổi của bọn em rất cần có bạn bè. Bởi vì người bạn thân
ln ở bên cạnh em, chia sẻ buồn vui với em, an ủi, động viên em những lúc em thấy tồi tệ. Nhờ đó, em cảm thấy có nghị lực và yêu cuộc sống hơn. Nhiều khi bố mẹ em bận đi làm nên ít trị chuyện được. Em rất cần tình bạn và người bạn thân”. (Nữ, lớp 11, trường THPT n Hịa)
Như vậy, bạn bè cũng như tình cảm bạn bè có vai trị hỗ trợ cuộc sống của học sinh THPT. Tuy nhiên, khi mối quan hệ này có những khó khăn, vướng mắc, đến lượt nó cũng ảnh hưởng rất lớn tâm lý của các em. Theo nghiên cứu của Dương Thị Diệu Hoa, học sinh THPT gặp khó khăn ở rất nhiều lĩnh vực, với mức độ khác nhau, trong đó có khó khăn xuất phát từ mối quan hệ bạn bè. Điều đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động học tập cũng như cuộc sống hàng ngày của các em [12].
Theo các nhà tâm lý, tình yêu của học sinh THPT thường mang lại nhiều cảm xúc khác nhau như say mê, nồng nàn, hạnh phúc, thẹn thùng, ghen tng, đau khổ… Tuy nhiên, tình u này chưa phải là tình u thực sự. Đó chỉ là sự hấp dẫn và đam mê khác giới, không gắn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên. Nó có thể chỉ là một nụ cười làm rung động trái tim, một câu nói thể hiện sự quan tâm, một cách bày tỏ tình cảm đặc biệt… Tình u cũng có tác dụng giúp các em yêu cuộc sống hơn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, tình
xúc nhất thời chi phối quá mạnh, các em sẽ bị phân tán quá mức, sao nhãng việc học hành hoặc có những hành vi tiêu cực khác.
“Bây giờ học sinh có người yêu là việc bình thường. Khơng có người u có khi cịn bị đánh giá là nhà quê, kém tắm. Nhưng nói gì thì nói, u đương vẫn ảnh hưởng nhiều đến học hành đấy chị ạ. Như con bạn thân của em
ngồi học mắt nhìn lên bảng mà đầu óc chỉ nghĩ đến người u thì chị bảo học
được cái gì. Rồi cịn đi chơi, đi ăn với người u. Cứ có dịp gì là rủ nhau đi
chơi. Đấy nói chung, khơng cân bằng được là nó như thế đấy”. (Nam, lớp 10,
trường THPT n Hịa)
Như vậy, dù trong học tập, tình bạn hay tình u, học sinh THPT đều có những khó khăn về mặt tâm lý. Vậy vai trị hỗ trợ của gia đình, đặc biệt là bố mẹ như thế nào đối với những vướng mắc trong đời sống tình cảm của các em là vấn đề chúng tơi quan tâm nhất trong nghiên cứu này. Bởi lẽ bố mẹ không chỉ là người nuôi nấng, cung cấp các nguồn lực vật chất để con cái phát triển khỏe mạnh về thể chất mà còn đáp ứng các nhu cầu tình cảm, được yêu thương và nhu cầu bảo vệ khỏi những rủi ro trong cuộc sống. Sự quan tâm, gần gũi của cha mẹ đối với con cái sẽ có những tác động tích cực đến kết quả học tập, sự phát triển tâm lý lành mạnh của các em [28]. Nhìn chung, gia đình nói chung và đặc biệt là cha mẹ là những yếu tố bảo vệ quan trọng đối với con cái.