Vai trò của gia đình đối với tình yêu của học sinh Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông (qua nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông thường tín (Trang 78)

Chương 2 : VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TÌNH CẢM

2.5. Vai trò của gia đình đối với tình yêu của học sinh Trung học phổ thông

thơng

2.5.1. Sự quan tâm của gia đình đối với tình u của học sinh Trung học phổ thơng thơng

Tình yêu là một phạm trù vĩnh hằng, làm con người thấy được ý nghĩa của cuộc sống, là động lực thúc đẩy hành động. Khi xác định được tình yêu chân chính, con người sẽ có những hành động tích cực. Tình yêu nam nữ thường là một lĩnh vực thiêng liêng và thầm kín, ngọt ngào nhưng cũng rất cay đắng; hấp dẫn nhưng cũng khơng ít khó khăn, trăn trở. Tình u ở lứa tuổi mới lớn, tuổi học trò là một chủ đề quan trọng, không chỉ với đời sống tinh thần, tình cảm của các em mà cịn là đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng. Tuy nhiên, việc có người u ở lứa tuổi này khơng được người lớn khuyến khích. So với 2 chủ đề học tập và bạn bè, tình u ít được nhắc đến nhất trong các cuộc trò chuyện giữa học sinh THPT với bố mẹ. Số các em cho biết mình và bố mẹ khơng bao giờ nói về điều này chiếm tỷ lệ cao nhất, 37,2%. Có thể, tình cảm u đương là vấn đề tế nhị, khó chia sẻ với người khác, đặc biệt là người lớn tuổi nên các em thường có xu hướng giữ kín. Mặt khác, đa số các em cũng nhận thấy cha mẹ mình thể hiện thái độ khơng đồng tình với tình u của con. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các bậc phụ huynh có hành động kiểm sốt chặt chẽ các mối quan hệ của con (chiếm 44%) cũng như cấm đốn con có người yêu (23,2%).

Bảng 2.17. Thái độ của bố mẹ về chuyện yêu đương của học sinh THPT

Thái độ Tần số Tần suất (%) 1. Thờ ơ, để tự do 20 6,7 2. Ngăn cản, cấm đoán 69 23,2 3. Kiểm soát chặt chẽ 131 44,0 4. Ủng hộ, tán thành 57 19,1 5. Khác 38 12,8

Giai đoạn trung học phổ thông vốn được xác định là giai đoạn có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp và tương lai của mỗi học sinh THPT. Nếu không tập trung vào công việc học hành, các em sẽ khó có cơ hội đỗ các kỳ thi quan trọng như kỳ thi tốt nghiệp và đại học. Có thể thấy, việc học tập luôn được các gia đình, các bậc phụ huynh đặt ở vị trí thứ nhất đối với con cái mình. Do đó, nhiều cha mẹ sợ rằng chuyện yêu đương sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc học của con. Ngoài ra, những cảm xúc bồng bột nhất thời của lứa tuổi này sẽ khiến tình u khơng đến được đích cuối cùng, chưa kể đến một số hậu quả đáng tiếc như quan hệ tình dục trước hơn nhân, có thai ngồi ý muốn… Bên cạnh đó, có một bộ phận cha mẹ ủng hộ, tán thành chuyện yêu đương của con cái (Số liệu xem bảng 2.17). Những người này cho rằng tình yêu ở lứa tuổi con cái họ là điều bình thường và nên ủng hộ để tránh những phản ứng tiêu cực từ các em. Xem xét ở một góc độ nào đó, tình u tạo động lực cho các em u cuộc sống và phấn đấu học hành.

“Ngày xưa mình cũng đi học, cũng trải qua một thời tuổi trẻ nhiều mơ

mộng. Mình cũng thích cơ nọ, u cơ kia. Tơi thấy chuyện có tình cảm trai gái

ở tuổi các cháu khơng phải là chuyện gì q ghê gớm. Cái chính là các cháu

phải biết phân biệt rạch ròi yêu đương và học hành. Rồi biết lấy đó làm động

lực để phấn đấu học tốt hơn”. (Nam, 50 tuổi, bố của học sinh lớp 11)

Qua khảo sát thực tế, số học sinh THPT cho biết mình đang có người u chiếm tỷ lệ khá cao, 58,7%. Tuy nhiên, có tới 44% gia đình của học sinh THPT được hỏi khơng biết con mình đang có người u. Trong số người thân trong gia đình, mẹ là người biết về việc yêu đương của con cái rõ nhất, chiếm 22,9%, tiếp đến là chị em gái với 18,2%. Tỷ lệ người bố biết con đang yêu đặc biệt thấp, chỉ có 4%.

4 22.9 8.7 18.2 2.2 44 Bố Mẹ Anh em ruột Chị em gái ruột Ơng bà Khơng ai biết

Biểu 2.13. Đối tượng biết học sinh THPT đang có người yêu (%)

Theo nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh, phát triển sớm về tình cảm được các bậc cha mẹ đề cập đến nhiều nhất, bao gồm các vấn đề như hẹn hò, yêu đương, tán tỉnh nhau, xem các bộ phim tình cảm yêu đương, có quan hệ tình dục trước độ tuổi cho phép. Tuy nhiên, cha mẹ không cảm thấy dễ dàng, thoải mái để giãi bày, thổ lộ cho người khác. Điều này khiến cha mẹ càng lúng túng, khó khăn hơn trong việc dạy bảo, xử trí với con cái ở độ tuổi vị thành niên vì họ khơng được tiếp cận, tư vấn kiến thức cũng như các kĩ năng làm cha mẹ. Hậu quả là con trẻ cũng không được cha mẹ hướng dẫn, khuyên bảo… [26]. Như vậy, hiện nay có sự mâu thuẫn giữa sự lo lắng và sự quan tâm đến tình yêu của cha mẹ đối với con. Mặc dù rất lo lắng con mình u sớm, hẹn hị, quan hệ tình dục…, khơng nhiều cha mẹ thể hiện sự quan tâm bằng những việc như trị chuyện, tìm hiểu về những mối quan hệ đó. Nhìn chung, học tập và đặc biệt là kết quả học tập vẫn chiếm một vị trí số một trong mối quan tâm của cha mẹ. Nghiên cứu của Nguyễn Ánh Hồng cũng đã chỉ ra mức độ quan tâm của cha mẹ đến vấn đề tình cảm của học sinh THPT còn hạn chế, chỉ chiếm 41,5% trong khi tỷ lệ này với kết quả học tập của con là 80,6%. [14].

Theo kết quả khảo sát, học sinh lớp 11 thừa nhận mình đang có người u chiếm tỷ lệ cao nhất (68,2%), thấp nhất là lớp 10 (53,3%). Tuy nhiên, gia đình của các em học sinh lớp 11 biết về điều này chiếm tỷ lệ thấp nhất (35,9%). Trong đó, bố, anh/em trai và ơng/bà hồn tồn khơng hề hay biết mối quan hệ yêu đương của các em. Ngược lại, học sinh lớp 10 lại có tỷ lệ người thân nắm

người biết được mối quan hệ này nhiều hơn bố, ông bà và anh/em gái với số liệu cụ thể như sau: Mẹ (26,2%); chị/em gái (24,3%); bố (2,8%); anh/em trai (13,1%); chị/em gái (24,3%); ông/bà (5,6%). Theo địa bàn sinh sống, số học sinh THPT ở thành phố và nông thôn thừa nhận có người yêu tương đương nhau (tỷ lệ lần lượt 40,9% và 59,1%). Tuy nhiên, ít gia đình của các em ở thành phố biết về điều này hơn các gia đình ở nơng thơn (46,5% và 66,2%). Hầu hết các thành viên trong gia đình ở nơng thơn nắm được mối quan hệ u đương của học sinh THPT rõ hơn ở thành thị. Trong khi đó, tỷ lệ người bố và ơng/bà ở thành thị biết các em đang có người yêu nhiều hơn ở nông thôn. (Số liệu xem biểu 2.14) 22.3 2.1 25 28.3 13.4 18.4 37.3 46.1 6.5 0 2.5 31.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Bố MAnh em ruột Chị em ruột Ơng/bà Khác Thành thị Nơng thơn

Biểu 2.14: Đối tượng biết học sinh THPT đang có người yêu theo địa bàn sinh sống (%)

Có thể thấy, việc nắm được thơng tin con mình đang có người u có sự khác biệt giữa những loại hình gia đình khác nhau. Trong đó, bố mẹ và anh, chị, em trong gia đình hạt nhân biết các em đang yêu nhiều nhất so với loại gia đình khơng đầy đủ hoặc gia đình mở rộng. Cụ thể: Người bố: 4,9%; Người mẹ: 27,9%; Anh/em trai: 50%; Chị/em gái: 64%. Ngược lại, gia đình khơng đầy đủ dường như chưa quan tâm đến mối quan hệ yêu đương của con mình. Do đó, tỷ lệ người thân biết việc các em đang có người yêu thấp nhất trong các loại hình

gia đình cịn lại. Cụ thể, Người bố: 0%; Người mẹ: 10%; Anh/em trai: 0%; Chị/em gái: 17,5%. Gia đình mở rộng có ơng/bà biết cháu có người yêu chiếm tỷ lệ cao nhất: 13%.

2.5.2. Vai trị của gia đình đối với tình yêu của học sinh Trung học phổ thông thông

Việc có tình cảm với một người bạn khác giới đã mang đến cho các em nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Những trạng thái cảm xúc dù tích cực hay tiêu cực cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của các em. Vậy gia đình, đặc biệt là cha mẹ có những hỗ trợ nào đối với tình cảm đôi lứa này? Nếu như ở hai chủ đề học tập và tình bạn, người mẹ giữ vị trí thứ nhất để học sinh THPT chia sẻ khó khăn thì đến quan hệ yêu đương của con, người mẹ chỉ giữ vị trí thứ hai (26,5%). Với vấn đề tế nhị này, các em tin tưởng, trò chuyện với những người cùng thế hệ là chị/em gái (41,5%).

“Trong nhà chị em em rất thân thiết. Có gì cũng tâm sự với nhau. Đặc

biệt là chuyện thích người này, người kia. Chị gái em là người kín tiếng, hiếm khi trò chuyện với người khác về những vấn đề tế nhị nhưng thường về nhà nói chuyện với em… ” (Nữ, 17 tuổi, em gái của học sinh lớp 12)

Người bố giữ vị trí sau người mẹ, anh/chị/em của con mình. Tương tự như vấn đề học tập và bạn bè, các cháu tâm sự chuyện yêu đương với ơng/bà chiếm tỷ lệ thấp nhất, 3,8%. Có thể thấy, người cao tuổi chủ yếu giúp đỡ con cái trong việc giáo dục, dạy dỗ các cháu. Tuy nhiên, vai trị hỗ trợ đời sống tình cảm cho các cháu cịn hạn chế vì sự khác biệt trong suy nghĩ và quan niệm của hai thế hệ. Thế hệ người cao tuổi thường quan tâm hơn đến những hồi niệm, q khứ, thường nói về những điều đã qua trong khi các cháu quan tâm nhiều đến cuộc sống hiện tại đang diễn ra hàng ngày.

41.5 26.5 15.6 13.7 3.8 0 10 20 30 40 50

Chị/em gái Mẹ Anh/em trai Bố Ông/bà

Biểu 2.15: Đối tượng được học sinh THPT chia sẻ mối quan hệ yêu đương (đơn vị: %)

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, học sinh nam và nữ có sự lựa chọn đối tượng tâm sự khác nhau. Tỷ lệ các em nam tâm sự với bố, anh/em trai cao hơn các em nữ, cụ thể: Bố (học sinh nam: 15,6%; học sinh nữ: 11,5%); anh/em trai (24,8% so với 8,1%). Bên cạnh đó, học sinh nữ thích tâm sự với mẹ, chị/em gái và ông/bà hơn, cụ thể: Mẹ (học sinh nữ: 32,6%; học sinh nam: 19,3%), Chị/em gái (43% so với 40,4%), Ông/bà (8,3% so với 0%). Điều đáng chú ý ở đây, đối tượng chị/em gái được cả học sinh nam và nữ đều tin cậy, giãi bày tâm sự. Tỷ lệ chọn đối tượng này còn cao hơn người mẹ. Có thể thấy, giới nữ thường có ưu thế là người lắng nghe, chia sẻ các vấn đề tình cảm. Đối với nhiều em, nói nói chuyện yêu đương của bản thân cho người chị, người em gái thì dễ dàng và cởi mở hơn với người lớn, kể cả đó là mẹ.

“Bố thì khơng bao giờ em nói chuyện đó ra rồi. Ngại lắm. Dù cùng là

nam giới nhưng em vẫn thấy có khoảng cách với bố. Em chỉ muốn tâm sự với mẹ và chị gái thơi. Nhưng em thích nói với chị gái hơn. Vì chị chỉ hơn em có mấy tuổi thôi nên chị hiểu được.” (Nữ, lớp 11, trường Trung học phổ thơng n Hịa).

Theo địa bàn sinh sống, học sinh THPT nông thôn tâm sự với mẹ, anh/em trai và chị/em gái khi gặp khó khăn về mối quan hệ yêu đương nhiều hơn học sinh thành phố. Ngược lại, học sinh ở thành phố lại có xu hướng tâm sự chuyện yêu đương với bố, ông/bà nhiều hơn các em ở khu vực nông thôn. (Số liệu xem biểu 2.16)

2.1 22.3 28.3 25 18.4 13.4 46.1 37.3 6.5 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Bố Mẹ Anh/em trai

Chị/em gái Ơng/bà

Nơng thơn Thành thị

Biểu 2.16: Đối tượng được học sinh THPT tâm sự về chuyện yêu đương theo

địa bàn ( đơn vị: %)

Tương tự như chủ đề học tập và tình bạn, bố mẹ có trình độ học vấn cao dễ được con cái chia sẻ chuyện yêu đương hơn. Cụ thể, trong khi có khơng có bố mẹ nào ở trình độ tiểu học được con trị chuyện về những khó khăn trong tình u, thì tỷ lệ này ở bố mẹ có trình độ đại học trở lên lần lượt là 41,7% và 61,1%. Rõ ràng học vấn cao là một lợi thế giúp bố mẹ có thể hiểu và chia sẻ với con những khó khăn trong cuộc sống. Đời sống tình cảm của học sinh THPT vốn dĩ rất phức tạp và phong phú. Do đó, bố mẹ cần phải có kiến thức về tâm sinh lý cũng như kỹ năng tiếp cận, gần gũi con cái để chúng tin tưởng, thổ lộ những khó khăn đang gặp phải. Qua đó, cha mẹ mới hỗ trợ, giúp con giải quyết các vấn đề khó khăn. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ánh Hồng cũng cho thấy xu hướng tương tự. Tỷ lệ cha mẹ không hiểu về những khó khăn trong tình cảm của học sinh tăng từ cha mẹ có trình độ đại học trở lên (15,6%) đến trình độ bậc trung học (30,8%) và cao nhất ở cha mẹ có học vấn từ tiểu học trở xuống (52,8%) [14]. Các em học sinh trong gia đình khơng đầy đủ cũng ít chia sẻ vấn đề yêu đương của bản thân với bố hoặc mẹ. Thay vào đó, các em nói

Bảng 2.18: Đối tượng học sinh THPT tâm sự về chuyện yêu đương theo loại hình gia đình (đơn vị: %)

Đối tượng Loại hình gia đình

Bố Mẹ Chị/em gái Anh/em trai Ơng/bà

Gia đình khơng đầy đủ 0,0 13,0 60,9 23,8 0,0

Gia đình hạt nhân 11,8 29,6 42,2 11,2 0,0

Gia đình mở rộng 28,3 29,2 37,5 23,3 5,6

Với chủ đề này, phần lớn học sinh THPT vẫn sử dụng hình thức trị chuyện trực tiếp với người thân hơn các hình thức khác, chiếm (70,3%). Hình thức sử dụng điện thoại và thư tay/email được ít người sử dụng (lần lượt 44,2% và 5,7%). So với 2 chủ đề học tập và tình bạn, dường như có nhiều em thích chia sẻ qua điện thoại hơn (44,2% so với 33,8 và 32,9%).

Những người thân được học sinh THPT tâm sự về chuyện yêu đương không chỉ đơn thuần là lắng nghe (chiếm 45,1%), mà cịn đóng vai trị định hướng và tư vấn cách tháo gỡ những khó khăn mà các em gặp phải trong tình yêu, chiếm 52,7%. Mặc dù tỷ lệ người thân áp đặt cách giải quyết vấn đề và trực tiếp can thiệp thấp hơn các vai trò khác, so với vấn đề bạn bè lại cao hơn, cụ thể: Áp đặt cách giải quyết (Tình cảm bạn bè: 12,8%, Tình yêu: 17,8%), Can thiệp trực tiếp (Tình cảm bạn bè: 14,6%, Tình yêu: 23,9%). (Số liệu xem biểu 2.17).

Vẫn cịn một số gia đình có hành động trực tiếp can thiệp vào mối quan hệ yêu đương của các em. Có lẽ trong nhiều trường hợp bản thân học sinh THPT không đủ kinh nghiệm và hiểu biết để tự mình đưa ra quyết định hoặc thực hiện các biện pháp giải quyết. Do đó, việc người lớn có những can thiệp trực tiếp sẽ phù hợp và hiệu quả hơn.

“Theo tơi, có nhiều việc người lớn cần phải can thiệp vì các em cịn nhỏ

khơng tự giải quyết được vấn đề của mình. Chẳng hạn, con gái tơi có u một

cậu bạn ở lớp khác và sau đó muốn chia tay nhưng cậu ta khơng chịu, cứ bám lấy nó. Sau một thời gian đã quá mệt mỏi, nó cầu cứu vợ chồng tôi. Chúng tôi

đến nhà cậu bạn kia nói chuyện với bố mẹ cậu ta. Cuối cùng, cũng cắt được cái đuôi cho con gái tôi.” (Nữ, 43 tuổi, mẹ của học sinh lớp 10)

45.1 33.3 52.7 17.8 23.9 0 10 20 30 40 50 60 Lắng nghe An ủi, động viên Tư vấn, định hướng cách giải quyết Áp đặt cách giải quyết Trực tiếp can thiệp

Biểu 2.17: Vai trò hỗ trợ của gia đình đối với quan hệ yêu đương của học sinh THPT (đơn vị: %)

Kết quả khảo sát chỉ ra, có sự khác biệt về vai trị hỗ trợ của gia đình đối với mối quan hệ yêu đương của học sinh THPT khu vực nông thôn và thành thị. Lắng nghe tâm sự; an ủi, động viên và tư vấn, định hướng cách giải quyết cho các em dường như phổ biến hơn ở thành thị. Ngược lại, xu hướng áp đặt cách giải quyết và can thiệp trực tiếp lại là điểm nổi bật ở các gia đình thành thị. (Số liệu xem bảng 2.19).

Bảng 2.19: Vai trị hỗ trợ của gia đình đối với quan hệ yêu đương của học sinh THPT theo địa bàn sinh sống (đơn vị: %)

Địa bàn

Vai trị hỗ trợ Nơng thơn Thành thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông (qua nghiên cứu trường hợp tại trường trung học phổ thông thường tín (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)